Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - 1. Gỗ HDF là gì? Gỗ HDF là ván ép công nghiệp có tên gọi đầy đủ là High Density Fiberboard. Đây là loại gỗ được phát triển dựa trên cơ sở khắc phục hầu hết những nhược điểm của các loại gỗ ván dăm như MDF, MDC. Và nâng cao hơn chất lượng ở cốt gỗ. Gỗ sợi HDF đặc biệt có khả năng chịu lực, tính bền bỉ và mật độ cao. Hiện nay, trên thị trường, ghi nhận một lượng tương đối các chất gỗ công nghiệp khác nhau. Trong đó, gỗ HDF là lựa chọn luôn có chỗ đứng vững chãi bởi những ưu điểm nổi bật sau đây: Tác dụng cách âm tốt, cách nhiệt khá cao nên được dùng nhiều ở công trình ngoài trời. Ván HDF chống được mối, mọt và khắc phục được hầu hết những nhược điểm nặng, dễ cong vênh như ở gỗ tự nhiên. Bề mặt bằng phẳng và nhẵn mịn, có màu vàng nâu tương tự như ở ván MDF. Khi được kết hợp cùng lớp phủ trang trí trên bề mặt thì tấm ván sẽ có vẻ ngoài như một tấm gỗ tự nhiên. Bề mặt gỗ nhẵn bóng, thuận tiện để ép thành những bề mặt trang trí như veneer, acrylic, melamine, laminate,… Khả năng chống ẩm mốc ở gỗ khá cao. Lý giải điều này là bởi ván HDF An Cường cao hơn so với ván MDF nên chống chịu nước tốt, giảm thiểu được tình trạng ngấm nước gây biến dạng tấm ván. 2. Cấu tạo gỗ công nghiệp HDF Gỗ ép công nghiệp HDF có thành phần cấu tạo từ 80% – 85% gỗ tự nhiên. Nguyên liệu chính để cấu thành cốt gỗ tấm, đó là tận dụng những nguyên liệu vụn gỗ thừa, cành cây, ngọn cây và các loại gỗ tái sinh ngắn ngày. Khi được luộc xong, bột gỗ sẽ được đem sấy khô ở điều kiện nhiệt độ 1000 độ C – 2000 độ C để loại được hết nhựa và nước. Tiếp theo, HDF được ép dưới áp suất 850 – 870 kg/cm2 để định hình tấm gỗ với kích thước 2000mm x 2400mm, độ dày 6mm – 24mm. Hoặc những kích thước khác theo nhu cầu sử dụng. 3. Đặc điểm nổi bật của gỗ HDF là gì? So với những loại ván gỗ công nghiệp khác, thì có rất nhiều đặc điểm nổi bật ở gỗ ép tấm HDF. Do vậy, dòng ván gỗ này cũng nhận được sự ưu tiên để ứng dụng trong nhiều công trình, từ mật độ đi lại trung bình đến cao, rất cao. Ván ép có bề mặt chất lượng cao rất nhẵn mịn, không có dăm gỗ, không thô ráp. Kết cấu tấm gỗ đặc sánh, không có khoảng rỗng li ti như ở gỗ MDF. Nhờ được ép dưới áp suất 850 – 870 kg/cm2, tấm gỗ HDF được định hình và có độ chịu lực rất tốt, tránh được biến dạng hay gãy khi có lực va đập mạnh. Sự liên kết chặt chẽ từ các phân tử bột gỗ, khiến khả năng giãn nở rất thấp, tăng độ bền và hạn chế xảy ra hư hại khi gặp nước, hay nhiệt độ cao. Tấm ván gỗ HDF siêu đặc và có thể cách âm, chống ồn rất tốt. Cốt gỗ siêu đặc giúp khả năng chống mối mọt ở ván gỗ HDF tốt, không bị hư hại bởi côn trùng. Nhờ đạt tiêu chuẩn an toàn sức khỏe E1 – E2 châu Âu, nên ván gỗ đảm bảo an toàn với sức khỏe, thân thiện với môi trường. 4. So sánh gỗ HDF và MDF Thực tế cho thấy, cả 2 loại ván gỗ HDF (High Density Fibreboard hay còn gọi Hardboard) và MDF đều có cấu tạo từ sợi gỗ nhân tạo. HDF có độ bền cao, chất lượng và cơ lý tốt bởi tỉ trọng trung bình lên đến 900kg/ m3. Trong khi đó, tỉ trọng trung bình ở MDF chỉ ở mức 680kg/ m3 – 730kg/ m3, MDF chống ẩm vào khoảng 800kg/ m3. HDF được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực sàn gỗ hay cửa gỗ cao cấp. Còn MDF đa số được dùng để sản xuất làm đồ nội thất như quầy bar, tủ bếp, kệ, bàn ghế, … Tham khảo thêm: Khám phá ván MDF phủ melamine là gì? Ưu điểm và ứng dụng trong đồ dùng nội thất 5. Quy trình sản xuất gỗ công nghiệp HDF đạt tiêu chuẩn Để cho ra đời ván ép với chất lượng cực tốt, cốt gỗ công nghiệp HDF được sản xuất theo quy trình đảm bảo tiêu chuẩn khắt khe, qua xử lý nghiêm ngặt. Trải qua 7 bước chính sau. Bước 1: Gỗ tự nhiên trong rừng sau khi khai thác sẽ được sơ chế đơn giản và cho vào nhà máy sản xuất. Bước 2: Phân loại ván HDF rồi xẻ mỏng để đưa vào nhà máy, xay ra thành dạng bột, sản xuất ra cốt gỗ HDF. Bước 3: Trộn bột gỗ với keo và các phụ gia khác, rồi đem ép với nhiệt độ và áp suất cao. Tạo nên các tấm gỗ có độ dày từ 3-25mm. Bước 4: Tiếp tục xử lý bề mặt ván gỗ HDF để tăng thêm độ cứng và khả năng chống chịu mối mọt, phồng rộp. Bước 5: Khi đã được xử lý bền mặt 2 bên, ván gỗ sẽ được cán với một lớp phủ bề mặt vân gỗ. Lớp bề mặt này có khả năng chống xước, chống thấm nước, mối mọt... Có cấu tạo từ chất Melamine Resin và có sự kết hợp với sợi thủy tinh. Bước 6: Tiếp tục đem ép ván gỗ dưới áp suất và nhiệt độ cao, điều này sẽ giúp các lớp ván gỗ được liên kết chặt chẽ. Đồng thời, đánh bóng luôn bề mặt các tấm ván. Bước 7: Làm hèm khoá cho ván sàn công nghiệp HDF theo tiêu chuẩn hệ thống Uniclic đồng trục. Khi đã được làm xong hèm khóa. Các tấm gỗ được kiểm tra chất lượng lại lần cuối và đóng hộp trước khi cho ra thị trường. >>> Tham khảo qua: Gỗ MDF là gì? Có mấy loại? Ưu nhược điểm và bảng giá gỗ MDF mới nhất 6. Gỗ HDF có mấy loại phổ biến Hiện nay, có đa dạng chủng loại từ nguồn gốc xuất xứ, đến chất lượng sản phẩm ván gỗ công nghiệp. Không những chỉ có các loại sản xuất trong nước, mà còn có cả ván gỗ nhập khẩu từ nước ngoài cũng chiếm một phần lớn. Tuy nhiên, nhìn chung, thì ván ép HDF hiện nay được phân chia thành hai loại phổ biến đó là ván HDF thường và gỗ HDF ván chống ẩm. Ở mỗi loại đều sẽ có những đặc điểm riêng, đa dạng mục đích sử dụng. Xem chi tiết tại: Gỗ HDF: từ A-Z về ưu nhược điểm, ứng dụng & giá gỗ