News Giới thiệu cơ bản về bàn phím cơ

Thảo luận trong 'Tin công nghệ' bắt đầu bởi Nguyễn Văn Huy, 20/2/16.

  1. Nguyễn Văn Huy PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    10/9/15
    Có những loại switch nào được sử dụng
    bài viết trước chúng ta đã nhắc tới việc phím cơ sử dụng các switch (công tắc) cơ học để nhận tín hiệu khi người dùng gõ, vậy thì có bao nhiêu loại switch được sử dụng trong các mẫu phím cơ?
    Câu trả lời là có rất nhiều loại switch đã và đang được sử dụng trong các mẫu bàn phím cơ, tuy nhiên các mẫu bàn phím cơ phổ biến hiện nay chủ yếu sử dụng Cherry MX Switch của Đức( hiện tại thì có một số bàn phím sử dụng các mẫu switch của hãng Kailh của Trung Quốc nhằm giảm giá thành sản xuất, tuy nhiên về cơ bản thì switch của Kailh cũng dựa trên nguyên tác switch của Cherry) và Topre switch của Nhật Bản(số lượng bàn phím sử dụng Topre switch thì không nhiều như Cherry do giá thành của Topre switch khá cao). Ngoài ra còn một số loại switch khác không phổ biến lắm như Gateron, Otemu, KBTalking…
    Ở Việt Nam thì có 4 loại Cherry swtich thường thấy nhất đó là Black/Blue/Brow/Red Switch – tên gọi của các switch đơn giản được phân biệt qua màu của chiếc công tắc. Và để tìm hiểu sâu hơn về các switch này chúng ta cần hiểu một số khái niệm sau
    Tactile: Nếu 1 switch là tactile thì khi bấm đủ lực bạn sẽ có cảm giác nút bấm sẽ vượt qua một cái khấc.
    Clicky / Non-clicky: Clicky là khi bạn bấm đủ lực thì switch đó sẽ phát ra 1 tiếng click (thường gặp ở Blue và Green Switch), còn Non-clicky thì sẽ không có tiếng click đó (Tiêu biểu là Red/Black/Brown switch)
    1. Cherry MX Blue (Lực nhấn 50g, có tactile và clicky)
    Đối với người mới làm quen với bàn phím cơ thì Blue Switch là switch cho người dùng cảm thấy sự khác biệt rõ rệt nhất đối với khi sử dụng bàn phím thông thường bởi tiếng clicky cũng như cảm giác tactile rõ rệt khi bấm. Switch này phù hợp nhất cho những người có nhu cầu gõ văn bản nhiều (tuy nhiên nên lưu ý là bàn phím sử dụng blue switch gây tiếng ồn khi sử dụng – hãy cân nhắc việc lựa chọn nó vì có thể sẽ làm gây khó chịu đối với những người xung quanh).
    2. Cherry MX Brown (Lực nhấn 45g, tactile, non-clicky)
    Nếu bạn thích cảm giác tactile của blue swtich nhưng lại không thế “chịu đựng” được tiếng clicky ồn ào của nó thì brown switch là một chựa chọn hoàn hảo. Trên thực tế thì số lượng bàn phím cơ sử dụng brown switch luôn có doanh số rất cao so với các loại switch còn lại, đơn giản vì brown switch phù hợp với tất cả các công việc sử dụng bàn phím: chơi game, đánh máy…
    3. Cherry Red Switch (Lực nhấn 45g, tactile, non-clicky)

    [​IMG]

    Red switch dường như là một phiên bản black switch với lực bấm nhẹ hơn, thường được sử dụng với mục đích gaming là chủ yếu. Đối với người dùng mới làm quen với bàn phím cơ thì red switch sẽ gây tương đối nhiều khó khăn vì lực bấm quá nhẹ của mình khiến gamer nhiều lúc vô tình bấm nhầm phím. Tuy nhiên thì sau một thời gian sử dụng thì đây không phải vấn đề và một khi quen được với red switch, tốc độ gõ của bạn thậm chí còn cao hơn khi sử dụng blue switch vì đơn giản red switch có một hành trình phím ngắn, thời gian nhận tín hiệu nhanh hơn so với blue switch.
    4. Cherry MX Black (Lực nhấn 60g, non-tactile và non-clicky)
    Switch này rất phù hợp với những tựa game FPS khi mà người chơi phải giữ và nhấn các cụm phím di chuyển liên tục. Một số người “chơi” phím cơ rất ưa thích loại switch này bởi lực nhấn nặng của nó mang lại một cảm giác “đầm” tay. Tuy nhiên đối với những người dùng phổ thông thì black switch lại không được ưa chuộng cho lắm.
    Các kích cỡ của bàn phím cơ

    [​IMG]

    Khác với bàn phím mambrane thường chỉ sử dụng kích cỡ fullsize (có phần số ở bên numpad), bàn phím cơ còn có thêm một số kích cỡ như Tenkeyless (viết tắt là TKL) và Mini (Compact) size. TKL là bàn phím có kích cỡ tương đương với bàn phím fullsize tuy nhiên phần số numpad bị lược bỏ đi, chỉ còn 87 key. Kích cỡ mini size thường có dao động từ 60-> 75 key tùy theo mỗi nhà sản xuất (đôi khi bàn phím mini được lược bỏ hàng phím Function (F1-> F12), các phím Function này sẽ được tích hợp vào dãy phím số (có thể sử dụng thông qua tổ hợp với phím FN). Ngoài ra còn có một số kích cỡ tuy nhiên không phổ biến và khá khó sử dụng đối với những người mới bắt đầu.
    Các Layout của bàn phím cơ
    Tùy vào ngôn ngữ sử dụng sẽ có các loại layout khác nhau, tuy nhiên thì có 3 layout phổ biến nhất đó là
    - ANSI: Được coi là layout phổ biến nhất, sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới trong đó có Mỹ, Hà Lan và có cả Việt Nam nữa. (Layout này còn được gọi là layout US). Đây là layout có thể dễ dàng “chơi” keycap nhất.
    - ISO: Layout này thường được xuất hiện ở các nước châu Âu, điển hình là Anh, Thụy Điển…. (Layout này thường được gọi là layout UK).
    - JIS: Layout dành riêng cho tiếng Nhật khi có thêm một số phím nhằm chuyển đổi kiểu gõ tiếng Nhật (Hiragana/Katakana/Kanji).
    Keycap là gì? Có những loại Keycap nào

    [​IMG]

    Keycap chính là những nút bấm chúng ta sử dụng, có rất nhiều chất liệu có thể làm keycap tuy nhiên phổ biến nhất là nhựa ABS, nhựa PBT, POM, thậm chí có những keycap được làm bằng kim loại sử dụng máy cắt chuyên dụng CNC. Tùy vào chất liệu cũng như độ “độc” keycap sẽ có mức giá khác nhau (giá của một bộ keycap độc đôi lúc còn hơn cả một chiếc bàn phím).
    Trên đây là một vài thông tin cơ bản về phím cơ đủ để cho những người mới bắt đầu làm quen với phím cơ trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất qua đó có thể lựa chọn được mẫu phím cơ phù hợp nhất với mình. Chúc các bạn một ngày cuối tuần vui vẻ.

    Bạn có thể xem báo giá windows 10 bản quyền ở VFTrader để tìm mua windows 10 bản quyền với giá tốt nhất.
     
    Quan tâm nhiều
    Rút tiền 33WIN bởi 33winlemcom, 25/11/24 lúc 21:16
    33winlemcom bởi 33winlemcom, 25/11/24 lúc 21:08
    33winlemcom bởi 33winlemcom, 25/11/24 lúc 21:09
    Ngan12345@ bởi 33winlemcom, 25/11/24 lúc 21:10
    Ngan12345@ bởi 33winlemcom, 25/11/24 lúc 21:13
    Ngan12345@ bởi 33winlemcom, 25/11/24 lúc 21:14
    #1

Chia sẻ trang này