Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - Digital Marketing là một khái niệm đang dần trở nên quen thuộc đối với tất cả mọi người, đặc biệt là các bạn làm về Marketing, kinh doanh và Công nghệ thông tin. Dù bạn là một trong số các Marketers truyền thống hay bạn là người mới hoàn toàn đang muốn tìm hiểu và đi sâu hơn về mảng Digital này thì bạn nên biết là sẽ có những khó khăn gì và nên ứng phó thế nào để có thể làm tốt hơn. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp nhất và lời khuyên cho các câu hỏi này, hi vọng sẽ hữu ích cho bạn mới bước chân vào Digital Marketing. 1. DIGITAL MARKETING LÀ GÌ? “Digital Marketing là chiến lược dùng Internet làm phương tiện cho các hoạt động marketing và trao đổi thông tin” – Asia Digital Marketing Association. Digital Marketing nhấn mạnh đến 3 yếu tố: sử dụng các phương tiện kĩ thuật số, tiếp cận khách hàng trong môi trường kĩ thuật số, và tương tác với khách hàng. 2. DIGITAL MARKETING BAO GỒM NHỮNG GÌ? Tuy mỗi người có định nghĩa và sự phân chia khác nhau về Digital Marketing. Nhưng trong khuôn khổ bài viết này Marsal sẽ giới thiệu bạn 07 Platfoms chính trong Digital Marketing bao gồm: Website (nền tảng cốt lõi), Quảng cáo online, Social Media, Search (SEO và SEM), Email, cuối cùng Moblie & Game nhằm hoàn thiện trải nghiệm khách hàng. 3. CHIẾN LƯỢC DIGITAL MARKETING BAO GỒM NHỮNG GÌ? Digital Marketing được chia làm 2 chiến lược là chiến lược kéo và chiến lược đẩy, hai chiến lược này có thể bổ sung cho nhau. - Chiến lược đẩy trong Digital Marketing là thông qua các hình thức tương tác như quảng cáo bằng banner trên các website, gửi hàng loạt tin nhắn SMS hoặc e-mail… đến các đối tượng khách hàng để giới thiệu sản phẩm nhằm tìm kiếm đối tượng quan tâm để bán hàng. - Chiến lược kéo là phương án căn cơ và dài hạn để tiếp cận khách hàng bằng cách để khách hàng chủ động tìm ra bạn thông qua các hoạt động tìm kiếm website, blog… 4. NGHỀ DIGITAL MARKETING LÀ LÀM GÌ? Nghề Digital Marketing chính là làm marketing (bao gồm việc dựng kịch bản marketing, lập kế hoạch, thực hiện và đo lường kết quả marketing) trong môi trường số là chủ yếu. Đối tượng tiếp cận của nghề Digital Marketing là kỹ thuật số. 5. DIGITAL MARKETING CÓ ĐÒI HỎI NHIỀU VỀ KỸ THUẬT KHÔNG? Nếu bạn biết lập trình hoặc coding thì đó là một lợi thế. Nếu không có kiến thức về lập trình thì bạn sẽ phải tìm hiểu và nắm được những kiến thức cơ bản và những thuật ngữ trong ngành như Ad Network, Display Ads, Paid Search, CPM, CPC, CPA… 6. KHÔNG HỌC CHUYÊN NGÀNH MARKETING CÓ LÀM DIGITAL MARKETING ĐƯỢC KHÔNG? Tất nhiên là có. Bạn sẽ học được tất cả những gì bạn muốn. Những kiến thức về SEO, tối ưu website, lên kế hoạch Marketing Online cũng như đo lường kết quả chiến lược Digital Marketing đều có thể học thông qua quá trình làm việc và học thêm tại các khóa học từ các trung tâm chuyên nghiệp. Việc bạn có học chuyên ngành Marketing hay không không quan trọng. 7. NÊN BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU VỚI DIGITAL MARKETING? Digital Marketing là một mảng rất rộng với nhiều kênh khác nhau. Khi mới tiếp cận, bạn nên tìm hiểu tổng quan về tất cả các kênh mà Digital hiện đang có và từng kênh đó làm gì, mục đích là gì? Sau khi có kiến thức tổng quan, bạn có thể chọn một mảng để tập trung vào trước sau đó dần mở rộng ra các mảng khác. 8. NÊN TẬP TRUNG MỘT MẢNG HAY BIẾT TẤT CẢ? Bạn có thể lựa chọn làm chuyên sâu ở một kênh và trở thành chuyên gia trong kênh đó nhưng không vì vậy mà bỏ qua tìm hiểu các kênh khác vì: - Biết thêm nhiều kênh khác sẽ giúp tìm được cách phối hợp chúng với kênh bạn đang đảm nhận để đạt kết quả cao nhất. Điều này đáp ứng được một xu thế tất yếu sẽ xảy ra đó là Marketing tổng hợp. - Đảm nhận được nhiều kênh sẽ giúp bạn trở thành người có lợi thế và có giá trị hơn trong con mắt nhà tuyển dụng. Nếu không đi chuyên sâu vào một kênh, bạn có thể tìm hiểu qua tất cả các kênh và sử dụng được ở mức cơ bản tùy theo mục đích của bạn. Tuy nhiên, bạn sẽ dễ rơi vào trạng thái “cái gì cũng biết nhưng lại không biết cái gì”. Tóm lại, Digital Marketing rất rộng và chuyên sâu về một thứ hay biết tất cả mọi thứ còn tùy thuộc vào chính điều kiện nghề nghiệp cũng như sở thích của bạn. Tốt nhất, bạn nên biết một cách tổng quan về tất cả mọi thứ trong Digital Marketing sau đó chọn ra thứ bạn thích nhất và theo đuổi nó. Hãy luôn sẵn sàng để học hỏi và tiếp nhận những thứ mới. Hãy kiên nhẫn học hỏi một cách đều đặn hàng ngày và không ngừng nghỉ. Nếu bạn thắc mắc về một vấn đề hãy tự tìm kiếm câu trả lời trước khi đặt câu hỏi cho người khác. Tự học sẽ đem lại cho bạn rất nhiều giá trị. PHÂN BIỆT DIGITAL MARKETING VÀ ONLINE MARKETING Tiếp thị trực tuyến (Online Marketing) và tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing) là các thuật ngữ thường bị nhầm lẫn với nhau và thường hay lạm dụng trong việc gọi tên chúng. Tôi thấy khá nhiều bạn làm việc trong ngành công nghiệp tiếp thị quảng cáo nhưng đôi lúc cũng phân vân là họ làm trong mảng digital hay online!?! Bài viết này giúp giải đáp các thắc mắc và giải tỏa các nhầm lẫn nho nhỏ nêu trên. Nghe thì có vẻ rất là bình thường, thậm chí không quan trọng nhưng biết sự khác nhau thì đâu đó có thể giúp chúng ta khá nhiều như: - Chọn kênh chính xác và hỗ trợ hình thành chiến lược tiếp thị tổng thể. - Nó cũng có thể giúp phân tích chiến lược hiện tại bằng cách phân loại trong đó loại hình tiếp thị nào, kênh nào đang lãng phí công sức tiền của. Để biết được tiền của công sức chúng ta bỏ ra sẽ mang lại kết quả nhất quán, bền vững lâu dài hay đơn giản là đổ sông đổ bể. Tiếp thị Kỹ thuật số (Digital Marketing): một thuật ngữ rộng mang tính bao quát Khi nhắc đến Digital marketing là bạn nói đến việc sử dụng các kênh kỹ thuật số bao gồm thiết bị và nền tảng (không quan tâm chúng có trực tuyến hay không) để xây dựng hoặc quảng bá, truyền tải thông điệp tiếp thị của bạn đến người dùng. Nói cách khác, với Digital Marketing thì không giới hạn trong việc chỉ sử dụng internet, mà theo cách này Digital Marketing có thể được xem như một thuật ngữ mang tính bao quát hơn vì nó bao gồm rất rộng nhiều kỹ thuật tiếp thị. Ví dụ: bạn muốn chạy chiến dịch SMS marketing trên điện thoại di động để gửi tới khách hàng các chương trình khuyến mãi sắp tới từ doanh nghiệp của bạn, thì công nghệ được sử dụng để tạo và gửi tin nhắn tự động, nhưng người dùng không cần kết nối Internet để có thể nhận được SMS. Tóm lại: Bất kỳ cái gì hoạt động dưới dạng nền tảng kỹ thuật số đều có thể coi là Digital Marketing, có thể liệt kê ra vài trường hợp như: Email, E-book, Games, Content, Video, Mobile Marketing, Quảng cáo TV, Digital OOH …v.v… Tiếp thị Trực tuyến (Online Marketing): nhận biết ngay hành động khi tương tác Online Marketing (Tiếp thị Trực tuyến) còn được gọi là tiếp thị internet là một tập hợp con của Digital Marketing. Các đặc điểm chính của Online Marketing là để có thể thực hiện được thì nó đòi hỏi kết nối internet. Ví dụ: nếu chúng ta thực hiện một chiến dịch CPC/PPC (pay per click) hoặc quảng cáo hiển thị hình ảnh trên một trang web (Display Ads) cho doanh nghiệp hay thương hiệu nào đó thì chúng ta đang thực hiện một hình thức của Online Marketing. Cũng giống như Digital Marketing, Online Marketing được phát triển cùng với công nghệ. Tuy nhiên, tôi cho rằng Online Marketing đang phát triển & đổi mới quá nhanh (từng ngày, từng giờ) để rất khó có người có thể nắm bắt kịp mọi thứ. Ngoài ra, với một người mới thì Online Marketing có vẻ hào nhoáng, áp đảo hơn vì hiện nay ai cũng nhắc tới nó và dễ dàng để có thể tiếp cận, đây cũng là một trong những lý do chính gây ra sự nhầm lẫn rằng Digital Marketing & Online Marketing chính là một. Liệt kê một vài trường hợp hoặc hành động thuộc về Online Marketing như: Website, SEO, SEM, Display Ads (quảng cáo hiển thị), Social Media, …v.v… Nên dùng Digital Marketing hay Online Marketing thì tốt nhất? Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay sẽ luôn cố gắng thực hiện hành động tiếp thị kỹ thuật số nào đó, điều đó là rất tốt nhưng không đủ. Để lập và thực hiện kế hoạch tiếp thị tốt thì còn cần phải tìm hiểu nhiều vấn đề khác nhau, và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, ngân sách, mục tiêu, đối tượng khách hàng …v.v… Tuy nhiên bạn nên sử dụng dữ liệu để hỗ trợ đưa ra các quyết định tốt nhất. Vì lý do này, lời khuyên là chúng ta nên sử dụng ít nhất một hình thức tiếp thị trực tuyến để hưởng lợi từ dữ liệu có thể thu thập được từ chúng, và cũng là để đo lường kết quả mà những nỗ lực của bạn mang lại. Ví dụ như dùng Google Analytics chẳng hạn nếu như bạn thực hiện chiến dịch PPC, và hãy thêm vào việc theo dõi chuyển đổi. Và xem chính xác ngân sách của bạn đang được chi cho cái gì và phân tích để xem là với những kết quả thu được thì ngân sách đã được chi một cách hợp lý & hiệu quả hay không. Sự khác biệt có thực sự quan trọng không? Có một sự thật là, sự khác biệt này không quá ảnh hưởng. Bài phân biệt Digital Marketing và Online Marketing này không phải để phân biệt đúng sai, mà nhằm để đạt mục đích quan trọng là bạn hiểu đúng được ý nghĩa của từng vấn đề và chọn kênh, phương tiện truyền thông, sử dụng các chiến thuật (tactics) một cách phù hợp khi xây dựng kế hoạch tiếp thị tổng thể. Và điều quan trọng cần phải nhớ tiếp theo là: chiến lược hóa. Cho dù bạn dùng kênh, tactics, cách tiếp cận … như thế nào để làm tiếp thị thì vẫn luôn cần một kế hoạch, chiến lược rõ ràng cụ thể để thực hiện. Bạn muốn nhận được kết quả, mục tiêu như thế nào? Làm sao để kế hoạch đạt được kết quả mong muốn? Khách hàng là ai, ở đâu, thói quen là gì? Muốn tiếp cận để tăng nhận biết (awareness) hay muốn đạt kết quả sâu hơn và biết được số tiền đã đầu tư đạt mục đích gì? … Rất nhiều vấn đề. Việc đặt ra các câu hỏi, những vấn đề & giải quyết chúng sẽ giúp có một kế hoạch hoặc chiến lược đúng đắn phù hợp, từ đó giúp chọn kênh, cách tiếp cận phù hợp & hiệu quả.