QC Đánh giá hiệu quả của chứng nhận FSC trong bảo vệ rừng

Thảo luận trong 'Quảng cáo tổng hợp' bắt đầu bởi TTSKnacert321, 6/1/25 lúc 15:43.

  1. TTSKnacert321 PageRank 0 Member

    Tham gia ngày:
    6/11/24
    Nhiều nghiên cứu và đánh giá đã chứng minh hiệu quả của chứng nhận FSC trong việc bảo vệ rừng và đa dạng sinh học. KNA Cert cung cấp các nghiên cứu và đánh giá này, cung cấp bằng chứng khoa học cho thấy tác động tích cực của FSC lên hệ sinh thái rừng, góp phần vào việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên quý giá.

    FSC là gì?
    FSC (viết tắt Forest Stewardship Council) – là Tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận được thành lập năm 1993 với mục tiêu phát triển & quản lý rừng bền vững trên toàn thế giới. Có mặt tại hơn 50 quốc gia với hơn 850 thành viên bao gồm các tổ chức phi chính phủ, các trung tâm nghiên cứu khoa học, các tổ chức quản lý chứng nhận quốc tế, trung tâm phát triển cộng đồng, các doanh nghiệp… Hội đồng quản lý rừng thế giới (FSC) là một tổ chức uy tín, có ảnh hưởng lớn trong việc bảo vệ rừng nói riêng và môi trường nói chung trên quy mô toàn cầu.

    Chứng chỉ FSC là chứng chỉ được dùng cho các nhà quản lý rừng hay những nhà sản xuất các sản phẩm từ rừng đảm bảo được tiêu chí về phát triển bền vững, cân bằng được các giá trị bảo vệ môi trường (rừng) với lợi ích xã hội của các bên liên quan (nhà sản xuất, xã hội và người dân địa phương).

    Tại sao các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ phải có FSC? Lợi ích của chứng nhận FSC. Chứng chỉ FSC mang đến lợi ích cho 3 bên: Cộng đồng, doanh nghiệp và nền kinh tế, cụ thể như sau:

    • Đối với cộng đồng: Chứng chỉ này góp phần giúp bảo tồn và phát triển bền vững cho các khu rừng – Những lá phổi xanh của Trái Đất và ngôi nhà của vô số sinh vật.

    • Đối với doanh nghiệp: Đây là bằng chứng cho thấy doanh nghiệp đã thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình.

    • Những tổ chức làm tốt phần này thì thương hiệu sẽ được nâng tầm. Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng chứng chỉ FSC để nâng cao giá trị cho các sản phẩm của mình.

    • Đối với nền kinh tế: Chứng chỉ FSC mang đến 2 lợi ích cho nền kinh tế: Một là giảm thiểu sự lãng phí nguyên liệu từ các khu rừng. Hai là tăng giá trị của những sản phẩm gắn nhãn FSC lên 20 – 30% so với sản phẩm cùng loại.
    Ai cần được chứng nhận FSC? Theo những thông tin về các loại chứng nhận FSC ở trên, về cơ bản ta có thể hiểu bất cứ công ty, doanh nghiệp, tổ chức nào khi tham gia vào quá trình chế biến hoặc chuyển đổi các sản phẩm có nguồn gốc từ rừng đều cần được chứng nhận FSC. Và ta có thể chia những đối tượng này thành 3 nhóm như sau:

    Nhóm đối tượng là các nhà quản lý rừng: doanh nghiệp, công ty hoặc người dân địa phương tham gia vào quá trình trồng và khai thác rừng. Nhóm đối tượng và những người mua, bán các sản phẩm gỗ rừng: Những đơn vị, tổ chức có phát sinh hoạt động mua và bán gỗ có nguồn gốc từ rừng Nhóm đói tượng sản xuất sản phẩm dựa trên nguồn gỗ rừng: Các đơn vị sản xuất các sản phẩm nội thất, ngoại thất, giấy, … sử dụng nguồn nguyên liệu từ gỗ rừng. Đây là những nhóm đối tượng cần thiết sở hữu chứng nhận FSC. Với những đối tượng này, việc sở hữu chứng nhận FSC sẽ mang đến rất nhiều lợi ích về cả mặt phát triển uy tín, quy mô đến cơ hội hợp tác với những đối tác lớn trên thế giới.

    Tại sao chứng chỉ FSC quan trọng? Ngày nay, khi ảnh hưởng của môi trường đến con người ngày càng lớn, những biện pháp bảo vệ thiên nhiên cũng được hỗ trợ ngày một tích cực hơn, đó cũng là lý do chứng chỉ FSC đang ngày càng trở lên quan trọng và dần trở thành một trong những tiêu chí gần như bắt buộc cần đáp ứng nếu doanh nghiệp muốn đưa sản phẩm từ gỗ rừng của mình tiếp xúc với thị trường quốc tế. Vậy cụ thể thì nó quan trọng đến mức nào và có thể mang đến cho doanh nghiệp sở hữu lợi ích ra sao? Sự uy tín: Chứng nhận FSC như một lời cam kết của doanh nghiệp với đối tác, khách hàng cũng như xã hội về trách nghiệm của doanh nghiệp với môi trường. Một doanh nghiệp uy tín sẽ là một doanh nghiệp quan tâm đến sự phát triển bền vững và dài lâu. Sự phát triển: Một doanh nghiệp uy tín sẽ dễ dàng nhận được sự tin tưởng của khách hàng đối tác, tăng khả năng phát triển và mở rộng quy mô của doanh nghiệp. Đặc biệt, việc sở hữu chứng nhận FSC cũng tạo cho doanh nghiệp cơ hội tiếp cận những dự án công trình xanh cũng như mở rộng quy mô hợp tác với khách hàng quốc tế. Hạn chế rủi ro: Việc truy xuất và kiểm soát được nguồn gốc của các sản phẩm từ gỗ rừng giúp doanh nghiệp hạn chế tối đa các rủi ro có thể phát sinh.

    Chứng chỉ FSC có mấy loại? Các loại chứng nhận FSC? Hiện nay có 03 loại chứng nhận FSC đã được xét duyệt, mỗi loại tập trung vào một khía cạnh cụ thể trong chuỗi cung ứng gỗ, nhờ đó giúp xác định và kiểm soát nguồn gốc của gỗ và sản phẩm từ gỗ. Chi tiết về 03 loại giấy phép FSC như sau: FSC – FM (FSC Forest Management – Chứng nhận về quản lý rừng): Đảm bảo việc quản lý rừng được tuân thủ theo các nguyên tắc bền vững, bảo vệ môi trường, duy trì sự đa dạng sinh học. Và đảm bảo quyền lợi của người lao động trong ngành. FSC – CoC (FSC Chain of Custody – Chứng nhận về chuỗi hành trình): Đảm bảo rằng gỗ và sản phẩm từ gỗ có thể truy xuất nguồn gốc cụ thể, và tuyệt đối không pha trộn với gỗ không được cấp phép FSC. FSC – CW (FSC Controlled Wood): Đảm bảo các sản phẩm gỗ cuối cùng chẳng hạn như đồ nội thất, ván ép, giấy… được làm từ gỗ có nguồn gốc rõ ràng, hợp pháp và có thể được nhận diện bằng nhãn FSC. (Tìm hiểu nội thất là gì?).
     
    #1

Chia sẻ trang này