QC Cuộn kháng thực hiện chức năng bảo vệ biến tần

Thảo luận trong 'Quảng cáo tổng hợp' bắt đầu bởi ruby ho, 28/6/24 lúc 15:45.

  1. ruby ho PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    2/1/20
    Cuộn kháng hay còn được nhiều người biết đến là một cuộn dây có điện cảm không đổi. Thiết bị này còn được mọi người biết đến với khả năng hạn chế dòng ngắn mạch bên cạnh đó bạn vẫn có thể duy trì một trị số điện áp tại một mức nhất định nến có sự thay đổi dòng điện xảy ra.

    1. Chức năng của cuộn kháng

    1.1. Khả năng bảo vệ thiết bị điện công nghiệp
    Cuộn kháng là thiết bị được sử dụng kết hợp với tụ bù, thiết bị này thực hiện chức năng bảo vệ tụ bù cũng như các thiết bị đóng cắt, relay bù. Sự kết hợp này giúp chúng ta gia tăng chất lượng điện cho hệ thống. Đây là một trong những thiết bị có vai trò cực kỳ quan trọng đặc biệt trong những trường hợp điện áp hay dòng điện của hệ thống bị biến dạng.

    1.2. Cuộn kháng thực hiện chức năng bảo vệ biến tần
    Bên cạnh khả năng bảo vệ tụ bù cũng như các thiết bị đóng cắt cũng như relay bù. Thiết bị này đồng thời thực hiện chức năng bảo vệ biến tần của đoạn mạch. Như chúng ta đã biết, có 2 loại cuộn kháng biến tần là cuộn kháng dùng cho đầu ra biến tần hay còn được gọi là DC và cuộn kháng dùng cho đầu vào biến tần hay còn được gọi là AC.

    Nhờ đặc tính của nó mà mọi dòng điện đi qua nó đều được tác động khiến chúng ổn định hơn. Vì vậy khi lắp đặt cuộn kháng gần với biến tần, chúng thực hiện chức năng khiến dòng điện đi qua dần ổn định hơn. Vì vậy biến tần hay động cơ đều có thể hoạt động trơn tru dù bị thay đổi tốc độ hay tần số.

    2. Cấu tạo cuộn kháng
    Cuộn kháng được cấu tạo bởi một cuộn dây và thê được quấn quanh một lõi sắt . Khi cho dòng điện qua cuộn, có sinh từ trường và chính từ trường này sẽ sinh ra áp cảm ứng để hãm lại biến thiên dòng trong cuộn

    3. Phân loại cuộn kháng
    Cuộn kháng được phân loại theo 2 chỉ tiêu: Phân loại theo điện áp và phân loại theo công dụng.

    3.1. Phân loại theo điện áp

    Cuộn kháng hạ thế: Cuộn kháng được sử dụng với điện áp từ 440V đến 1000V
    Cuộn kháng trung thế: Cuộn kháng được sử dụng với điện áp từ 1000V trở lên

    3.2. Phân loại theo công dụng

    Cuộn kháng bảo vệ thiết bị điện công nghiệp:

    Cuộn kháng sử dụng cho tụ bù với chức năng bảo vệ tụ bù, bảo vệ thiết bị đóng cắt, relay bù. Cuộn kháng kết hợp với tụ bù loại những thành phần sóng hài làm tăng chất lượng điện cho hệ thống. Cuộn kháng lọc sóng hài rất cần thiết trong trường hợp điện áp, dòng điện của hệ thống bị méo dạng nhiều.
    Kết hợp cuộn kháng vớitụ bù tạo thành mạch LC (lọc sóng hài), tần số này phụ thuộc vào độ tự cảm của cuộn kháng và điện dung của tụ bù.
    Vậy nên trên thị trường có nhiều cuộn kháng khác nhau 6%, 7%, 11%,14%... đây là các mức tương ứng với tần số lọc khác nhau

    Cuộn kháng cho biến tần:

    Chúng ta có 2 loại cuộn kháng cho biến tần đó là cuộn kháng đầu vào biến tần (cuộn kháng AC hay AC reactor) và cuộn kháng đầu ra biến tần (cuộn kháng DC – DC reactor). Dựa trên đặc tính dòng không đổi của cuộn kháng nên nó có chức năng ổn định dòng để động cơ hoạt động trơn tru khi thay đổi tốc độ, thay đổi tần số.

    4. Cách lựa chọn cuộn kháng

    Để lựa chọn cuộn kháng chia ra làm 4 giai đoạn:

    - Chọn điện áp (cuộn kháng hạ thế hay cuộn kháng trung thế)

    - Chọn bậc sóng hài, dựa vào khảo sát để đưa ra chọn kháng 6%, 12% cho phù hợp
    - Chọn dung lượng cuộn kháng cho phù hợp với dung lượng tụ bù ( 20kVAR, 25kVAR, 50kVAR, 100kVAR … 500kvAR )

    - Chọn nhà cung cấp: hiện tại trên thị trường có rất nhiều hãng sản xuất kháng cho tụ bù như: Suzuki, Mikro, Epcos, Estel,… Chúng ta nên lựa chọn cho mình một hãng sản xuất phù hợp nhất.


    Cuộn kháng cho tụ bù / Cuộn kháng 50kvar 440V Mikro / Cuộn kháng Estel / Cuộn kháng Epcos
     
    #1

Chia sẻ trang này