Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - Hiện nay trong các nhà máy chế biến cao su có thể nói việc xử lý khí thải là một trong những vấn đề cấp thiết. Khí thải là một trong những tác nhân gây độc cho con người nếu không được xử lý chúng sẽ phát tán vào không khí gây ra ô nhiễm không khí làm ảnh hưởng tới sức khỏe con người, gây biến đổi khí hậu nhất là những loại khí thải có chứa các chất gây nên hiệu ứng nhà kính. Có thể nói khí thải là tác nhân gây nguy hiểm nhất nên việc xây dựng hệ thống xử lý khí thải tại các nhà máy cao su với mục đích đảm bảo cho môi trường và sức khỏe con người là rất cần thiết. Thông thường hệ thống xử lý khí thải gồm có 2 phương án: Phương pháp hấp thụ và Phương pháp hấp phụ - Phương pháp hấp thụ là một quá trình quan trọng trong xử lý khí thải cao su. Nó dựa trên cơ sở của quá trình truyền khối. Nghĩa là nó được chia làm 02 pha phụ thuộc vào sự tương tác giữa chất hấp thụ và chất bị hấp thụ trong pha khí, và tất cả quá trình này đều xảy ra trong tháp hấp thụ. - Phương pháp hấp phụ là sự truyền khối xảy ra giữa pha khí hoặc lỏng và pha rắn. Ở đây là quá trình truyền khối giữa pha khí và pha rắn. Pha rắn thường là chất hấp phụ, pha hơi (khí) thường là chất bị hấp phụ. Bằng kinh nghiệm 20 năm trong lĩnh vực xử lý môi trường và đã thiết kế, thi công nhiều hệ thống xử lý khí thải trên cả nước công ty CP Cơ Khí Môi Trường ETM đã lựa chọn công nghệ xử lý khí thải kết hợp giữa phương pháp hấp thụ và hấp phụ nhằm loại bỏ triệt để lượng khí thải có trong quá trình chế biến cao su. Khí thải trong quá trình chế biến cao su gồm: khí thải chứa bụi, H2S, NH3 …Cơ sở của biện pháp hấp thụ là dùng dung dịch Ozon và nước làm chất hấp thụ khí H2S, NH3 trong thành phần khí thải, đồng thời giải nhiệt cho dòng khí. Sau đó hút ẩm sinh ra từ quá trình hấp thụ và tiếp tục cho dòng khí đi qua lớp hấp phụ bằng than họat tính. Ưu điểm của phương pháp này: đơn giản, hóa chất sử dụng dễ tìm mua trên thị trường, giá thành rẻ, dễ vận hành và bảo trì, mức làm sạch cao, ít tốn diện tích. Khí thải sẽ được đưa vào tháp hấp thụ bằng quạt hút khí để làm tăng áp suất cho dòng khí. Ở đây đồng thời bơm dung dịch (dung dịch Ozon, H2O) cũng hoạt động. Dịch thể được phun từ trên xuống còn khí thải thì được đẩy từ phía dưới lên. Hai pha sẽ tiếp xúc với nhau trong áp rửa khí. Ở phần hấp thụ, các vật liệu đệm cầu được thêm vào để tăng sự tiếp xúc giữa pha khí và dung dịch hấp thụ (Ozon, H2O) sẽ chuyển hóa và lấy bớt khí thải một phần trong dòng lỏng và khí, nhằm tăng hiệu quả xử lý. Trước khi được hấp phụ bằng than hoạt tính, dòng khí sẽ được tách ẩm bằng 1 lớp giá thể tách ẩm để ngăn không cho hơi nước chiếm các lỗ rỗng trong vật liệu hấp phụ. Khí thải được làm khô sẽ tiếp tục qua bộ phận hấp phụ gồm 2 lớp để giảm trở lực qua lớp vật liệu hấp phụ. Chất hấp phụ được chọn là than họat tính vì dễ tìm mua, dễ sử dụng, thay thế và giá thành không cao. Cuối cùng, khí sạch sẽ được dẫn qua ống khói ra ngoài. Xem Thêm: Tại sao cần phải xử lý khí thải bằng công nghệ sinh học Dung dịch từ tháp hấp thụ sẽ được dẫn sang một bể lắng cặn và ở đây nó lại tiếp tục được bơm trở lại tháp hấp thụ bằng bơm dịch thể. Phần cặn lắng sẽ được thải ra ngoài. Quý khách có nhu cầu tư vấn miễn phí xu ly khi thai ngành cao su, vui lòng liên hệ Hotline: 0911 782 236 hoặc truy cập webside: moitruongetm.vn để được hỗ trợ và tư vấn.