Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - Thuật ngữ "Cloud server" hay Cloud computing (Điện toán đám mây) được đề cập đến như một cuộc cách mạng của Internet và các phương tiện truyền thông. Những gì chúng ta thường gọi là điện toán đám mây là kết quả của sự phát triển rộng rãi công nghệ ảo hóa, kiến trúc hướng dịch vụ, tính tự động, và tiện ích điện toán. Tuy nhiên, người dùng cuối hầu hết đều không nắm được thông tin chi tiết như vị trí của cơ sở hạ tầng hoặc các thiết bị thành phần tạo nên điện toán đám mây. Trên thực tế, họ cũng không cần thiết phải nắm bắt kỹ lưỡng hoặc kiểm soát được cơ sở hạ tầng công nghệ mà mình đang sử dụng. Bài viết này sẽ tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển của Cloud server. Đầu những năm 1990 Cloud server là gì? Về mặt lịch sử, các công ty viễn thông chủ yếu chỉ cung cấp các mạch dữ liệu chuyên dụng, trực tiếp tới cho người dùng. Tuy nhiên, bắt đầu từ những năm 1990, họ bắt đầu mở rộng các dịch vụ của mình, bao gồm các dịch vụ mạng riêng ảo. Điều này cho phép các công ty viễn thông cung cấp các dịch vụ tương đồng về chất lượng với chi phí phải chăng. Điều này giúp họ tối ưu hóa việc dùng tài nguyên để sử dụng băng thông hiệu quả. Đó là giai đoạn đầu tiên của sự hình thành khái niệm “cloud”. Cuối những năm 1990 Trong những giai đoạn đầu, thuật ngữ "đám mây" được dùng để chỉ “không gian máy tính” giữa nhà cung cấp và người dùng cuối. Năm 1997, Giáo sư Ramnath Chellapa thuộc Đại học Emory và Đại học Nam California đã định nghĩa điện toán đám mây là "mô hình điện toán mới - nơi các ranh giới của máy tính sẽ được xác định bởi yếu tố kinh tế hơn là giới hạn về mặt kỹ thuật”. Điều này đã trở thành cơ sở cho những gì chúng ta đề cập đến hôm nay khi thảo luận về khái niệm điện toán đám mây. Từ giữa những năm 1990, người dùng toàn thế giới đã sử dụng các tiện ích cloud server gia re trên Internet thông qua các công cụ tìm kiếm (Yahoo!, Google), dịch vụ e-mail (Hotmail, Gmail), các nền tảng xuất bản mở (MySpace, Facebook, YouTube), và các phương tiện truyền thông xã hội khác (Twitter, LinkedIn). Mặc dù tập trung vào người dùng, các dịch vụ này đã dần xây dựng các khái niệm cốt lõi tạo nên nền tảng của điện toán đám mây ngày nay. Trong nửa sau những năm 1990, các công ty đã bắt đầu hiểu rõ hơn về điện toán đám mây và ích lợi của nó, bao gồm: Cung cấp các giải pháp và dịch vụ vượt trội cho khách hàng Cải thiện đáng kể hiệu quả vận hành nội bộ Năm 1999, Salesforce.com đã trở thành một trong những nhà tiên phong cung cấp các ứng dụng cloud server cấp doanh nghiệp cho người dùng cuối qua Internet. Ứng dụng có thể được truy cập bởi bất kỳ khách hàng nào có Internet và các công ty có thể mua dịch vụ tiết kiệm theo nhu cầu riêng. Đầu những năm 2000 Vào năm 2002, thế giới chứng kiến sự kiện nổ bong bóng dot-com cùng sự phát triển mạnh mẽ của các dịch vụ bán lẻ trên website (e-commerce). Và ngay sau khi Salesforce.com đưa khái niệm điện toán đám mây đến gần hơn với người dùng, Amazon.com đã tiếp tục chứng minh rằng “cloud” có thể tồn tại lâu dài hơn nữa. Cũng trong cùng năm đó, Amazon.com tạo ra nền tảng Amazon Web Services (AWS) - một bộ các dịch vụ lưu trữ, tài nguyên máy tính và chức năng kinh doanh được cung cấp từ xa cho doanh nghiệp. Amazon là công ty lớn đầu tiên hiện đại hóa trung tâm dữ liệu của mình bằng việc chỉ sử dụng khoảng 10% công suất tại bất kỳ thời điểm nào. Amazon nhận ra rằng, mô hình cơ sở hạ tầng điện toán đám mây mới cho phép họ tối ưu công suất hiện có tốt hơn nhiều. Cuối những năm 2000 Trong khi đó, cloud server Google đã trở thành một nhân tố chủ chốt trong thị trường thương mại trên Internet. Năm 2006, công ty đã tung ra dịch vụ Google Docs, chứng minh sức mạnh của điện toán đám mây và chia sẻ tài liệu trực tiếp tới người dùng. Cho đến năm 2006, thuật ngữ "điện toán đám mây" mới thực sự trỗi dậy mạnh mẽ. Chính trong thời gian này, Amazon đã phát hành các dịch vụ Elastic Compute Cloud (EC2) - cho phép các công ty "thuê khả năng tính toán và sức mạnh xử lý” để chạy các ứng dụng doanh nghiệp của họ. Google Apps cũng bắt đầu cung cấp các ứng dụng doanh nghiệp dựa trên trình duyệt trong năm đó. Và ba năm sau đó, vào 2009, Google App Engine đã ra đời và trở thành một trong những cột mốc lịch sử đáng nhớ của quá trình phát triển điện toán đám mây. Xem thêm tại: https://vinahost.vn/cloud-server.html