Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - Đều đặn vào tháng 1 hàng năm (từ năm 2012), tổ chức mạng mang bí danh Cicada 3301 lại đưa ra câu đố đầy thách thức, khiến hàng trăm chuyên gia mật mã điên đầu. Cứ đều đặn hàng năm vào tháng 1, từ năm 2012 đến nay, tổ chức siêu bí ẩn trên Internet mang bí danh Cicada 3301 lại post những ẩn mã cực kỳ khó hiểu nhằm chiêu mộ những "cá nhân kiệt xuất" có khả năng "bẻ khóa" thành công các đoạn mã của "họ". Sự bảo mật thông tin đến kinh ngạc (không ai biết tổ chức bí mật này là ai) cùng trí tuệ vượt bậc không thể ngờ (cho ra những câu đố làm điên đầu nhiều người) khiến cho nhiều người suy đoán "gã khổng lồ" đứng sau Cicada 3301 chính là nhóm hacker nổi tiếng toàn thế giới Anonymous! Tuy nhiên, suy đoán chỉ mới dừng ở... suy đoán. Đến nay, sau 4 năm biết đến cái tên Cicada 3301, người ta vẫn chưa biết Cicada 3301 là tổ chức hoạt động thế nào với mục đích gì và "ai" là người đứng sau tổ chức bí mật này. Cicada 3301: "Gã khổng lồ" bí ẩn của thế giới Internet Xuất hiện vào tháng 1 năm 2012, tổ chức bí ẩn, chuyên post những câu đố mật mã với mục đích (mà nhiều người dùng Internet suy đoán là) chiêu mộ cá nhân kiệt xuất, các trí tuệ thiên tài trên toàn thế giới, Cicada 3301 trở thành một trong những tâm điểm của thế giới mạng. Cicada 3301 cùng logo hình con bướm và lời chiêu mộ nhân tài. Lời chiêu mộ đầy "khiêu khích" của tổ chức bí ẩn trên mạng Cicada 3301. (Tạm dịch: Xin chào! Chúng tôi đang tìm kiếm các cá nhân có trí thông minh kiệt xuất. Để trở thành thành viên của chúng tôi, bạn phải trải qua một bài test (kiểm tra). Sẽ có một thông điệp được ẩn trong các bức hình. Nhiệm vụ của các bạn là mã hóa nó. Giải được nó, các bạn sẽ biết chúng tôi là ai. Mong sớm gặp lại những người kiệt xuất. Chúc may mắn. Ký tên: 3301). Đều đặn đưa ra các câu đố vào các tháng 1 hàng năm, độ khó "điên cuồng" của các thông điệp bị mã hóa khiến không ít cá nhân ưa thách thức được dịp trổ tài. Hình ảnh câu đố đầu tiên (mã QR) của Cicada 3301 (năm 2012) dán tại 1 khu phố ở Ba Lan . Trong những năm gần đây, nhiều nhà giải mã nghiệp dư đã vận dụng hết các kỹ năng thông tin, xã hội với tất cả các phương pháp nhằm "bẻ khóa" các mật mã của Cicada 3301. Thậm chí, có những người đã phải dùng đến phương pháp mà người ta từng sử dụng để giải mã ký tự của người Maya để lần ra dấu vết của tổ chức bí ẩn này. Vì mật mã Cicada 3301 quá khó nên nhiều người cho rằng việc giải được câu đố là... điều không thể! Trên thực tế, vẫn có những cá nhân giải mã thành công và nhận được email hồi đáp của tổ chức. Tuy nhiên, những cá nhân giải được mã lại chưa bao giờ cung cấp thêm bất cứ thông tin nào về Cicada 3301, về lời giải và về tổ chức đứng sau Cicada 3301. "Trong mỗi bức hình đều ẩn chứa ý nghĩa một câu chuyện" - Hình ảnh Cicada 3301 gửi đến cho những người ưa thử thách. Giống như việc, khi giải được mã, các cá nhân kiệt xuất đó trở thành một phần của Cicada 3301 và họ cũng trở nên bí ẩn hơn trong mắt người dùng Internet. Do đó, đến nay, Cicada 3301 vẫn im lìm trong bóng tối. Tờ nhật báo kỳ cựu của Mỹ là Washington Post đã xếp Cicada 3301 vào danh sách "5 bí ẩn lớn nhất, lạ kỳ nhất thế giới mạng". Hành trình giải mã để "thâm nhập" Cicada 3301 Hình ảnh câu đố năm 2014 - Độ khó "điên cuồng" tăng dần lên qua từng năm. Câu đố năm 2016 của Cicada 3301. Một trong số ít người giải mã thành công mật mã level 1 trong câu đố của Cicada 3301 là Joel Eriksson, một chuyên gia mật mã 34 tuổi người Thụy Điển. Joel Eriksson. Trong khi nhiều người dự đoán, tổ chức đứng sau Cicada 3301 có thể là CIA (Cục tình báo trung ương Mỹ), NSA (Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ) và MI6 (Cục tình báo mật của Anh). Thì, cá nhân Joel Eriksson cho biết: "Cicada 3301 giống như một tổ chức mạng ngầm, có lý tưởng và quy chế độc lập. Tổ chức này không liên quan đến các cơ quan tình báo hay tổ chức an ninh nào." Theo Joel Eriksson, trong quá trình giải mã, những thách thức của Cicada 3301 đến theo từng level (mức độ) khác nhau. Những đoạn email liên lạc của... Cicada 3301 đến Joel Eriksson. Trong hình ảnh ẩn chứa mật mã đầu tiên mà Cicada 3301 đưa ra năm 2012, sau khi giải mã được level 1, Cicada 3301 mail lại cho anh và đưa anh vào thử thách tiếp theo với các gợi ý kỳ lạ đến từ tác phẩm "Agrippa" của nhà văn viễn tưởng William Gibson (sinh năm 1948, người Mỹ). Hay tác phẩm "Marriage of Heaven and Hell" (Cuộc hôn nhân của Thiên đàng và Địa ngục) của nhà thơ người Anh William Blake (1757 - 1827), và "The Book of The Law" của giáo chủ giáo phái Argenteum Astrum người Anh Aleister Crowley (1875 - 1947). Câu đố của Cicada 3301 đều dẫn đến các tác phẩm của 3 tác giả: William Gibson (ảnh nhỏ trên), Aleister Crowley (ảnh nhỏ dưới) và William Blake (ảnh bên trái). Tuy nhiên, độ khó trong các mật mã ngày càng tăng thêm, mặc dù Joel Eriksson đã vận dụng mọi sự hiểu biết, các bảng mã, các thủ thuật... Cuối cùng những hiểu biết của anh về Cicada 3301 vẫn hoàn bí ẩn. Và cho đến nay, tổ chức này vẫn âm thầm hoạt động trong bóng tối. Người ta không chắc đây có thực sự là một tổ chức tình báo ẩn danh như mọi người suy đoán hay không, nhưng có một động lực to lớn thôi thúc những chuyên gia mật mã giải mã bí ẩn lớn nhất trong lịch sử Internet.