QC Chủ xe ô tô cần làm gì khi bị phạt nguội oan?

Thảo luận trong 'Quảng cáo tổng hợp' bắt đầu bởi truonglamm87, 3/10/24.

  1. truonglamm87 PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    12/8/24
    Phạt nguội là biện pháp giám sát giao thông hiện đại, giúp xử lý vi phạm mà không cần lập biên bản trực tiếp. Tuy nhiên, không ít trường hợp chủ xe ô tô nhận thông báo phạt nguội oan do sai sót trong quá trình ghi nhận vi phạm. Khi gặp phải tình huống này, nhiều người bối rối và không biết phải xử lý thế nào để bảo vệ quyền lợi của mình. Bài viết sau đây sẽ Học lái xe An Thái hướng dẫn chi tiết những bước cần thực hiện khi chủ xe ô tô bị phạt nguội oan.

    [​IMG]
    Để tránh bị phạt nguội vì vi phạm luật giao thông, một số chủ xe có hành vi che, dán biển số xe.
    Khi đi đăng kiểm, nhiều chủ xe bất ngờ nhận được thông báo từ chối đăng kiểm vì còn tồn tại lỗi phạt nguội chưa được xử lý. Nhìn vào hình ảnh vi phạm, một số chủ xe nhanh chóng phát hiện mình bị phạt oan khi biển số trùng khớp, nhưng loại xe trong ảnh hoàn toàn khác với xe của họ. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn như vậy. Có những trường hợp mà cả biển số, chủng loại và màu sơn xe trong hình vi phạm đều giống hệt xe của họ, khiến việc minh oan trở nên khó khăn hơn.
    • Trong trường hợp thứ nhất, chủ xe chỉ cần cung cấp đầy đủ giấy tờ hợp pháp cho cơ quan chức năng là có thể chứng minh lỗi phạt nguội thuộc về chiếc xe khác, từ đó xóa được vi phạm khỏi hệ thống.
    • Trong trường hợp thứ hai, việc chứng minh oan sai phức tạp hơn do “tình ngay, lý gian”. Lúc này, chủ xe phải cố gắng tìm ra những điểm khác biệt giữa chiếc xe của mình và xe vi phạm. Để tránh gặp rắc rối, việc chủ động tra cứu thông tin phạt nguội thường xuyên sẽ giúp phát hiện sớm những sai sót, cho phép chủ xe thu thập bằng chứng cần thiết, như hình ảnh từ camera an ninh, chứng minh rằng xe không di chuyển vào thời điểm vi phạm. Điều này cần được thực hiện kịp thời, tránh việc các dữ liệu có giá trị bị mất hoặc khó truy xuất khi thời gian trôi qua.
    [​IMG]
    Nhiều chủ xe tá hỏa khi nhận biên bản vi phạm phạt nguội.
    Trước đây, nhiều chủ xe bị phạt nguội oan phải tốn nhiều thời gian, công sức và thậm chí cả chi phí để chứng minh mình không vi phạm, đặc biệt khi lỗi vi phạm được ghi nhận ở một tỉnh xa nơi họ sinh sống. Tuy nhiên, từ ngày 21/5, với sự ra đời của Thông tư 15/2022/TT-BCA (Thông tư 15) của Bộ Công an, việc xử lý phạt nguội trở nên thuận tiện hơn. Chủ xe có thể làm thủ tục khiếu nại tại Công an phường/xã hoặc quận/huyện nơi mình cư trú, thay vì phải đến nơi xảy ra vi phạm.

    Đối với hành vi che giấu hoặc làm sai lệch biển số, Nghị định 123/2021/NĐ-CP, có hiệu lực từ 1/1/2022, đã tăng mức phạt lên gấp 6 lần so với Nghị định 100/2019/NĐ-CP trước đó. Cụ thể, mức phạt từ 4 – 6 triệu đồng được áp dụng cho các hành vi như: không gắn đủ biển số, gắn biển số không đúng vị trí, biển số bị che lấp, bẻ cong, hoặc biển số bị làm thay đổi chữ, số, màu sắc. Trước đây, theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt cho các hành vi này chỉ từ 800.000 – 1 triệu đồng.

    Tuy nhiên, mức phạt mới vẫn bị đánh giá là chưa đủ “sức nặng” nếu so với một số lỗi vi phạm nghiêm trọng hơn, như chạy quá tốc độ có thể bị phạt tới 12 triệu đồng và bị tước giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng. Chưa kể, với những trường hợp vi phạm nhiều lần, tổng mức phạt có thể lên đến hàng chục triệu đồng. Chính vì vậy, một số chủ xe vẫn cố ý dán băng dính làm biến dạng biển số, hoặc thậm chí sử dụng biển số giả khi tham gia giao thông với mục đích qua mặt lực lượng CSGT và tránh bị phạt nguội.

    Quy trình xử phạt nguội
    Quy trình xử phạt nguội được thực hiện qua các bước sau:

    Bước 1: Phát hiện vi phạm

    Cảnh sát giao thông (CSGT) sẽ phối hợp với các cơ quan quản lý giao thông và sử dụng hệ thống camera giám sát giao thông để phát hiện các hành vi vi phạm. Dữ liệu hình ảnh, video được ghi nhận sẽ được gửi về cơ quan chức năng để xác minh.

    Bước 2: Thông báo vi phạm

    Sau khi phát hiện vi phạm, trong vòng 5 ngày làm việc, cơ quan chức năng sẽ gửi thông báo bằng văn bản hoặc qua hệ thống điện tử đến chủ phương tiện. Thông báo yêu cầu chủ phương tiện đến trụ sở CSGT để giải quyết. Nếu sau 15 ngày chủ phương tiện không phản hồi, thông tin sẽ được gửi đến công an địa phương nơi chủ phương tiện cư trú để tiếp tục giải quyết.

    Bước 3: Lập biên bản vi phạm

    Khi chủ phương tiện đến làm việc tại cơ quan công an, biên bản vi phạm hành chính sẽ được lập. Biên bản cần ghi rõ thời gian, địa điểm vi phạm, hành vi vi phạm và các thông tin liên quan. Trường hợp vi phạm được ghi nhận qua hệ thống camera, biên bản vi phạm cũng cần có các chứng cứ hình ảnh đi kèm.

    Bước 4: Ban hành quyết định xử phạt

    Sau khi lập biên bản, cơ quan chức năng sẽ ban hành quyết định xử phạt trong vòng 7 ngày làm việc. Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị lập biên bản và ra quyết định xử phạt một lần.

    Quy trình nộp phạt nguội

    Người vi phạm có thể nộp phạt bằng nhiều hình thức, bao gồm: nộp tiền trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng được chỉ định, nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến. Người nộp phạt cần ghi rõ thông tin trong chứng từ nộp phạt và gửi cho cơ quan có thẩm quyền để nhận lại giấy tờ tạm giữ.
    Link: Chủ xe ô tô cần làm gì khi bị phạt nguội oan?
     
    Quan tâm nhiều
    33winlemcom bởi 33winlemcom, 25/11/24 lúc 21:08
    Rút tiền 33WIN bởi 33winlemcom, 25/11/24 lúc 21:16
    33winlemcom bởi 33winlemcom, 25/11/24 lúc 21:09
    Ngan12345@ bởi 33winlemcom, 25/11/24 lúc 21:13
    Ngan12345@ bởi 33winlemcom, 25/11/24 lúc 21:14
    Ngan12345@ bởi 33winlemcom, 25/11/24 lúc 21:10
    #1

Chia sẻ trang này