Chia sẻ Chăm sóc trẻ em trong mùa mưa

Thảo luận trong 'Quảng cáo tổng hợp' bắt đầu bởi nguyenkiendl, 6/10/14.

  1. nguyenkiendl PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    5/7/14
    Thực tế cho thấy một vấn đề rất đáng quan tâm hiện nay là nhiều bà mẹ không hiểu rõ việc phòng ngừa bệnh tật cho trẻ, từ đó để các trẻ - do không được phòng bệnh đầy đủ - dễ dàng nhiễm bệnh, và một số do bệnh quá nặng, không được chữa trị kịp thời đã gây nên những hậu quả đáng tiếc.

    [​IMG]

    Mùa mưa - mùa sinh bệnh
    Khi trời mưa cần mặc áo mưa cho bé ngay bởi mùa mưa là mùa sinh sản của muỗi và cũng là mùa phát triển của các siêu vi đường hô hấp, đường tiêu hóa. Có thể nói, trong mùa mưa các bệnh chủ yếu nhất hay gặp ở trẻ em là: bệnh sốt xuất huyết, các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp và các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Đây cũng là những bệnh dễ gây tử vong hơn cả.
    Trong các siêu vi đường hô hấp, hay gặp hơn cả là siêu vi INFLUENZAE, và APC (ADENO-PHARYNGO-CONJUNCTIVAL). Siêu vi INFLUENZAE gây bệnh cúm, còn gọi là bệnh cảm cúm. Siêu vi APC có thể gây bệnh ở 3 nơi: viêm hạch, viêm họng và viêm màng tiếp hợp (đau mắt đỏ), trong đó chủ yếu nhất, hay thấy nhất là viêm họng. Thật ra, cả cảm cúm và viêm họng đều dẫn tới các biến chứng hô hấp, chủ yếu là viêm phế quản và viêm phổi, gọi chung là nhiễm khuẩn đường hô hấp.
    Ngoài ra, mùa mưa cũng là mùa phát triển của các tác nhân gây bệnh đường tiêu hóa. Gây bệnh tiêu chảy chủ yếu là các vi khuẩn E.COLI, CAMPYLOBACTER và siêu vi ROTAVIRUS; gây kiết lỵ là các vi khuẩn SHIGELLA, ký sinh trùng AMIBE; cuối cùng, các vi khuẩn SALMONELLA, thủ phạm gây ra bệnh sốt thương hàn, cũng là một vi khuẩn thuộc đường tiêu hóa, luôn luôn gây bệnh trong mùa mưa. Các loại bệnh này (tiêu chảy, kiết lî, sốt thương hàn) được gọi chung là nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
    Phòng bệnh trong mùa mưa
    Sốt xuất huyết: là căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Trẻ đang ăn chơi bình thường, đột nhiên sốt rất cao, không có thuốc hạ nhiệt nào hay một loại kháng sinh nào có thể trị khỏi. Bệnh lại có thể gây xuất huyết ở nhiều nơi: nhẹ thì chảy máu cam, chảy máu răng, nặng thì nôn ói ra máu, tiêu tiểu ra máu, rồi xuất huyết dưới da...; nặng nữa thì bị một biến chứng gọi là sốc: trẻ trở nên lừ đừ, chân tay lạnh ngắt, mạch yếu hẳn hoặc không còn nữa. Và cứ thế, trẻ đi vào hôn mê rồi chết, nếu việc chữa trị để quá muộn. Tất cả tiến triển của bệnh chỉ diễn ra trong khoảng một tuần. Tuy nhiên, việc phòng bệnh lại hoàn toàn có thể thực hiện được. Chúng ta đã biết bệnh sốt xuất huyết là do một loại siêu vi gây nên. Siêu vi này được truyền vào người do một loại muỗi, gọi là muỗi vằn (AEDES AEGYPTI). Loại muỗi này có những vằn trắng ở thân và các chân, thường trú ngụ trong nhà, nhất là các nơi ẩm thấp, tối tăm: góc tường, mắc áo, gầm giường, gầm bàn, tủ... và dĩ nhiên, chúng phát triển mạnh trong mùa mưa, là mùa ẩm thấp. Do vậy, để phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết, điều cốt yếu nhất là chống muỗi, diệt muỗi. Hãy giữ cho nhà cửa được thoáng mát, khô ráo, quét dọn sạch sẽ mọi nơi, nhất là gầm bàn, gầm giường, tủ; không treo quần áo nhiều trên tường; đậy kín các lu chứa nước, không cho muỗi tới sinh nở ở đó, hoặc nuôi một số cá 7 màu để chúng diệt hết các con lăng quăng (bọ gậy), không để chúng phát triển thành muỗi. Khi trẻ em ngủ trưa, ngủ đêm đều phải nằm mùng. Các học sinh nhỏ học đêm cần mặc quần dài không để muỗi đốt và nên đốt nhang trừ muỗi dưới chân bàn học các em. Nếu có điều kiện, nên dùng bơm xịt muỗi hàng ngày. Nếu giữ cho trẻ không bị muỗi đốt thì chúng sẽ không bao giờ bị bệnh sốt xuất huyết cả. Còn nếu trẻ bỗng nhiên bị sốt cao thì nên cho trẻ đi bác sĩ khám bệnh ngay.
    ao mua Thuyhung.com.vn giữ sức khỏe cho bé yêu của bạn.
     
    Quan tâm nhiều
    Rút tiền 33WIN bởi 33winlemcom, 25/11/24 lúc 21:16
    33winlemcom bởi 33winlemcom, 25/11/24 lúc 21:08
    33winlemcom bởi 33winlemcom, 25/11/24 lúc 21:09
    Ngan12345@ bởi 33winlemcom, 25/11/24 lúc 21:10
    Ngan12345@ bởi 33winlemcom, 25/11/24 lúc 21:13
    Ngan12345@ bởi 33winlemcom, 25/11/24 lúc 21:14
    #1

Chia sẻ trang này