QC Cây diệp hạ châu trị bệnh gì?

Thảo luận trong 'Quảng cáo tổng hợp' bắt đầu bởi phukatana, 4/10/24.

  1. phukatana PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    20/1/14
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Diệp hạ châu còn có nhiều tên gọi khác như là cây chó đẻ răng cưa, cỏ chó đẻ, cây trân châu thảo hay diệp hậu châu. Trên thế giới loài cây này được biết đến với tên khoa học là Phyllanthus amarus nằm trong họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).

    Mặc dù là loài cây mọc rất phổ biến ở Việt Nam nhưng thực chất diệp hạ châu có nguồn gốc từ nước ngoài, và cụ thể là từ vùng Nam Mỹ. Hiện nay, loài cây này được trồng và mọc ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là các nước ở khu vực nhiệt đới (cây diệp hạ châu trị bệnh gì). Tại nước ta, diệp hạ châu có thể tìm thấy ở rải rác khắp nơi: từ cùng đồng bằng đến ven biển và cả vùng trung du, miền núi nữa.

    Không khó để chúng ta có thể nhận biết được cây diệp hạ châu ở bên ngoài tự nhiên với các đặc điểm quen thuộc như:

    Hạt của cây diệp hạ châu nhỏ có kích thước nhỏ hình tam giác đường kính khoảng 1mm.

    Quả diệp hạ châu là loại quả nang hình cầu hơi dẹt, bề mặt vỏ nhẵn chia thành 3 mảnh vỏ, mỗi mảnh có 2 van chứa 2 hạt.

    Hoa có màu xanh lục nhạt, không có cánh thường mọc ở kẽ lá. Hoa của diệp hạ châu bao gồm hoa đực có cuống ngắn, xếp ở dưới hoa cái có cuống dài.

    Lá cây kích thước nhỏ màu xanh thẫm, gốc lá bo tròn, phần đầu lá tù hơi nhọn, 2 mặt lá đều nhẵn. Lá diệp hạ châu mọc so le trên cành.

    Thân cây thảo có màu xanh lục với chiều dài khoảng 30 – 40cm, ít phân nhánh.

    Cây diệp hạ châu hỗ trợ chữa trị bệnh gì?

    Toàn bộ các phần của cây hạ châu đều có thể dùng làm dược liệu. Mặc dù có thể dùng tươi nhưng đa phần người ta đều phơi khô cây diệp hạ châu để có thể bảo quản lâu và sử dụng dần.

    Theo y học cổ truyền, diệp hạ châu có vị đắng tính mát, quy kinh vào can thận với công năng chính là thanh can, minh mục, thẩm thấp, lợi tiểu, tán ứ tiêu viêm, tiêu độc, thông huyết. Cây diệp hạ châu thường được dùng trong một số bài thuốc đông y chữa trị các chứng bệnh như: viêm gan, suy gan, sốt rét, viêm ruột, phù thũng do viêm thận, nhiễm trùng đường tiểu, sỏi bàng quang…

    Khoa học hiện đại ngày nay cũng đã có một số nghiên cứu về dược liệu này (cao diệp hạ châu). Các phân tích hóa học đã chỉ ra rằng trong cây diệp hạ châu có chứa nhiều chất đắng như hypophyllanthin, hypophyllanthin, bên cạnh đó là các hợp chất hữu cơ: niranthin, nirtetralin, phylreralin, các chất thuộc nhóm flavonoid và alcaloid. Nhờ đó, diệp hạ châu có thể mang lại một số tác dụng hỗ trợ chữa trị các bệnh lý như:

    Mụn nhọt, viêm da, lở loét.

    Sỏi thận, viêm thận, viêm đường tiết niệu.

    Các bệnh về gan: nhiễm độc gan, xơ gan, viêm gan virus, viêm gan B.

    Cao huyết áp, đường huyết cao.

    Cách sử dụng cây diệp hạ châu trong hỗ trợ chữa trị bệnh

    Theo khuyến cáo từ các chuyên gia liều lượng sử dụng diệp hạ châu khô mỗi ngày theo đường uống là khoảng 20 – 40g. Bạn có thể dùng diệp hạ châu bằng cách sắc lấy nước uống, nấu cao hoặc nghiền ra thành bột… Nếu dùng diệp hạ châu để bôi hoặc đắp ngoài da thì không có liều lượng quy định cụ thể.

    Một số bài thuốc y học cổ truyền thường dùng có diệp hạ châu là:

    Bài thuốc trị viêm gan B: Diệp hạ châu 30g, nhân trần 12g, chi từ 8g, sài hồ 12g, hạ khô thảo 12g.

    Bài thuốc trị sốt rét: Diệp hạ châu 16g, Thảo quả 12g, Thường sơn 16g, Hạ khô thảo 12g, Binh lang 8g, Đinh lăng 12g.

    Bài thuốc trị viêm gan, viêm ruột, tiêu chảy, vàng da: Diệp hạ châu 40g, mã đề 20g, cây dành dành 12g.

    Những lưu ý cần ghi nhớ khi sử dụng diệp hạ châu là:

    Không dùng cho phụ nữ đang mang thai và trẻ em dưới 2 tuổi (nguyên liệu cao dược liệu).

    Dược liệu này có độ an toàn cao, không có độc tính nhưng cần phải thận trọng trong một số trường hợp đau cơ, co giật trong khi điều trị sỏi thận hoặc sỏi mật do quá trình tống xuất sỏi.

    Diệp hạ châu có tính mát nếu sử dụng trong thời gian dài có thể gây trệ Tỳ, đầy bụng ở những người có Tỳ Vị hư hàn. Trong trường hợp này, để khắc phục vấn đề trên thì nên sử dụng diệp hạ châu kết hợp với các dược liệu có tính cay ấm khác để giảm bớt tính hàn.
     
    #1

Chia sẻ trang này