News Cấu trúc của một đám mây nguồn mở

Thảo luận trong 'Tin công nghệ' bắt đầu bởi minhduongpro, 12/8/22.

  1. minhduongpro PageRank 2 Member

    Tham gia ngày:
    21/7/17
    Điện toán đám mây không còn là một công nghệ ở đỉnh điểm bùng nổ nữa mà là một công nghệ có giá trị và quan trọng đang thay đổi cơ bản cách chúng ta sử dụng và phát triển các ứng dụng. Như bạn mong đợi, Linux® và mã nguồn mở cung cấp nền tảng cho đám mây (dành cho cơ sở hạ tầng công cộng và riêng tư). Hãy nghiên cứu cấu trúc đám mây, kiến trúc của nó và các công nghệ mã nguồn mở được sử dụng để xây dựng các nền tảng điện toán và lưu trữ có khả năng mở rộng và năng động.

    Việc sử dụng đám mây như là một khái niệm trừu tượng khá phổ biến với hệ thống phân tán là Internet, nhưng một vài năm qua đã cho thấy khái niệm trừu tượng này được mở rộng để hợp nhất các cơ sở hạ tầng có khả năng mở rộng và được ảo hóa mức độ cao, dễ dàng được cung cấp như một dịch vụ (hoặc cục bộ hoặc từ xa).

    >>> Xem thêm: ram hpe



    1. Cấu trúc điện toán đám mây

    Bài viết này bắt đầu bằng việc xem xét các khái niệm trừu tượng cốt lõi của kiến trúc đám mây (từ cơ sở hạ tầng như một dịch vụ [IaaS: Infrastructure as a Service]), sau đó bước ra ngoài các khối xây dựng tới các giải pháp tích hợp cao hơn.

    Mặc dù không phải là một yêu cầu, nhưng công nghệ ảo hóa mang lại các lợi ích có một không hai để xây dựng các kiến trúc có khả năng mở rộng động. Ngoài khả năng mở rộng, công nghệ ảo hóa còn đưa vào khả năng di chuyển các máy ảo (VM) giữa các máy chủ vật lý dùng cho các mục đích cân bằng tải. Hình 1 cho thấy rằng thành phần ảo hóa được tạo ra bởi một tầng phần mềm có tên là tầng siêu giám sát -hypervisor (đôi khi được gọi là giám sát máy ảo [VMM]). Tầng này tạo ra khả năng chạy đồng thời nhiều hệ điều hành (và các ứng dụng của chúng) trên một máy tính vật lý. Trên tầng siêu giám sát là đối tượng gọi là máy ảo chứa đựng hệ điều hành, các ứng dụng và cấu hình. Theo tùy chọn, sự mô phỏng thiết bị có thể được tạo ra trong tầng siêu giám sát hoặc như là một máy ảo. Cuối cùng, do tính chất năng động mới của công nghệ ảo hóa và các khả năng mới do nó mang lại, cần có các lược đồ quản lý mới. Việc quản lý này tốt nhất được thực hiện trong các tầng, khi tính đến quản lý cục bộ tại máy chủ, cũng như quản lý cơ sở hạ tầng mức cao hơn, tạo ra sự phối hợp tổng thể của môi trường ảo.

    Nếu bạn lấy các nút mạng như Hình 1 và nhân chúng lên nhiều lần trên một mạng vật lý với lưu trữ có chia sẻ, phối hợp quản lý trên toàn bộ cơ sở hạ tầng, rồi cung cấp cân bằng tải ban đầu của các kết nối đến (cho dù theo cách thiết lập công cộng hay riêng tư) với việc lưu trữ nhanh và lọc, bạn có một cơ sở hạ tầng ảo được gọi là đám mây. Cấu trúc mới này được chỉ ra trong Hình 2. Các máy không hoạt động có thể được tắt nguồn điện cho đến khi cần bổ sung thêm khả năng tính toán (tạo ra hiệu năng tốt hơn), với các máy ảo được cân bằng (thậm chí là động) trên các nút tùy thuộc vào tải riêng của chúng.

    Với kiến trúc cơ bản của một đám mây đã xác định, bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu xem nguồn mở đang được áp dụng ở đâu để xây dựng cơ sở hạ tầng điện toán đám mây động.

    >>> Xem thêm: ram hpe 16gb



    2. Các công nghệ mã nguồn mở cốt lõi

    Bối cảnh Linux đang chứng kiến một làn sóng phát triển tập trung vào các cơ sở hạ tầng được ảo hóa dành cho việc ảo hóa, quản lý và tích hợp với quy mô lớn hơn của các gói phần mềm đám mây. Chúng ta hãy bắt đầu xem xét mã nguồn mở ở cấp nút mạng riêng lẻ, sau đó chuyển lên toàn bộ cơ sở hạ tầng để xem chuyện gì đang xảy ra ở đây.

    Cơ sở của đám mây ở cấp nút mạng là tầng siêu giám sát. Mặc dù việc ảo hóa không phải là một yêu cầu, nhưng nó cung cấp khả năng không thể thiếu được cho các kiến trúc có khả năng mở rộng và có hiệu năng. Ở đó tồn tại một số giải pháp ảo hóa mã nguồn mở, nhưng có hai giải pháp chủ yếu là chuyển đổi hệ điều hành Linux thành một tầng siêu giám sát: KVM (Linux Kernel Virtual Machine – Máy ảo nhân Linux) và Lguest. KVM là giải pháp tầng siêu giám sát chính thức, được triển khai trong môi trường sản xuất. Lguest là một giải pháp tập trung vào Linux, chỉ chạy các máy ảo Linux, nhưng được tích hợp trong nhân (kernel) và đang được sử dụng rộng rãi hơn.

    Ngoài việc chuyển đổi Linux thành tầng siêu giám sát, có những giải pháp khác chọn cách tiếp cận tập trung vào máy ảo khách. UML (User-Mode Linux – Linux trong chế độ người dùng) là một cách tiếp cận, sửa đổi nhân (kernel) Linux máy khách để chạy trên hệ điều hành Linux (không có phần mở rộng tầng siêu giám sát). Vì hầu hết người dùng muốn chạy một nhân chưa sửa đổi, nên các giải pháp ảo hóa đầy đủ (như KVM) được ưa thích hơn.

    Cách tiếp cận UML này cũng rất phổ biến, nhưng đòi hỏi phần cứng ảo hóa (như là bàn điều khiển, đĩa ảo và kết nối mạng).

    Công ty cổ phần thương mại Máy Chủ Hà Nội

    - Trụ sở Hà Nội: Tầng 1,2,4 - Tòa nhà PmaxLand số 32 ngõ 133 Thái Hà - Q. Đống Đa

    Hotline mua hàng Hà Nội: 0979 83 84 84 Điện thoai: 024 6296 6644

    - CN Hồ Chí Minh: Lầu 1- Tòa nhà 666/46/29 Đường 3/2- Phường 14 - Quận 10

    Hotline mua hàng Hồ Chí Minh: 0945 92 96 96 Điện thoai: 028 2244 9399

    - Email: hotro@maychuhanoi.vn

    - website: Máy chủ Hà Nội

    - facebook: Công Ty CP Thương Mại Máy Chủ Hà Nội - 首页
     
    #1

Chia sẻ trang này