Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - Thị trường điện thoại Việt đang là thị trường phát triển mạnh, có mức tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới. Đó là chưa kể còn nhiều người dân còn chưa biết tới smartphone và là thị trường tiềm năng trong tương lai. Tuy sự hấp dẫn lớn như vậy nhưng sự cạnh tranh cũng cực kỳ lớn, từ các thương hiệu trong nước tới các thương hiệu nổi tiếng rồi các thương hiệu Đài Loan, Trung Quốc đang "đấu đá" nhau quyết liệt ngay tại thị trường Việt. Câu hỏi đặt ra cho thương hiệu Việt là cần làm gì, suy nghĩ theo những hướng đi mới để cạnh tranh được trên thị trường theo xu hướng mới. Nhận định về việc doanh nghiệp địa phương phải hướng theo những hướng hoàn toàn mới này là của ông Thiều Phương Nam hiện là tổng giám đốc của hãng sản xuất chip Qualcomn hàng đầu thế giới cho điện thoại di động tại khu vực Đông Dương. Đánh giá về thị trường di động Việt ông Nam cho rằng đây là thị trường tiềm năng còn rất nhiều cơ hội phát triển, các doanh nghiệp Việt cần phải chú trọng vào các nơi có nhu cầu smartphone bởi đây là thị trường lớn chưa được khai thác. Mặc dù các doanh nghiệp địa phương thua kém về tài chính, thương hiệu nhưng cũng có những lợi ích nhất định so với các thương hiệu hàng đầu như được chơi tại chính sân nhà, hiểu được thị hiếu, môi trường, văn hóa, thói quen người dùng hơn các doanh nghiệp ngoại khi vào Việt Nam. Chi phí và sự hỗ trợ cũng tốt hơn từ địa phương. Thương hiệu Việt đang vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ doanh nghiệp nước ngoài Mặc dù bài toán là như vậy nhưng thực tế với sự cạnh tranh đang diễn ra hết sức khốc liệt, các doanh nghiệp Việt gặp không ít khó khăn khi phải cạnh tranh với các thương hiệu lớn. Tâm lý người Việt cũng chuộng hàng ngoại có thương hiệu lớn hơn. Điều này đặt ra những câu hỏi lớn cho các doanh nghiệp Việt, họ phải có suy nghĩ theo những hướng đi mới và chuẩn bị cho việc cạnh tranh theo xu thế hoàn toàn mới. Với tiềm lực còn yếu doanh nghiệp Việt không thể cạnh tranh trực tiếp với các thương hiệu lớn khác mà phải đầu tư hơn vào sáng tạo, đổi mới nhằm tạo ra sự khác biệt. Những thị trường chưa được khai phá và tiềm năng chính là thị trường quan trọng mà các doanh nghiệp Việt cần phải nhắm tới. Để tăng vai trò cạnh tranh doanh nghiệp Việt cũng phải biết điểm mạnh của mình và chú trọng vào đó. Cần phải đưa ra một hệ sinh thái riêng của mình với những sản phẩm tiên phong trên thị trường. Tránh việc đi sau các đối tác lớn vì như thế sẽ không còn cơ hội để cạnh tranh. Hiện ngoài cung cấp chip cho các nhà sản xuất điện thoại đi dộng thông minh Qualcomn còn có vai trò tư vấn cho các hãng về thiết kế, nhằm giảm thời gian, chi phí phát triển và đưa ra sản phẩm mới. Kiểm tra các sản phẩm này có tương thích với chuỗi cung ứng trên toàn cầu hay không. Qualcomn nhận định thị trường di động giá rẻ ở Việt Nam còn rất lớn và rất phát triển. Các quốc gia khác như Trung Quốc, Ấn Độ cũng lấy thị trường điện thoại giá rẻ làm thị trường quan trọng và tấn công mạnh mẽ vào. Trong thời gian tới phân khúc điện thoại này cũng sẽ tiếp tục phát triển và mức giá 100 USD là mức giá phát triển mạnh mẽ hơn cả. Hầu như đối tác Qualcomn được mọi người biết tới là đối tác cho các điện thoai cao cấp hơn là điện thoại giá rẻ. Bởi hầu hết điện thoại cao cấp đều sử dụng chip của Qualcomn và những dòng chip mới nhất, mạnh mẽ hơn được sử dụng cho những smartphone mạnh hơn thuộc dòng cao cấp. Hiện các dòng điện thoại giá rẻ có thể được sử dụng chip Snapdragon 200, 400 hoặc 600 của Qualcomn tuy nhiên không phổ biến như các dòng chip giá rẻ của Mediatek. Rõ ràng vào thời điểm này các thương hiệu Việt cần có hướng đi đột phá và theo những con đường riêng của mình mới có thể tồn tại và cạnh tranh với những thương hiệu hàng đầu hiện nay. Hiểu và nắm bắt được xu hướng sử dụng người dùng trong nước chính là lợi thế mà các doanh nghiệp Việt có được. Khi thị trường còn lớn và hấp dẫn luôn có thị trường rộng mở cho các doanh nghiệp Việt. Nguồn: http://dttot.blogspot.com/2014/08/canh-tranh-khoc-liet-thuong-hieu-viet.html