Chia sẻ Cách SEO WordPress cơ bản cho Newbie 2015

Thảo luận trong 'SEO Wordpress' bắt đầu bởi hoangluyen, 15/7/15.

  1. hoangluyen Moderator Thành viên BQT Mod

    Tham gia ngày:
    14/7/15
    Bài học hướng dẫn cách SEO WordPress toàn tập cho trang web và blog sử dụng mã nguồn WordPress.org. Case study này được tổng hợp từ các tài liệu SEO WordPress mới nhất năm 2015!
    Ái chà, SEO WordPress thực sự đang rất HOT. Quả thực năm 2015 SEO WordPress đang là xu hướng khiến cộng đồng SEO đang tốn khá nhiều giấy mực về nó. Nhiều SEOer ngay cả tớ không bao giờ dùng mã nguồn mở như WordPress cũng phải sử dụng nó. Không phải vì nó chuẩn SEO hay có gì đó hay ho mà WordPress dễ sử dụng cài nhanh, và đặc biệt có nhiều Plugin hỗ trợ SEO nên khi làm kênh vệ tinh thì dùng WordPress thì ổn nhất. Nhưng mình khuyên các bạn nên sử dụng nó làm Blog như tớ hoặc các trang web nhỏ thôi còn nếu làm một trang bán hàng lớn theo mình code tay vẫn tuyệt vời nhất. Bài viết này hôm nay tớ sẽ giúp các bạn học WordPress toàn tập luôn bạn có thể phục vụ cho trang Blog hoặc Website tùy ý. Hiện nay Thachpham.com đang nổi như cồn vì WordPress do độ Hot của nó, trang của bạn ý thật tuyệt khi chia sẻ được rất nhiều kiến thức hay vì vậy bạn cũng nên dành thời gian tìm hiểu thêm nhé. Còn Blog Hoangluyen.com tớ sẽ đi sâu và chi tiết hơn nên bạn sẽ thấy các Case Study nào ra mắt thì nó phải đầy đủ và thật chi tiết.

    Trước khi tìm hiểu về chủ đề chính bài này mình có lời khuyên nếu bạn mới tìm hiểu về SEO nên đọc bài viết SEO là gì. Nhưng nếu bạn đã biết về SEO hãy tiếp tục để tìm hiểu chủ đề ngày hôm nay về "Cách SEO website, blog WordPress toàn tập" với series các chủ đề như sau:

    1. Thiết lập cơ bản cho WordPress để chuẩn SEO
    1.1. Thiết lập đường dẫn chuẩn SEO
    Từ 4-5 trở lại đây Google khuyến cáo sử dụng đường dẫn chuẩn SEO (hay còn gọi là thân thiện với google) tức là đường dẫn có thông tin gần giống nhất với tiêu đề bài viết. Trong phần cấu hình trang Admin WordPress bạn có thể thấy link mặc định của nó giống như trang của tớ là

    Mã:
    http://hoangluyen.com/?p=123
    (như hình minh họa phía dưới). Đường dẫn này vẫn có thể dùng làm SEO nhưng nó kém thân thiện vì vậy bạn hãy chọn Option là Post Name hoặc Custome Structure sẽ giúp trang của bạn chuyên nghiệp hơn và chuẩn SEO.

    Như trong bài viết này mình sử dụng link đẹp

    Mã:
    http://hoangluyen.com/series/wordpress/seo-wordpress/
    Tức là thư mục SEO WordPress nằm trong thư mục WordPress click vào link này bạn sẽ thấy nó phân thành cấp cha con đường dẫn rất dễ nhớ và quan trọng hơn nó chưa các từ khóa cần SEO. Để cấu hình bạn hãy vào

    ∗ Admin -> Settings -> Permalink -> Custom Structure với Admin WordPress tiếng Anh

    ∗Admin -> Cài đặt -> Đường dẫn tĩnh -> Tùy biến với Admin WordPress tiếng Việt

    [​IMG]

    Ảnh 1. Thiết lập cấu trúc đường dẫn chuẩn SEO

    Mặc định WordPress sẽ đặt cấu trúc đường dẫn là /%postname%/ và sẽ có đường dẫn như trang của mình. Tuy nhiên bạn có thể thay đổi khác đi tùy theo ý muốn của bạn ví dụ như:

    /%postname%.html => Sẽ tạo ra link /hoc-seo.html
    /%category%/%postname%.html => Sẽ tạo ra link /category/hoc-seo.html
    /vn/%postname%.html => Sẽ tạo ra link /vn/hoc-seo.html
    Như vậy bạn có thể tha hồ sáng tạo link theo ý của mình nhé.

    Chú ý: Bạn không nên thay đổi nhiều thông số này vì có thể sẽ bị ảnh hưởng tới SEO vì khi thay đổi đồng nghĩa với các link cũ sẽ bị lỗi 404 và người đọc cũng như con bọ không vào đọc được thông tin. Rất dễ bị rớt hạng vì thế, đây cũng là lỗi thường gặp khi sử dụng WordPress.

    1.2. Sử dụng www hay không www
    Rất nhiều tài liệu SEO khuyến cáo tên miền có www sẽ tốt cho SEO hơn nhưng mình khẳng định không có www sẽ tốt hơn vì nó đỡ bị tốn không gian trên liên kết dành thêm được 4bit tương ứng với 4 ký tự trên kết quả tìm kiếm. Ví dụ:

    Liên kết không có www hiển thị Full trên kết quả tìm kiếm

    Mã:
    http://hoangluyen.com/cach-seo-wordpress-toan-tap/
    Ngược lại có thêm www:

    Mã:
    http://www.hoangluyen.com/cach-seo-wordpress-toan
    -...
    Bị mất chữ tập ở cuối ít nhất sẽ tạo sự khó chịu cho người đọc khi tìm kiếm trên Google. Cái này cũng rất quan trọng trong việc hiển thị, bạn nên quy định rõ cấu trúc tên miền có www hoặc không có www. Bản thân mình khuyến khích nên sử dụng loại không có www vì đỡ tốn diện tích đường dẫn.

    1.3. Sử dụng http hay https

    Nhiều bạn không biết nhiều về 2 loại http này, theo thông tin tới thời điểm tháng 06/2015 thì website nào sử dụng https sẽ được đánh giá cao giống như Mobile Friendly vậy? Tuy nhiên để sử dụng https bạn cần phải đăng ký với nhà cung cấp tên miền, hosting và phí cũng không hề nhỏ chưa hết nó còn bị gây lỗi trong 1 số trường hợp. Vì vậy nếu bạn không biết về lập trình không nên dùng tính năng này vì website của bạn khi qua https sẽ được mã hóa gói thông tin nên nguy cơ website lỗi là rất cao + không nhiều đối thủ của bạn sử dụng https. Tìm hiểu về Mã trạng thái HTTP – HTTP Status Codes trên trang seo.faq.edu.vn bạn sẽ rõ.

    1.4. Tối ưu title trang chủ chuẩn SEO

    Để làm việc này theo kinh nghiệm của mình bạn hãy mở 2 cửa sổ, một trang vào cấu hình như hình dưới đây, một trang viết bài với điều kiện website của bạn đã cài Plugin Yoast (xem hướng dẫn cài đặt và cấu hình Plugin SEO by Yoast tại đây:
    Mã:
    http://hoangluyen.com/cach-cai-dat-va-cau-hinh-plugin-wordpress-seo-by-yoast/
    ) bạn sẽ thấy được thông số hiển thị trên Google OK rồi bạn mới copy paste sang phần cấu hình.
    1.5. Cụ thể thực hành như sau:Tab 1: Mở Admin -> Cấu hình
    Tab 2: Mở Admin -> Viết bài mới

    [​IMG]

    Ảnh 2. Thiết lập và tối ưu title trang chủ chuẩn SEO

    Việc viết title và description tối ưu sẽ không chỉ giúp bạn có thứ hạng tốt trên Google mà còn giúp bạn thu hút được nhiều lượt click nếu bạn viết nó có ý nghĩa, dễ nhìn dễ đọc. Sau khi cài đặt plugin xong, hãy vào SEO >> Titles & Metas >> Home và bạn viết title và description vào khung tương ứng.

    [​IMG]

    Ảnh 3. Viết Title và Description cho trang chủ trong plugin SEO by Yoast

    Trong phần này mình chỉ lưu ý thêm nếu bạn chưa có Metakeyword thì vào Admin -> SEO -> Other tích chọn "Use meta keywords tag?"

    2. Cài đặt WordPress chuẩn SEO

    2.1. Lựa chọn theme chuẩn SEO

    Đây thực sự là vấn đề khó với các Newbie không chuyên về lập trình nhưng rất may mắn lại có các Theme miễn phí hỗ trợ SEO WordPress rất tốt và cả theme trả phí nữa, bạn có thể tham khảo tại đây:

    Theme WordPress miễn phí

    • Các theme của Hybrid Framework.
    • SwiftThemes
    Và trả phí

    • Genesis Framework
    • Canvas Framework
    • Hoặc đặt mua Theme WordPress tại themeforest.net
    Năm 2015 là thời kỳ phát triển thịnh vượng nhất của SEO bằng WordPress mà mình biết nên các lập trình viên cũng đang nhân cơ hội tung ra những Theme đẹp hơn và chuẩn SEO mới nhất nên nếu bạn đầu tư kinh phí từ 40-80$ đã có 1 Theme đẹp. Bạn chỉ cần biết cách sử dụng WordPress nữa là OK.

    Sở dĩ theme chuẩn SEO hỗ trợ SEO tốt là vì nó được tối ưu cấu trúc giao diện để con bọ dễ dàng xác định nội dung chủ đạo trong website. Đồng thời tối ưu tốc độ, tập chung vào nội dung, tối ưu các thẻ heading, cấu trúc giao diện chuẩn Schema.org,.. để bạn có thể sở hữu một giao diện chuẩn SEO nhất. Kinh nghiệm của mình khi mua Theme WordPress thường phải test trước:

    1. Chạy nhanh là yếu tố hàng đầu
    2. Kiểm tra có thân thiện với điện thoại di động không (bằng phần mềm Mobile Friendly Test của Google)
    3. Dùng điện thoại check lại 1 lần nữa vì có thể Theme vẫn khó sử dụng hoặc không theo ý muốn.
    4. Ít hiệu ứng
    5. Bấm Ctrl+U khi xem trên trình duyệt máy tính + nhấn tổ hợp phím Ctrl+F để tìm tệp .js xem có nhiều file JS không
    6. Cuối cùng check tốc độ load trang bằng 1 cộng cụ của Google: PageSpeed Insights
    7. Lên Google Search xem người dùng nói gì về Theme đó vì có thể đã có người dùng ở Việt Nam mua Theme này và sử dụng khó hoặc khó cài đặt...
    2.2. Tạo XML Sitemap và submit lên Google
    XML Sitemap là một trang như là bản đồ của trang web có định dạng .xml để giúp con bọ lấy danh sách liên kết trên trang web. Với WordPress nếu bạn cài Plugin SEO Yoast thì chắc chắn Website của bạn đã có sẵn rồi đó. Nếu bạn muốn xem sitemap Website của mình thì vào Admin -> SEO -> XML Sitemaps. Như trang của mình có link

    Mã:
    
    http://hoangluyen.com/sitemap_index.xml
    Điểm đặc biệt của Sitemaps này không chỉ giúp con bọ lấy link nhanh mà còn giúp bạn có thể Share lên nhiều Blog giúp chia sẻ bài viết mới post. Sau khi tạo xong, bạn cũng cần phải submit nó lên Google thông qua dịch vụ Google Webmasters Tools để nó bắt đầu hoạt động với vai trò xác định bản đồ website. Bạn có thể xem lỗi XML Sitemaps hay gặp để biết cách xử lý khi tạo XML sitemap trong WordPress.

    2.3. Tạo file robots.txt

    Tệp tin robots.txt không có sẵn trong bộ cài WordPress trên trang web của bạn, mà bạn tự soạn thảo và đẩy lên thư mục /home/ của trang web tức là thư mục trùng với file index.php. Robot.xt có tác dụng điều hướng các con bọ của những cỗ máy tìm kiếm hay nói cách khác thông báo cho con bọ đâu là nội dung nên lấy trên trang của tôi đâu là nội dung không nên lấy. Để tạo file robots.txt, bạn hãy tạo 1 file robots.txt và copy mã code như phía dưới lưu lại -> upload lên web đảm bảo đường dẫn như trang web của mình:

    Mã:
    http://hoangluyen.com/robots.txt
    Với nội dung của file robot.txt

    User-agent: *
    Disallow: /wp-admin/
    Disallow: /wp-includes/
    Sitemap: http ://hoangluyen .com/sitemap_index.xml
    User-agent: Swiftbot
    Disallow: /tag/
    Disallow: /author/
    Disallow: /category/
    Với lệnh trên, tức là thông báo cho con bọ toàn bộ các thư mục wp-admin, wp-includes, tag, author, catagory không được pháp lấy thông tin và lập chỉ mục. Chỉ lập chỉ mục với nội dung trong tệp sitemap_index.xml

    2.4. Thêm bài liên quan ở mỗi bài viết
    Bài viết liên quan là một tính năng cực kỳ hay mà đôi khi chủ trang Web không để ý. Nhưng nó tạo chuyển đổi và tăng thời lượng Visit rất lớn khi bạn đọc ghé thăm trang web của bạn. Như trang Hoangluyen.com bạn có thể thấy luôn xuất hiện các bài viết liên quan tới chủ đề bạn đang đọc nên tỷ lệ chuyển đổi cao hơn rất nhiều. Trong WordPres có thể xác định được bài viết liên quan thông qua từ khóa, nội dung, tiêu đề , thẻ Tag và Category. Nếu trang của bạn chưa có tính năng này hãy xem bài viết các plugin tạo bài liên quan tốt nhất để bổ xung ngay. Ngoài ra bạn cũng nên tính tới việc tự xây dựng các chủ đề liên quan trên bài viết để tạo sức hút cao hơn.

    2.5. Tăng tốc website
    Website có tốc độ nhanh sẽ có rất nhiều lợi thế trong cuộc đua cạnh tranh SEO cụ thể:

    • Người dùng không cảm thấy nản trí và thích vào trang của bạn hơn đối thủ vì tốc độ tải trang nhanh.
    • Googlebot (con bọ) sẽ ưu tiên Index trang của bạn thường xuyên và được nhiều trang hơn
    Có một bức ảnh rất nổi tiếng trong thế giới SEO minh họa đưới đây cho bạn có cái nhìn khác biệt về tốc độ Website khi SEO WordPress

    [​IMG]

    Ảnh 4. Cách SEO website/blog WordPress – Tăng tốc WordPress

    Tốc độ tải trang Web phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó bạn cần lưu tâm tới: Hosting/server nơi đang lưu trữ web, trang web của bạn hình ảnh không vượt quá 800px, web cần phải có Cache, không nhiều hiệu ứng bằng Javascript, không dùng Flash, Không chèn nhiều Video và thẻ iFrame để tránh bị load trực diện. Nếu bạn chưa quen cách xử lý các vấn đề trên có thể tìm hiểu bài viết thủ thuật tăng tốc WordPress trên Wordpress.FAQ.edu.vn

    2.6. Kết nối website với mạng xã hội
    Mạng xã hội chắc chắn ảnh hưởng tới SEO vì các thuật toán gần đầy của Google đều quan tâm tới sự tương tác nhiều hơn là Backlink vì mạng Xã hội là nơi có sự tương tác lớn nhất trong Thế giới Internet hiện nay. Vì vậy Website của bạn cần kết nối thường xuyên với các mạng xã hội phổ biến như Facebook, Google+, Twitter... nhưng theo mình chỉ cần 3 kênh này đã đủ rồi. Kết nối với mạng xã hội như thế nào để tốt cho SEO? Bạn hãy nhờ bên thiết kế hoặc tự thực hiện các công việc sau:

    • Chèn các nút mạng xã hội vào website.
    • Liên kết đến fanpage – group của bạn.
    • Tạo điều kiện cho người dùng share nội dung lên mạng xã hội bằng cách chèn nút Share.
    • Sử dụng Open Graph để tối ưu nội dung chia sẻ lên mạng xã hội.
    • Sử dụng Facebook Insight để thống kê, thu hút lượt truy cập.
    Để làm các công việc trên, trong WordPress đã có sẵn các Plugin hỗ trợ bạn có thể tham khảo tại đây:

    • Chèn nút like – share, +1 của mạng xã hội: Digg Digg Plugin. >> xem giới thiệu về Digg
    • Liên kết đến fanpage – group: Facebook Plugin (còn nhiều tính năng khác).
    • Tối ưu Open Graph: SEO by Yoast.
    • Sử dụng Facebook Insight: SEO by Yoast mục SEO >> Social
    2.7. Tạo trang Archives (Lưu trữ)
    Mặc định trong WordPress cũng đã có sẵn tính năng lưu trữ theo ngày tháng nhưng để giúp con bọ và cả người sử dụng tiện theo dõi bạn nên bổ xung cho trang của mình Plugin hỗ trợ công việc này.

    • Archives plugin
    • Clean my Archives
    2.8. Sử dụng các thẻ heading đúng cách cho theme
    Mình làm bên lĩnh vực thiết kế Web nên rất nhiều khách hàng hỏi:

    • Đặt thẻ Heading (h1,h2,h3..h6) như thế nào?
    • Đặt bao nhiêu thẻ H1, H2...?
    • Đặt thẻ H1 ở đâu, H2 ở đâu?...
    Các câu hỏi này cũng là hiển nhiên vì trước đây SEO ít người quan tâm tới các thẻ Heading nhưng khi SEO ngày càng chỉnh chu hơn thì thẻ Heading có giá trị lớn trong SEO vì nó phản ánh thông tin khung sườn cho một chủ đề/bài viết. Với SEO WordPress hay bất kỳ mã nguồn nào bạn nên sử dụng phương pháp sau:

    • H1: Dành cho logo, tên website trên header. Nhưng khi vào xem bài viết, thẻ h1 sẽ dành cho tên bài viết. Trong Logo nên để Text theo từ khóa chủ đạo trang chủ và dùng css để xử lý để nó không xuất hiện nếu có ảnh.
    • H2: Dành cho tên bài viết ngoài trang chủ hoặc thẻ giới thiệu tóm tắt trong bài viết giống trang báo
    • H3: Dành cho tiêu đề widget.
    • H4: Dành cho các liên kết quan trọng trên widget như category, menu.
    • H5, H6: Mình rất ít khi dùng tới nó, tuy nhiên trong bài viết có nhiều cấp bạn nên sử dụng vì nó sinh ra không bao giờ thừa thãi
    Hiện nay đa phần các Theme đã chuẩn SEO rồi nếu bạn muốn thiết lập tốt nhất bạn nên nhờ bên thiết kế web hoặc gửi câu hỏi cuối bài viết mình sẽ giải đáp cho bạn.

    3. Viết nội dung chuẩn SEO
    Viết nội dung chuẩn SEO tức là bài viết hoặc một trang có thông tin và cách trình bày với các thẻ Heading như mình đã đưa ra ở phần 2.8 của bài này kết hợp với các kiến thức dưới đây. Làm như vậy bạn sẽ có được một bài viết được con bọ của cỗ máy tìm kiếm đánh giá cao. Một nội dung chuẩn SEO sẽ bao gồm các yếu tố như:

    • Tiêu đề bài viết chuẩn SEO, có từ khóa trọng tâm.
    • Sử dụng các thẻ heading (từ h2 đến h4) đúng cách trong bài (xem mục 2.8).
    • Viết từ khóa cần SEO vào bài tối ưu.
    • Tối ưu thẻvà meta description cho từng bài cần SEO.
    • Thêm các liên kết nội bộ vào bài tối ưu – tự nhiên.
    • Nội dung thân thiện, dễ đọc, tự nhiên để thu hút người dùng.
    Hàng tuần vào các ngày cuối tuần T7 hoặc CN mình liên tục tổ chức các buổi Offline hướng dẫn xây dựng Content, hướng dẫn viết nội dung chuẩn SEO và rất nhiều các chủ đề khác bạn có thể tham gia bằng cách theo dõi trên trang chủ mình thường đăng kế hoạch Offline vào thứ 5 hàng tuần.
    4. Cải thiện thứ hạng với backlink
    Backlink là thuật ngữ chỉ các liên kết trỏ về website của bạn từ một website khác. Các backlink này sẽ giúp website của bạn có thứ hạng tốt, bằng cách nào đó khi con bọ quét Website của bạn chúng tìm thấy các backlink từ đó phân tích theo các thuật toán. Nếu Website của bạn có các backlink từ các trang có độ uy tín cao, tuổi đời tên miền lớn, tỷ lệ chuyển đổi về trang của bạn tốt... thì web của bạn sẽ có thứ hạng rất tốt. Tuy nhiên bạn cần tìm hiểu sâu hơn về cách tìm và đặt liên kết để tránh dính thuật toán sẽ khiến bạn bị mất tăm trong kết quả tìm kiếm.

    Chú ý với bạn đọc: Backlink và liên kết là 2 thuật ngữ gần giống nhau vì nó đều là link nhưng liên kết thì không được xét như backlink mà nó chỉ tạo ra Visit chứ không được tính như mốt backlink cho website của bạn.

    Tớ đã đọc các bài viết này về Backlink và áp dụng tới bây giờ vẫn rất hiệu quả bạn nên tham khảo nhé:

    • Các tiêu chí đánh giá Backlink chất lượng
    • 60 nguyên tắc để bạn xây dựng Backlink chất lượng
    • 7 bước để nhận được nhiều liên kết chất lượng
    • Hướng dẫn cách tìm kiếm diễn đàn chất lượng
    • Link audit: Phân tích backlink đối thủ cạnh tranh
    • Cách tăng PageRank – Cần bao nhiêu Backlink?
    4.1. Comment trên blog khác để lấy backlink
    Chủ đề này tớ cũng đã một lần chia sẻ trên trang Thegioiseo.com: Hướng dẫn cách tìm blog Dofollow và có CommentLuv để xây dựng backlink bạn có thể tham khảo để có thêm thông tin giúp bạn kiếm các backlink chất lượng. Có nhiều bạn nói không cần thiết nhưng một chiến dịch lớn và toàn diện cần tính tới mọi phương án và đây chỉ là 1 option trong kế hoạch SEO vì vậy nếu bạn làm SEO cần lưu tâm thêm về nó.

    Tại sao trên Blog lại có Backlink vì trong mục bình luận của WordPress có thêm nhập địa chỉ website hoặc phần nội dung bình luận cho phép đặt liên kết vì vậy nếu bạn đăng bài lên được duyệt nếu được Doffollow thì quá tuyệt vời. Và sẽ tuyệt vời hơn nếu nó cùng chủ đề với bài viết hoặc trang web bạn đang SEO.

    4.2. Viết bài trên blog khác (guest blog)
    Hình thức xây dựng backlink này nghĩa là bạn sẽ tham gia đăng bài lên blog khác và có quyền chèn backlink vào bài viết vì đó thường là ưu tiên của chủ blog dành cho bạn. Đây cũng là một kế hoạch hay trong SEO giống như bạn làm MOD cho một diễn đàn nào đó vậy.

    4.3. Nên trỏ backlink về trang nào?
    Việc trỏ Backlink sẽ tùy theo kế hoạch của bạn vì trong SEO kế hoạch quyết định Backlink vì vậy bạn cần có kế hoạch phù hợp. Tất nhiên bạn nên trỏ backlink tới đúng trang đích mà người dùng cần thông tin mà link đã thông báo. Ví dụ đặt link Học SEO WordPress -> Thì cần trỏ đúng vào bài viết này chứ không về trang chủ hay bạn đặt sai link sẽ là thảm họa nếu link đó đặt không đúng thông tin người dùng cần xem. Theo kinh nghiệm của mình và các chuyên gia SEO:

    • Trỏ backlink về trang chủ nếu bạn muốn tối ưu Domain Authority, Pagerank.
    • Trỏ backlink về category nếu bạn muốn đẩy mạnh người dùng xem các chuyên mục này.
    • Trỏ backlink về từng bài viết nếu bạn cần SEO cho bài viết đó lên top tìm kiếm nhanh chóng, mạnh mẽ.
    5. Tối ưu SEO On-page nâng cao với WordPress
    Trong phần này bạn sẽ biết thêm phương pháp tối ưu SEO On-page nâng cao dành cho SEO WordPress nếu bạn có kiến thức về lập trình là tốt nhất và theme của bạn dễ chỉnh sửa hoặc có các option kích hoạt nó.

    5.1. Thêm thẻ noindex vào các trang không cần thiết
    Trên trang các bài viết/trang như liên hệ, giới thiệu... và các bài viết bạn không muốn cho nó lên TOP thì nên đặt chế độ Nofollow để Google không Index trang đó. Tại sao như vậy vì một con bọ khi lấy trên trang của bạn cũng chỉ có 1 thời gian nhất định nếu nó phải làm việc với quá nhiều liên kết trên trang của bạn không ưu tiên mà các liên kết ưu tiên chưa kịp lấy đã thoát ra thì Website của bạn sẽ bị chậm Index. Như trong phần trước mình nói về Plugin SEO by Yoast nếu bạn đã cài đặt tính năng này khi viết bài hoặc sửa bài viết bạn hãy chọn thẻ Meta Robots Index với giá trị là noindex như hình minh họa dưới đây:

    [​IMG]
    Ảnh 5. Thêm thẻ noindex vào các trang không cần thiết
    Tương tự, bạn có thể thiết lập với các Catagory và Tag không cần thiết bằng cách vào Admin -> Catagory (chuyên mục)/Tag (thẻ) -> Để chỉnh sửa

    5.2. Sử dụng 301 Redirect bài viết thay vì xóa
    Kỹ thuật 301 redirect là kỹ thuật trong lập trình để chuyển hướng từ địa chỉ cũ sang địa chỉ mới. Khi một bài viết, một catagory, tag... được xóa hay thay đổi thì cần phải tạo chuyển hướng cho nó.

    @Bài viết: Khi bạn đổi liên kết thì hệ thống sẽ tự chuyển hướng tuy nhiên nếu bạn xóa thì hãy chuyển hướng nó về bài viết hay trang nào đó hoặc chí ít cũng nên xuất hiện lỗi 404.

    @Các trang Catagory, Tag...: Khi bạn đổi hay xóa liên kết cũng nên thêm dòng lệnh chuyển hướng vào file .htacess

    Ví dụ trang chuyên mục của tớ trước đây là Catagory giờ đặt nó tên là Series thì phải thêm vào .htacess lệnh sau:

    redirect 301 /catagory/ /series/
    Ngoài ra trong WordPress còn có 1 Plugin hỗ trợ bạn công việc này bạn hãy tham khảo 301 Redirect có trong phần Advanced của plugin SEO by Yoast.

    5.3. Đặt nofollow cho các liên kết trỏ ra ngoài
    Dofollow và noffollow là hai tính năng trong thẻ a trong HTML mặc định không có thuộc tính rel thì thẻ a đó được xác định là Dofollow tuy nhiên các liên kết trỏ ra ngoài tức từ Site A -> Site B sẽ làm trang của bạn giảm Backlink vì đã bị Share. Vì vậy bạn cần thực hiện đặt Nofollow cho liên kết.

    tại đây. Khi bạn cài xong thì sẽ có 1 nút Noffollow nằm trọng bộ soạn thảo bài viết bạn sẽ thực hiện đặt Noffolow link bằng cách trỏ con trỏ chuột vào link rồi bấm nút Nofollow trên thanh soạn thảo.

    Cách 2: Phương pháp đặt toàn bộ liên kết ra ngoài trang web là Nofollow và còn nhiều tính năng khác liên quan như mở sang cửa sổ mới... Bạn có thể sử dụng pluginWP External Links để nó tự động thêm rel=”nofollow externl” vào toàn bộ liên kết trỏ ra ngoài.

    [​IMG]

    Ảnh 6. Đặt nofollow cho các liên kết trỏ ra ngoài

    6. Download tài liệu học SEO WordPress
    Để giúp bạn đọc tiện theo dõi Offline bạn có thể Download tài liệu học SEO WordPress 2015 bằng cách tải về từ liên kết này hoặc dùng điện thoại để quét mã qrCode để Download tài liệu từ ảnh dưới đây

    [​IMG]

    Download tài liệu SEO WordPress bằng mã qrcode di động

    7. Lời kết
    Bài viết hướng dẫn bạn đọc cách SEO WordPress 2015 dựa trên kinh nghiệm SEO và lập trình của mình hy vọng đã đáp ứng được đầy đủ các vấn đề SEO với mã nguồn WordPress. Vì vậy hy vọng những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn có kiến thức và cách SEO WordPress hiệu quả nhất. Kiến thức luôn là vô tận và có thể còn nhiều kỹ thuật hay hơn và tốt hơn nếu bạn biết hoặc đã làm tốt hãy chia sẻ bằng cách gửi bình luận trong bài viết này nhé.

    Học SEO đòi hỏi bạn cần có kiến thức thâm và sâu vì vậy bài viết này giúp các bạn có được kiến thức cơ bản về SEO WordPress cũng như cách tối ưu SEO tốt nhất trên WordPress thông qua các kinh nghiệm của mình và các chuyên gia SEO đã chia sẻ trên cộng đồng mà mình đã được đọc.

    Tác giả: Hoàng Luyến

    [​IMG]
    Ảnh. Cách SEO website/blog WordPress toàn tập

     
    Quan tâm nhiều
    Last edited by a moderator: 24/7/15
    #1
  2. vocam PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    9/7/14
    Bác phân tích rất chi tiết và rạch ròi về cách seo Wordpress, đọc xong em hiểu được nhiều vấn đề đang khúc mắc.
     
    #2
  3. tamtoai PageRank 0 Member

    Tham gia ngày:
    20/8/15
    Seo wordpress theo các bác có khó hơn seo blogspot không ạ ?
    Cả hai đều là site vệ tinh 2.0 miễn phí
    Cá nhân mình đã làm quen blog rồi. giờ định làm wp mà khó hiểu quá
     
    #3
  4. nhokkbg PageRank 0 Member

    Tham gia ngày:
    2/2/15
    Nơi ở:
    Hà Nội
    nếu bạn seo wordpress.com thì nó rất hạn chế vì không thể đụng chạm vào code để tối ưu được bạn ak
     
    #4
  5. Datxanh123 PageRank 0 Member

    Tham gia ngày:
    4/9/15
    Các site wp không nên bỏ qua plugin SEO by Yoast. Vì nó hỗ trợ Sao khá mạnh
     
    #5
  6. kyoshiro PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    9/11/15
    Nơi ở:
    hcm
    Rất hay luôn, mình cũng đang làm 1 website băng wp và cũng làm các bước như bài viết, nhiều plugin hổ trợ SEO khá tốt
     
    #6
  7. thinhpvt PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    4/11/15
    Ôi cái này mình mới đọc lần đầu, cảm ơn bạn về những chia sẻ
     
    #7

Chia sẻ trang này