Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - Nguyên nhân dẫn đến áp xe vú Tắc tia sữa trong thời gian lâu sẽ dẫn đến áp xe tuyến vú Tắc tia sữa là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến hiện tượng này. Khi tắc tia sữa xảy ra đồng nghĩa sữa không thoát ra ngoài, tạo thành cục trong thời gian lâu. Trong khi đó, sữa vẫn tiếp tục đang tạo ra, gây tình trạng căng ống dẫn sữa. Tắc tia sữa trong thời gian lâu sẽ dẫn đến viêm tuyến vú và áp xe tuyến vú. Cách điều trị áp xe vú Bệnh hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm mà không ảnh hưởng gì đến sức khỏe, chủ yếu là chích tháo mủ và dùng kháng sinh. Kháng sinh Phát hiện bệnh áp xe vú sớm chỉ cần điều trị bằng kháng sinh Kháng sinh giúp điều trị các bệnh nhiễm trùng nói chung do vi khuẩn và áp xe ở vú nói riêng. Các trường hợp phát hiện bệnh áp xe vú sớm thường chỉ cần điều trị bằng kháng sinh mà không cần phẫu thuật can thiệp. Chích rạch và dẫn mủ áp xe Bệnh nhân cần chích rạch hoặc phẫu thuật dẫn mủ Thường khi ổ áp xe kích thước lớn, nhiều mủ trong ổ vú thì bệnh nhân cần chích rạch hoặc phẫu thuật dẫn mủ. Đầu tiên cần phá vỡ ổ mủ rồi dẫn lưu ổ mủ ra ngoài, cần bác sĩ có kinh nghiệm thực hiện kết hợp với kĩ thuật hình ảnh để tránh làm tổn thương ống dẫn sữa cũng như các cơ quan liên quan khác. Vệ sinh và sát khuẩn Hãy cho trẻ bú ở bên vú bình thường Áp xe ở vú trong giai đoạn cho con bú có thể tiến triển nặng hơn, biến chứng phức tạp hơn do trẻ bú làm sứt, nhiễm trùng đầu vú. Vì thế vệ sinh sạch sẽ đầu vú, đặc biệt khi bị xước xát, viêm nhiễm cũng rất quan trọng. Bên cạnh đó, ở các trường hợp cần phẫu thuật, chích mủ dẫn lưu ổ áp xe vú, cần rửa bằng oxy già, thuốc sát khuẩn,… Thay băng gạc bảo vệ hàng ngày cho đến khi hết hoàn toàn mủ, tránh bệnh tái phát. Trong thời gian điều trị áp xe vú, mẹ không nên cho trẻ bú vì có thể lẫn dịch mủ trong sữa, sốt cao và các triệu chứng nhiễm trùng làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Điều này có thể khiến trẻ bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, đi phân lỏng,… Hãy cho trẻ bú ở bên vú bình thường, tuy nhiên bên vú nhiễm bệnh vẫn cần hút sữa thường xuyên ra ngoài.