News Các ứng dụng android chưa mã độc quảng cáo trên play store

Thảo luận trong 'Tin công nghệ' bắt đầu bởi thaihihi001, 22/8/18.

  1. thaihihi001 PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    10/7/18
    Kho ứng dụng Google Play Store được thiết kế để bảo vệ smartphone khỏi mối nguy ứng dụng độc hại, chưa qua kiểm duyệt. Dù Play Store sở hữu hệ thống anti-virus chắc chắn, nhưng dường như vừa xuất hiện hàng loạt các ứng dụng xấu đột nhập thành công vào Play Store mà không bị phát hiện.
    Các nhà nghiên cứu chống gian lận tại eZanga mới đây đã phát hiện hàng trăm ứng dụng đươc cài đặt trên các điện thoại thông minh Android trên khắp thế giới có dính líu tới lừa đảo quảng cáo dạng click chuột tạo doanh thu. Theo thông tin từ công ty, hơn 300 ứng dụng trên Play Store có thể gây thiệt hại cho ngành công nghiệp một con số giật mình lên tới 6,5 tỷ USD tiền lãi từ quảng cáo trong năm nay.
    Vấn đề này được hé lộ lần đầu tiên khi Anura-một giải pháp chống gian lận quảng cáo phát hiện được hành vi tự động click quảng cáo của một số ứng dụng trên Play Store và sau đó đã thực hiện giám sát kỹ càng hai ứng dụng hình nền có tên Lovely Rose và Oriental Beauty. Xuyên suốt quá trình giám sát 24 giờ, các điện thoại dùng làm mẫu thử được cài đặt hai ứng dụng nói trên và để trong chế độ ngủ, nhưng hai ứng dụng này đã yêu cầu tổng cộng 3.061 quảng cáo và tự động click thành công 169 quảng cáo.
    [​IMG]
    Tính đến 16/6, eZanga đã phát hiện được 317 ứng dụng tương tự trên Play Store, cùng với hơn 1.300 các ứng dụng khác thậm chí còn độc hại hơn sẵn có tại các nguồn khác. eZanga ước tính đến hiện tại những ứng dụng này đã tích lũy được từ 4,1 tới 14,2 triệu lượt cài đặt, trong đó chỉ tính riêng ứng dụng phổ biến nhất - Clone Camera - có gần một triệu lượt cài đặt.
    Hãy cẩn trọng với những ứng dụng hình nền động bạn nhé
    Nghiên cứu đã xác định được một số các nhà phát triển ứng dụng đang tung ra các phần mềm độc này. Một số cái tên tiêu biểu: Atunable, Classywall, Firamo, FlameryHot, NeoApp, Goopolo, Litvinka Co, Livelypapir, Tuneatpa Personalization, Waterflo, X Soft và Zheka.
    Điều thú vị ở đây là, danh sách trên còn xác định được ứng dụng vô cùng phổ biến ES File Explorer/Manager PRO là một ứng dụng có những hành vi tương tự. Tuy nhiên eZanga đã giải thích rõ ràng rằng mã độc chỉ được tìm thấy trong một phiên bản hack của ứng dụng này trong một tập tin APK chứ không phải phiên bản hợp pháp được bán trên Play Store. Vậy nên nếu ai cần một lời cảnh tỉnh vì sao chúng ta nên tránh xa các ứng dụng hack, thì đây chính là câu trả lời.
    Nhiều ứng dụng bị phát hiện có chứa mã độc và số lượng đông đảo người dùng tải về đều nhận được các phản hồi gay gắt và điểm đánh giá vô cùng thấp. Tất nhiên các ứng dụng này vẫn có các đánh giá 5 sao nhưng theo Avast, đây có thể là các lượt vote giả mạo.

    Hiện tại Google đã xóa các ứng dụng bị Avast phát chứa mã độc quảng cáo khỏi cửa hàng Play Store. Hơn hết, người dùng cần cảnh giác hơn trước khi cài bất cứ ứng dụng nào từ cửa hàng Play Stor.

    Nguồn: SecurityBox
     
    Quan tâm nhiều
    Rút tiền 33WIN bởi 33winlemcom, 25/11/24 lúc 21:16
    33winlemcom bởi 33winlemcom, 25/11/24 lúc 21:08
    33winlemcom bởi 33winlemcom, 25/11/24 lúc 21:09
    Ngan12345@ bởi 33winlemcom, 25/11/24 lúc 21:10
    Ngan12345@ bởi 33winlemcom, 25/11/24 lúc 21:13
    Ngan12345@ bởi 33winlemcom, 25/11/24 lúc 21:14
    #1

Chia sẻ trang này