Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - Thời đại công nghiệp 4.0. Người người nhà nhà đều cầm trên tay smartphone, lướt web, đọc tin tức, kết nối với bạn bè, mua sắm online. Vì vậy, xuất hiện loại hình Digital Marketing (marketing kỹ thuật số) bên cạnh marketing truyền thống. Người làm marketing luôn phải đổi mới để kịp thích nghi với sự thay đổi của thời đại. Nên việc hiểu rõ về các thuật ngữ trong Digital Marketing là rất cần thiết. Đặc biệt, đối với người đang và sẽ tham gia vào kênh truyền thông hiện đại này. Digital Marketing là kênh marketing đang phát triển mạnh hiện nay Sau đây là những thuật ngữ thông dụng trong Digital Marketing. Mà các marketer, chủ doanh nghiệp cần phải biết để sử dụng đúng với mục đích. Letweb sẽ phân chia theo thứ tự bảng chữ cái a, b, c để người đọc tiện theo dõi nhé! Chữ A Affiliate Marketing: nghĩa là một hình thức tiếp thị liên kết. Một website bán hàng sẽ liên kết với website khác. Đóng vai trò là đại lý để bán sản phẩm/dịch vụ của website kia. Website đại lý sẽ nhận được tiền hoa hồng dựa trên doanh thu hoặc lượng khách truy cập đến website. Công ty bắn phát súng khai mở cho chương trình Affiliate Marketing là Amazon. Sau đó kéo theo hàng loạt các công ty khác như Paypal, Yahoo, Google, Godaddy… cùng áp dụng để tăng doanh số bán hàng online. Ở Việt Nam thì phải kể đến như Lazada, Tiki, Accesstrade VM hoặc Letweb Partner. Advertiser: thuật ngữ ám chỉ những doanh nghiệp quảng cáo, nhà quảng cáo trên Internet. Ad Network – Advertising Network: cụm từ này mang nghĩa một mạng quảng cáo liên kết với nhiều website. Nhằm mục đích giúp nhà quảng cáo có thể đăng tin trên nhiều website khác nhau cùng một lúc. Google là một trong những Ad Network lớn trên thế giới. Ở Việt Nam có thể kể đến một vài Ad Network nổi bật như Admicro, Innity, Ambient… Adwords – Google Adwords: là một chương trình quảng cáo của Google cho phép người dùng đặt quảng cáo trên các trang thuộc nội dung của Google hoặc trang kết quả tìm kiếm của Google. Adsense – Google Adsense: nếu bạn vào một website và thấy các banner quảng cáo ở một góc nào đấy thì đó chính là Adsense. Đây là chương trình cho phép người sở hữu/xuất bản website (gọi là publisher) tham qua vào mạng quảng cáo của Google Adwords. Được đăng quảng cáo của Google trên website. Mỗi khi có người truy cập vào website đó và click hoặc xem quảng cáo thì chủ website sẽ nhận được tiền. Analytics – Google Analytics: một công cụ miễn phi của Google cho phép cài đặt vào website. Để theo dõi các chỉ số về website, về lượng người truy cập và các thông tin liên quan khác. Nhằm đánh giá tình trạng và hiệu suất website. Chữ B Banner: nếu bạn vào website và thấy một ảnh cực bắt mắt với các thông tin như khuyến mãi, ưu đãi, tin tức hot thì đó được gọi là banner. Nó có thể ở dạng tĩnh hoặc động và dùng như một công cụ quảng cáo. Booking: thuật ngữ ám chỉ đăng bài PR hoặc đăng quảng cáo trên các trang báo điện tử. Hoặc trang mạng có lượng khách truy cập khổng lồ. Chữ C Content – Content Marketing: hay còn gọi là tiếp thị nội dung. Người ta sẽ viết những nội dung với mục đích để quảng cáo hoặc truyền tải thông điệp đến khách hàng. Nhằm đạt được mục đích có lợi cho doanh nghiệp hoặc chiến dịch marketing. CTR – Click Through Rate: có nghĩa là tỷ lệ click trên số lần hiển thị của quảng cáo. Quảng cáo thông qua Google Adwords hiện đang có CTR cao nhất (trung bình dao động khoảng 5%, mức cao nhất là 50%). CTR thấp nhất là ở hình thức quảng cáo banner (có khi chỉ đạt 0.01%). CPA – Cost Per Action: đây là hình thức tính chi phí quảng cáo dựa trên số khách hàng đã thực hiện hành động thực tế khi họ thấy quảng cáo. Ví dụ như mua sản phẩm, gọi điện, gửi email, điền form thông tin… CPC – Cost Per Click: đây là hình thức tính phí quảng cáo dựa trên mỗi lần nhấp chuột vào quảng cáo. CPC là hình thức phổ biến nhất trong quảng cáo trực tuyến. CPM – Cost Per Mile: hình thức tính phí dựa trên 1000 lần hiển thị quảng cáo. CPD – Cost Per Duration: hình thức tính phí dựa trên thời gian đăng quảng cáo (ví dụ 1 ngày, 1 tuần hay 1 tháng). CPD chỉ còn tồn tại ở Việt Nam, còn các nước khác có ngành Digital Marketing đã bỏ hình thức này từ lâu. Contexual Advertising: hình thức hiển thị quảng cáo dựa trên nội dung của website hoặc hành vi tìm kiếm của người dùng Internet. Click Fraud – Fraud Click: một hình thức gian lận có chủ ý bằng click. Nhằm gây thiệt hại cho quảng cáo của đối thủ hoặc mang lại lợi ích xấu cho người click. Đây là một vấn nạn của ngành quảng cáo trực tiếp ở Việt Nam. Conversion – Conversion Rate: là chỉ số thể hiện tỷ lệ khách hàng thực hiện hành động sau khi xem hay click vào quảng cáo. Những hành động đó mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Ví dụ như mua hàng, điền form thông tin, đăng ký tham gia hội thảo v.v.. Đây chính là chỉ số quan trọng để đo lường hiệu quả của chiến dịch quảng cáo. Chữ D Doorway Page: một thuật ngữ dùng trong SEO để các đơn vị triển khai SEO cho website của khách hàng. Đó là một trang web đơn được xây dựng nhằm mục đích tối ưu hóa. Để được Google cho xếp thứ hạng cao trong trang kết quả tìm kiếm. Display Advertising: nghĩa là quảng cáo hiển thị. Là hình thức quảng cáo banner hoặc rich media trên các trang mạng/báo điện tử. Chữ F Forum Seeding: đây là một hình thức quảng bá sản phẩm/dịch vụ phổ biến trên các diễn đàn, forum. Người thực hiện sẽ vào các topic để comment hoặc tạo topic. Nhằm kích thích, lôi kéo thành viên vào bình luận, đánh giá về sản phẩm/dịch vụ. Facebook Marketing: Thuật ngữ chỉ mọi hoạt động marketing (sản phẩm, quảng bá thương hiệu, quảng cáo) trên mạng xã hội Facebook. Facebook Ads – Facebook Advertising: hình thức chạy quảng cáo trên Facebook. Chữ K Keyword: nghĩa là từ khóa, cụm từ mà bạn dùng để tìm kiếm thông tin khi tra cứu trên công cụ tìm kiếm. Ví dụ bạn muốn tìm hiểu thông tin về Đà Nẵng. Bạn gõ vào công cụ tìm kiếm “Đà Nẵng có gì vui” hoặc “thời tiết Đà Nẵng”,… KPI – Key Performance Indicator: đây là chỉ số mà người ta thường dùng để đánh giá hiệu quả của một chiến dịch quảng cáo. Chữ L Landing Page: là một trang web đơn có mục đích thu hút khách truy cập trong một chiến dịch quảng cáo. Trang này sẽ chịu trách nhiệm chuyển đổi khách truy cập thành khách hàng thông qua form liên hệ, form đăng ký… Landing Page cũng là thuật ngữ dùng để chỉ trang đích trong một quảng cáo banner, quảng cáo Adwords hay một chiến dịch SEO… Chữ M Meta Description: khi bạn tìm kiếm thông tin, Google sẽ hiển thị hàng loạt các website và dưới mỗi website sẽ có vài dòng mô tả ngắn gọn để bạn biết nội dung website đó là gì. Dòng mô tả ngắn ấy là thẻ Meta Description, giới hạn từ 135 đến 395 ký tự. Meta Keywords: đây là nơi bạn nhập danh sách từ khóa của bài viết. Danh sách cần ngắn gọn, sử dụng cả từ khóa ngắn và từ khóa dài. Chữ O Online Marketing: là hình thức marketing trên môi trường trực tuyến, sử dụng các công cụ trực tuyến. Có thể kể đến một vài công cụ như: Email Marketing, Social Marketing, SEM, Display Advertising… Organic Search Result: là kết quả tìm kiếm tự nhiên, không phải chạy quảng cáo trên trang kết quả tìm kiếm của Google. Chữ P Pageviews: nghĩa là số trang web được mở. Chỉ số càng cao thì càng mang lại nhiều lượt click, tương tác, giúp tăng thêm thu nhập. Paid Listing: nghĩa là bạn phải trả tiền để bài viết/quảng cáo của mình xuất hiện trên 1 website nào đó. PPC – Pay Per Click: giống với CPC. PPL – Pay Per Lead; PPS – Pay Per Sale: giống với CPA. Pop Up Ad: khi bạn truy cập một website nào đó thì sẽ thấy xuất hiện một cửa sổ quảng cáo khác. Hình thức này thường khiến người dùng cảm thấy khó chịu. Publisher: từ này dùng để ám chỉ các nhà xuất bản website/người sở hữu 1 trang web. Publisher kiếm thu nhập bằng cách tham gia đặt quảng cáo cho các Advertiser trên web của mình. Một số Publisher lớn ở Việt Nam là 24h.com.vn, Dantri, Vnexpress… Chữ R ROI – Return On Investment: đây là thuật ngữ thường thấy trong Digital Marketing, có nghĩa là hiệu quả trên ngân sách đầu tư. Nó thường kết hợp với CPA để biết để có một khách hàng, thì phải tốn bao nhiêu chi phí. Sau chiến dịch marketing với ngân sách nhất định thì hiệu quả công ty thu được là gì? Chữ S SEM – Search Engine Marketing: đây là hình thức marketing bằng công cụ tìm kiếm, bao gồm SEO và Google Adwords. SEO – Search Engine Optimization: là công việc tối ưu hóa website để làm tăng tính thân thiện với công cụ tìm kiếm. Nhằm nâng cao thứ hạng của website trong trang kết quả tìm kiếm khi tra cứu từ khóa nào đó. SERP – Search Engine Result Page: thuật ngữ này chỉ trang kết quả tìm kiếm hiển thị sau khi người dùng gõ từ khóa tìm kiếm nào đó. Sitemap: nghĩa là bản đồ của website. Giúp công cụ tìm kiếm dễ thu thập thông tin trên website. Đồng thời cũng giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin mình cần trên website. Social Media: thuật ngữ này chỉ hình thức marketing thông qua các kênh mạng xã hội. Social Networks: thuật ngữ chỉ tên gọi chung của cho các mạng xã hội. Chữ U Unique Visitor: là chỉ số cho thấy số người truy cập duy nhất, không bị trùng lặp khi truy cập vào website nào đó trong khoảng thời gian nhất định. Ví dụ 1 ngày bạn vào 1 website 6 lần thì cũng chỉ tính là 1 lần unique visitor. Usability: thuật ngữ chỉ sự tiện dụng, dễ sử dụng, mức độ thân thiện của website đối với người truy cập. Chữ V Visit: thuật ngữ chỉ số lượt ghé thăm website. Trên đây là những thuật ngữ trong Digital Marketing mà Letweb muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng một chút kiến thức trên sẽ giúp bạn có nền tảng để bước vào con đường Digital Marketing. Và đạt được nhiều kết quả đáng mong đợi trong hoạt động kinh doanh online của mình. Nếu bạn còn thuật ngữ nào hay muốn đóng góp thì đừng ngại để lại bình luận ở dưới nhé!