News Các thông số trên RAM của máy chủ có ý nghĩa gì? Vì sao Ram Server cần tính năng ECC

Thảo luận trong 'Tin công nghệ' bắt đầu bởi minhduongpro, 1/2/21.

  1. minhduongpro PageRank 2 Member

    Tham gia ngày:
    21/7/17
    Rất nhiều người trong chúng ta đã biết và hiểu cơ bản về Ram máy tính. Ram dùng cho máy chủ thường được gọi là Ram ECC lại có những đặc điểm khác biệt quan trọng so với Ram của máy tính thông thường. Vì vậy, bài viết lần này hy vọng sẽ mang lại nhiều nhiều thông tin bổ ích đủ để giải đáp những thắc mắc xung quanh RAM server. Ngoài ra còn giúp người dùng hiểu về ý nghĩa các thông số trên một RAM server theo một cách đơn giản nhất.
    Trước hết Ram dành cho server cũng là Ram – bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên – bộ nhớ trong. Vai trò cơ bản của nó cũng tương tự như trong máy tính để bàn và laptop. Hiểu 1 cách đơn giản nhất: Ram có vai trò trung gian, trung chuyển giữ liệu giữa CPU và các thành phần khác, đặc biệt là bộ phận lưu trữ ( HDD ). Dung lượng Ram càng lớn thì khả năng chứa dứ liệu trung gian càng cao, tốc độ ram càng lớn thì khả năng nạp – nhả dữ liệu càng nhanh.
    a) Ram máy chủ (server) là gì?
    Ram máy chủ (server) hay còn được gọi là bộ nhớ máy chủ là 1 thuật ngữ kỹ thuật dùng để chỉ 1 linh kiện trong hệ điều hành máy tính, Ram máy chủ thường sử dụng trong hệ thống máy chủ hay system máy chủ. Ram máy chủ là linh kiện khá quan trọng vì nó quyết định số lượng và kích cỡ chương trình được chạy hay xử lý vào cùng một lúc cũng như lượng dữ liệu có thể truyền tải, xử lý ngay tức thời.

    >>> Xem thêm: máy chủ lenovo st550

    b) Vì sao Ram Server cần đến tính năng ECC?
    Thực tế thì Ram là nơi có khả năng phát sinh lỗi nhỏ và rất nhỏ trong 1 số chu kỳ hoạt động của nó. Với máy tính để bàn và laptop thì do cường độ hoạt động không quá cao, thời gian hoạt động liên tục không quá lâu nên vấn đề này không phải là nghiêm trọng hay thậm chí là người dùng không nhận biết được. Nhưng máy chủ, điều này sẽ gây ra nhiều vấn đề, đặc biệt là mất hoặc lỗi dữ liệu. Tính năng ECC sẽ giúp Ram có khả năng kiểm tra và sửa lỗi trên mỗi chu kỳ luân chuyển dữ liệu.
    Để có tính năng ECC, Ram cho máy chủ luôn hiện diện thêm chip nhớ hoặc thanh ghi đảm nhận vai trò sửa lỗi. Do đó về mặt hình thức, cách đơn giản nhất để chúng ta nhận diện Ram dành cho máy chủ là chúng có 1 lượng lẻ các chip nhớ đối với Ram ECC unbuffered và có thêm 1 thanh ghi nằm giữa các chip nhớ đối với Ram ECC Registered ( ECC REG ).
    c) Ý nghĩa các thông số trên Ram máy chủ (server):

    1) DDR3 SDRAM (gọi tắt là DDR3):

    Là công nghệ ram mới nhất và thông dụng nhất trên thị trường hiện nay, dựa trên thiết kế SDRAM (Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động đồng bộ - Synchronous Dynamic Random Access Memory), sử dụng tín hiệu xung nhịp để đồng bộ hóa mọi thứ. DDR là viết tắt của Double Data Rate - Tốc độ dữ liệu gấp đôi, có nghĩa là trong một xung nhịp có thể truyền được hai khối dữ liệu, nên tốc độ truyền dữ liệu nhanh gấp đôi.

    >>> Xem thêm: máy trạm dell t5820



    2) Capacity: Là lượng thông tin mà một ram có thể lưu trữ được. Tùy theo từng ram mà có các loại capacity khác nhau như: 2GB, 4GB…

    3) ECC (Error Checking and Correction – kiểm tra và sửa lỗi):

    Đây là thành phần căn bản trong hệ thống máy chủ hiện nay. Có hai loại bộ nhớ ECC là unbuffered ECC và registered ECC. Sự khác nhau căn bản giữa 2 loại module bộ nhớ này là các lệnh truy xuất bộ nhớ đối với bộ nhớ unbuffered ECC là trực tiếp giữa khối điều khiển bộ nhớ và module bộ nhớ trong khi đối với bộ nhớ registered ECC, các lệnh truy xuất trước tiên được gửi đến register chip rồi sau đó mới được gửi đến các module nhớ. Xem thêm So sánh ram UDIMM và RDIMM

    4) Bus:

    Gồm nhiều dây dẫn điện nhỏ gộp lại, là hệ thống hành lang để dẫn dữ liệu từ các bộ phận trong máy tính (CPU, memory, IO devices). BUS có chứa năng như hệ thống ống dẫn nước, nơi nào ống to thì nước sẽ chạy qua nhiều hơn, còn sức nước mạnh hay yếu là do các bộ phận khác tạo ra. Hiện nay thông dụng là các loại RAM có bus 1333 và 1600, những loại có bus cao hơn thường xuất hiện ở những loại ram cao cấp như ram Supermicro, Ram Hynix,...

    5) CAS (Column Address Strobe) hay còn gọi là Độ trễ (Latency): là thời gian được tính từ khi dòng lệnh được chuyển xuống thanh ram và nó hồi đáp lại cpu.

    6) Refresh Rate - Tần số làm tươi:

    Ram máy chủ được tạo nên bởi hàng trăm tế bào điện tử, mỗi tế bào này phải được nạp lại điện hàng nghìn lần mỗi giây vì nếu không dữ liệu chứa trong chúng sẽ bị mất. Chính vì vậy các bộ nhớ động cần phải có quá trình nạp lại, quá trình này vẫn thường được chúng ta gọi là “ refresh – làm tươi”.

    >>> Xem thêm: máy trạm dell 7820 giá rẻ
     
    Quan tâm nhiều
    Xem thêm: bởi i9bettcfd, 19/10/24 lúc 22:25
    Xem thêm: bởi i9bettcfd, 19/10/24 lúc 22:24
    Xem thêm: bởi i9bettcfd, 19/10/24 lúc 22:26
    I9BET bởi i9bettcfd, 19/10/24 lúc 22:23
    I9BET bởi i9bettcfd, 19/10/24 lúc 22:21
    #1

Chia sẻ trang này