Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - 1. Streetwear Streetwear là một phong cách thời trang ngày càng được yêu thích ở Việt Nam. Từng bước, người tiêu dùng Việt Nam đang có những sự lựa chọn nhiều hơn khi mua các sản phẩm thời trang phong cách này. Các thương hiệu streetwear quốc tế như Supreme, A Bathing Ape (BAPE), Off-White, và Palace Skateboards đã được giới trẻ Việt Nam biết đến và ưa chuộng. Ngoài ra, cũng có nhiều thương hiệu streetwear Việt Nam đang được săn đón, ví dụ như ADAPT hoặc LUMI Không chỉ xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày của người trẻ, streetwear còn là một phần không thể thiếu của những sự kiện âm nhạc và thời trang ở Việt Nam. Các buổi concert của các nghệ sĩ trẻ thường thấy khán giả đến với những trang phục streetwear nổi bật. Tuy nhiên, với việc nhập khẩu hàng hóa giả từ Trung Quốc và ngành công nghiệp hàng fake lớn mạnh, thị trường streetwear Việt Nam cũng đang phải đối mặt với vấn đề hàng giả và công nghiệp sản xuất hàng giả. Tóm lại, streetwear là một phong cách thời trang đang ngày càng được ưa chuộng ở Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý về vấn đề hàng giả để giữ cho thị trường này phát triển khỏe mạnh trong tương lai. 2. Sartorial CẦN GÌ ĐỂ THEO ĐUỔI PHONG CÁCH SARTORIAL TẠI VIỆT NAM? Sartorial, hay Classic Menswear, đều chỉ phong cách ăn mặc cổ điển. Phong cách này, dù trải qua nhiều thăng trầm, vẫn đang tồn tại và phát triển trên thế giới. Hiện nay ở Việt Nam, phong cách này ngày càng được nhiều người quan tâm. Nhưng cuộc chơi nào cũng có những luật chơi của riêng nó. Loạt bài này của mình hi vọng sẽ giúp các bạn, đặc biệt là các thành viên mới, các "newbie" muốn theo đuổi phong cách này tránh được những bỡ ngỡ và hoang mang khi tham gia. Đầu tiên mình xin phép tổng hợp những khúc mắc, những rào cản mà khá nhiều bạn nêu ra về Classic Menswear: • Khí hậu (nóng) • Vóc dáng (người Việt Nam thấp bé) • Điều kiện kinh tế (ít tiền đi xe máy thì mặc suit nỗi gì) • Quan điểm xã hội (mặc suit sợ bị gọi là đa cấp, là đi ăn cưới, sợ bị chê già v.v..) Còn nữa, nhưng những ý trên là những ý mình thấy được nhắc đến nhiều nhất, thường xuyên nhất, và cũng là những khúc mắc có thật. Nhưng những điều đó có khiến cho việc người Việt Nam mặc đồ âu phục cổ điển trở nên bất khả thi không? Mình nghĩ là không. Tất nhiên mình không cổ súy cho việc cứ mặc âu phục mới là đẹp còn mặc kiểu khác là xấu, nhưng mình nghĩ đó là kiểu trang phục giúp cho người mặc đạt được rất nhiều lợi ích: nhìn lịch sự hơn, uy tín hơn, sang trọng hơn. Không phải tự nhiên mà đa cấp hay mặc suit, vì họ cần phải trông uy tín trước khách hàng. Nói đi cũng phải nói lại, mình thừa nhận là ở ta, việc mặc âu phục nó vẫn có gì đó sai sai. Có một tình cảnh này rất dễ gặp, là chúng ta đi đường nhìn thấy một anh nhân viên ngân hàng, cao ráo đẹp trai, mặc bộ suit đeo cà vạt đầy đủ, nhưng nhìn vẫn cứ không được đẹp và thậm chí là khó phân biệt được anh ta với đội "đa cấp" mà hầu như chúng ta đều ghét. Vậy để mặc Classic Menswear ở Việt Nam sao cho đẹp, dù vẫn còn bao nhiêu khúc mắc như trên, chúng ta cần chuẩn bị những gì? 1. TÂM LÍ Tâm lí thoải mái là điều quan trọng nhất. Đầu tiên nếu xác định thích phong cách này, bạn hãy cứ tự tin và vui vẻ đến với nó. Nhớ rằng nó là phong cách lịch sự, sang trọng, đã tồn tại và phát triển hàng trăm năm nay trên khắp thế giới mà chưa hề có dấu hiệu bị đào thải, chỉ ngày càng cải tiến để phù hợp hơn với môi trường và điều kiện của con người mà thôi. Nên không có gì phải xấu hổ khi mặc đồ này cả. Bên cạnh đó, dù nó là bộ suit, là sang trọng, là kiểu cách thật, nhưng đến cốt lõi nó vẫn là BỘ QUẦN ÁO. Và chúng ta mặc quần áo, chúng ta là chủ nhân của nó, là chủ thể chính. Đừng "sợ" khi mặc suit. Tuy nhiên hãy nhớ rằng, ngoài Classic Menswear thì còn rất nhiều phong cách khác, mỗi người sẽ yêu thích và lựa chọn một phong cách, và việc người ta không thích phong cách như mình không có nghĩa họ là kẻ dở hơi hoặc dốt nát. Khá nhiều anh em mới chơi âu phục mắc phải sai lầm này. Điểm tiếp theo cần lưu ý về mặt tâm lí, đó là không nên "gồng". "Gồng" tức là bạn cho rằng chỉ có suit mới đẹp, và trời nóng 40 độ thì vẫn cứ phải mặc suit mới là đẹp. Không phải vậy. Classic Menswear không chỉ có suit, mà bao gồm rất rất nhiều thứ song hành cùng cuộc sống của chúng ta suốt 12 tháng trong năm. Điều đó dẫn tới yếu tố thứ 2 cần chuẩn bị: 2. KIẾN THỨC Đây chính là thứ phân biệt một người mặc đẹp và anh nhân viên ngân hàng mình lấy ví dụ ở bên trên. Người có kiến thức là người sẽ biết đi việc gì thì mặc đồ gì, trời nắng thì dùng chất liệu gì, kiểu cách nào, trời lạnh thì sử dụng phụ kiện ra sao v.v.. Ví dụ như đi bộ ở bãi biển hóng gió với crush mà bạn diện đúng bộ suit bạn mặc khi đi họp với sếp, thì thực sự là không phù hợp tí nào cả. Trước khi mặc đẹp, hãy mặc đúng đã. Có kiến thức sẽ giúp bạn hết "gồng", và càng ngày bạn sẽ càng thấy tự nhiên + tự tin hơn khi mặc đồ. Ngày nay kiến thức bằng tiếng Anh hay tiếng Việt đều khá dễ dàng tra cứu trên mạng. Hãy đầu tư tìm tòi để tự nâng cao hiểu biết của bản thân. Kiểu đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng ấy ạ. 3. HÌNH THỂ Một trong những quan điểm khá phổ biến, là người Việt mình vóc dáng nhỏ, mặc đồ Âu không đẹp như Tây. Cái này thực sự thì không sai, và nếu nói rộng ra thì người Á Đông về cơ bản mặc Âu phục khó đẹp hơn so với phương Tây. Nhưng khó không phải là không thể. Thấp không có nghĩa là không được mặc đẹp. Nếu không may mắn có chiều cao và vóc dáng lí tưởng, hãy đi tập. Việc đi tập sẽ giúp bạn có body cân đối dù không được cao. Trong ăn mặc, điều quan trọng nhất là tỉ lệ. Nếu tỉ lệ của bạn đẹp (điều hoàn toàn có thể đạt được nếu bạn đi tập), bạn thậm chí có khả năng mặc đẹp hơn những người cao nhưng thiếu cân đối. Và xin chia sẻ với các bạn, những Tom Cruise, Tom Hardy, Cillian Murphy, Jake Gyllenhaal (*), Taron Egerton đều không hề cao xuất sắc đâu. Cái lí do chỉ cao 1m6x 1m7x nên không mặc đồ âu thực sự chỉ là ngụy biện mà thôi. 4. TÀI CHÍNH Hehe, cái này là tất nhiên rồi. Không chỉ món Âu phục này, mà theo đuổi món nào thì cũng cần tiền cả. Và cũng chỉ nên đầu tư ở mức ngân sách phù hợp thôi các bạn nhé, tránh trường hợp vung tay quá trán ảnh hưởng đến cuộc sống. ________________ Đó là những yếu tố cơ bản để bắt đầu cuộc chơi. Tất nhiên vẫn còn nhiều thứ nữa, và cũng cần cụ thể chi tiết hơn nữa nếu các bạn muốn tìm hiểu sâu. Nhưng trong khuôn khổ bài viết mình chỉ nêu những ý như vậy. Điều mình muốn nhấn mạnh ở đây là Classic Menswear dành cho tất cả mọi người, miễn là chúng ta có sự chuẩn bị và cởi mở với nó. Vậy là cơ bản đã xong những thứ chúng ta cần chuẩn bị khi tham gia cuộc chơi. Ở các kì tiếp theo, mình dần dần sẽ đi sâu vào vấn đề cốt lõi hơn. Rất mong sẽ nhận được nhiều ý kiến từ các bạn. Cre : Minh Anh Nguyen ________________ Ảnh từ Sartorial Walk 2019. 3. Vintage style Mod Style bắt đầu từ những năm 1950 từ một nhóm các thanh niên sành điệu ở London trở thành một nét văn hoá và dần lan rộng ra khắp Vương quốc Anh và dần ảnh hưởng đến các quốc gia khác cho đến tận ngày nay ở quy mô nhỏ hơn. Mod Style có thể được nhận diện ở thời trang, âm nhạc và những chiếc xe Vespa hay Lambretta. Thuật ngữ MOD bắt nguồn từ chủ nghĩa hiện đại, một thuật ngữ được sử dụng trong những năm 1950 để mô tả các nhạc sĩ và người hâm mộ nhạc jazz hiện đại. Đối lập với MOD là TRAD - từ mô tả những người yêu nhạc Jazz cổ điển. Chính vì thế những người đầu tiên tạo nên trào lưu Mod là những người hâm mộ nhạc Jazz hiện đại và sau này được dùng rộng rãi hơn để mô tả những thứ được cho là trending, thời thượng và hiện đại (modern). Có thể thấy những người theo Modstyle tuy xuất phát từ Anh Quốc nhưng ảnh hưởng rất nhiều từ phong cách trang phục hiện đại của Ý và Pháp với những bộ trang phục chỉnh chu và những chiếc xe tay ga bóng loáng. Ban đầu, những người theo Mod khá cực đoan khi bắt buộc với lối sống xa sỉ khi phải là những bộ đồ may đo đắt tiền, đầu tóc chải chuốt, những chiếc xe Vespa/lambretta đẹp đẽ được lắp thêm nhiều phụ kiện bắt mắt; họ có thể chấp nhận “không có thức ăn để mua quần áo” để đổi lấy vẻ ngoài bảnh bao. Đến cuối những năm 1960, một số mod (hard mod) có xu hướng bụi bặm, đường phố và thoải mái hơn xuất hiện và mang hơi hướng hippie/indie hơn với trang phục đơn giản hơn, những chiếc xe cũ hơn…còn có thể gọi là Scootist. Nhưng dù là gì thì một trong số những điểm chung của các mod đều sử dụng xe tay ga (trước chỉ có xe 2 thì) Vespa và Lambretta vì chúng là biểu tượng phong cách Ý và thân xe che chắn cho các bộ đồ khỏi bụi bẩn, bùn đất. Một đặc điểm chung nữa là đa số họ đều khoác thêm chiếc áo Parka Fishtail của quân đội trong khi lái xe để giữ quần áo sạch sẽ; những chiếc áo Parka này thường được dán thêm các miếng patch logo các nhóm khác nhau đã từng giao lưu, hay các lá cờ, những hình thù mang hơi hướng pop-art và đặc trưng nhất là biểu tượng vòng tròn của lực lượng Không quân Hoàng Gia - niềm tự hào của người Anh. Chụp ảnh siêu đẹp bởi photographer nghệ nhân Tùng Hoàng Cre : Vietnam Vintage Community 4. Phong cách Y2K 1. Y2K style như thế nào? Phong cách Y2K là một xu hướng đã xuất hiện từ cuối những năm 90 và 2000. Sự ảnh hưởng của thời đại hiện nay cũng có những tác động lớn đến thời trang Y2K. Vì vậy, phong cách thời trang Y2K mang style "vừa cũ lại vừa mới". Y2K cũng được hiểu là phong cách thời trang mang âm hưởng hiện đại, tiên tiến. 2. Xu hướng thời trang Y2K đến từ đâu? Thời trang Y2K (viết tắt của Year 2000) bắt đầu xuất hiện và phổ biến vào những năm cuối những năm 90, đầu 2000. Từ viết tắt Y2K tạo ra bởi nhà lập trình viên David Eddy vào năm 1995. Bấy giờ, Y2K được xem là tên của một "thảm họa" có liên quan đến các hệ thống máy tính. Đối với nhiều người, năm 2000 được hiểu là sự bắt đầu của một kỷ nguyên mới. Nhưng đối với vài người khác thì đó lại là ngày tận thế. Vì vậy, văn hóa ở thập niên 90 được hình thành bởi chủ nghĩa thời trang xa xỉ. Đồng thời cũng là việc theo đuổi tương lai thông qua các bộ quần áo. 3. Tại sao thời trang Y2K lại trở lại? Bản chất của các xu hướng thời trang là lấy các xu hướng cũ trong những năm trước. Sau đó, thay đổi chúng sao cho hợp với thời đại. Xu hướng Y2K đang trở lại nhưng dần thay đổi sao cho hợp với thời đại. Bởi các trang phục ngày nay lấy cảm hứng từ các xu hướng thời trang những thập niên 70 - 90. Thời trang Y2K trở lại trong hoàn cảnh đại dịch COVID-19. Thế nên, con người hiện nay cũng có những lo lắng như những năm 90. Bên cạnh đó, xu hướng mua đồ secondhand ngày càng được lan tỏa rộng rãi. Đây cũng là một nguyên nhân khiến Y2K Style quay trở lại trong vòng xoay của thời trang. Ngoài ra, những màu sắc và chi tiết của phong cách Y2K giúp chúng ta cảm thấy bớt nhàm chán. Tóm lại, dù là lý gì đi nữa thì Y2K Style đã quay trở lại một cách ngoạn mục. Đồng thời, sự trở lại này cũng như xoá bỏ đi ranh giới thời trang trong các năm gần đây. 4. Một số phụ kiện đại diện xu hướng Y2K, bạn đã biết chưa? Phụ kiện là một item không thể thiếu trong phong cách Y2K. Dưới đây là tổng hợp những phụ kiện đại diện cho xu hướng Y2K: Túi xách cỡ nhỏ: Thiết kế túi khá đơn giản. Tuy nhiên, đây lại là một item không thể thiếu trong tủ đồ của người theo xu hướng Y2K. Kính râm Matrix: Đây là một phụ kiện đơn giản nhưng lại vô cùng nổi bật. Những chiếc kính râm này khá nhỏ, dáng mắt dài, có rất hình dạng khác nhau, vô cùng cá tính. Mũ bucket: Với chất liệu và màu sắc cá tính, mũ bucket đang trở lại trong nhịp thở của thời trang. Phụ kiện tóc (Bandana, kẹp tóc…): Bộ trang phục Y2K Style sẽ nổi bật hơn khi kết hợp cùng các phụ kiện tóc xinh xắn này. 5. Vietgangz Với xuất phát điểm là những anh em trong khu tổ hợp Vietgangz Brotherhood, dần dần phát kiến về việc thành lập một thương hiệu thời trang cho riêng mình và mang đậm dấu ấn của riêng mình cuối cùng đã trở nên hiện thực. Để qua đó, các anh em trong hội không những tìm thấy sự đồng điệu trong cuộc sống, trong những câu chuyện được kể rôm rả mỗi ngày nhưng còn qua cách ăn mặc. Thậm chí, các anh em trong hội còn mong muốn lan toả dấu ấn thời trang ấy đến với nhiều bạn trẻ hơn, thông qua thương hiệu Vietgangz. Về ý nghĩa tên thương hiệu, Vietgangz là từ nối thú vị từ cụm từ “Vietnamese Gangz” (lược dịch: Băng nhóm những người anh em Việt). Ngay từ bản thân tên gọi thương hiệu, Vietgangz đã thể hiện đặc quánh tinh thần gắn kết của tất cả các anh em, các cá thể cùng tần số. Với tiền thân là một cộng đồng nhỏ quy tụ những người anh em cùng chung đam mê và sự gắn bó với phong cách underground, chicano, … Vì thế, phong cách thời trang của thương hiệu Vietgangz cũng từ đó mang nhiều âm hưởng của phong cách chicano style. Hiển nhiên đây là một phong cách có phần mới lạ và chưa quá thật sự phổ biến trong cộng đồng những người trẻ yêu mến thời trang nội địa. Tuy không quá nổi bật thế nhưng không mất quá lâu để phong cách được xem là mới mẻ này dễ dàng hòa nhập vào nhịp đập văn hoá của giới trẻ thị chúng. Dần đà, cái tên Vietgangz ngày một đón nhận được khá nhiều sự ủng hộ và mến mộ đến từ vị trí những người trẻ. Cũng nhờ sự hiện diện của Vietgangz, mà giới trẻ Việt đã có thêm cơ hội để khám phá chính bản thân mình, tìm hiểu nhiều hơn và nhận ra chính bản thân mình cũng có sự đồng điệu khó cưỡng gắn với phong cách đặc trưng ấy đến từ Vietgangz. Lật về lịch sử, chicano là phong cách thời trang dành riêng cho tầng lớp lao động và phần lớn là những người công nhân. Vì thế, những chiếc áo chiếc quần đều mang thiết kế với phom dáng rộng. Bên cạnh đó, từng item phải sở hữu nhiều chiếc túi nhỏ. Điều này hoàn toàn đúng với những người công nhân khi họ cần không gian trang phục để có thể cất và mang theo nhiều thiết bị trên người. Mặt khác, càng phải nói đến sự xuất hiện của chiếc khăn vắt trên vai, đó là điểm nhấn đầy cá tính nằm trong phong cách chicano đặc trưng. Vietgangz chọn hình ảnh OG Logo (Logo đầu lâu chuột) làm hoạ tiết chủ đạo trong tất cả các thiết kế đặc trưng tại đây. Là một brand quần áo, thiết kế đẹp thôi hoàn toàn là chưa đủ. Vietgangz tâm niệm để có thể trụ vững trong lòng người trẻ hâm mộ là còn phải bàn đến hàng loạt yếu tố tiên quyết đi kèm như chất liệu, phom dáng, mẫu mã, màu sắc, … Tất cả đều phải được quan tâm hàng đầu để từ đó có thể mang đến loạt sản phẩm chất lượng nhất đến với người dùng. Chất liệu vải và các chi tiết may, thêu lại càng rất được đội ngũ sản xuất quan tâm đến, vì những điều nhỏ nhặt ấy lại chính là yếu tố then chốt làm nên giá trị của sản phẩm. Giá cả hợp lý còn là lợi thế khác khiến Vietgangz trở nên thân thiện và dễ dàng được tiếp cận bởi hàng loạt bạn trẻ yêu thời trang. 6. Dark wear 1. Phong cách dark wear là gì? Dark wear là một cách ăn mặc theo style đường phố, sử dụng màu đen làm chủ đạo. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc diện toàn màu đen từ đầu đến chân, mà còn là sự kết hợp khéo léo giữa những tone màu tối, trầm như ghi, xám, nâu,… Các thiết kế của phong cách thời trang dark wear này thường là những mẫu quần áo có đường cắt xẻ táo bạo, tạo nên những bộ trang phục trông hơi kì quặc, nhưng lại toát lên thần thái ngút ngàn khi mặc. Những người theo phong cách dark wear này có thể kết hợp cả những item màu sắc sáng hơn như hồng, trắng,... mà vẫn không làm mất tinh thần nguyên bản của nó. Có thể nói, cách ăn mặc theo phong cách này mang nét cá tính riêng, phù hợp với văn hóa và lối sống đặc trưng của những người đam mê thời trang đường phố. Tuy nhiên, để có thể nổi bật và tạo ấn tượng mạnh hơn, mọi người cũng cần biết về tính chất và cách sử dụng trang phục để phối đồ theo phong cách dark wear phù hợp và cool ngầu. Khi chưa hiểu rõ về phong cách thời trang dark wear là gì, mọi người sẽ không thể diện được các thiết kế đặc trưng của nó. Cũng như không thể hiện được tinh thần và lối sống riêng biệt cho phong cách đường phố này. 2. Tính chất và cách mix&match theo phong cách dark wear? Phong cách thời trang dark wear này đã có mặt từ lâu, và được du nhập vào Việt Nam vào khoảng năm 2016. Khi vào Việt Nam, nhiều người vẫn chưa hiểu hết về tính chất của dark wear là gì nên đôi khi cũng hơi “lạc nhịp”. Khác với các phong cách ăn mặc khác, nếu theo phong cách dark wear, người mặc sẽ phải chịu chi mới có thể ra đúng chất cách ăn mặc của style này. Nếu với những style đường phố khác, các bạn có thể chọn bất kì item nào và phối đồ theo cách phù hợp nhất là được, nhưng với dark wear, các bạn cần chọn đúng thương hiệu đặc trưng cho phong cách này. Và những thương hiệu này thường khá đắt tiền. Nếu muốn theo đuổi phong cách dark wear mà chưa từng biết đến thương hiệu Rick Owens thì đó là một thiếu sót cực lớn. Thương hiệu này gần như là “cha đẻ” cho phong cách thời trang độc đáo này. Ngoài Rick Owens, người mặc có thể tìm đến các hãng khác như Boris 11, Julius, Yohji Yamamoto,… để tìm các sản phẩm quần áo, giày dép theo phong cách dark wear này. Và những thương hiệu này thường chỉ phổ biến với dân chơi dark wear, nên không phải ai cũng từng nghe và từng biết đến các tên brand này. Ngoài Rick Owens, Yohji Yamamoto, Julius,... cũng là lựa chọn cho phong cách dark wear thêm đa dạng Nếu không đủ điều kiện để có thể mua các sản phẩm từ các thương hiệu chuyên về dark wear trên, các bạn có thể phối đồ cùng với các item từ các brand khác nhau một cách thật tinh tế và độc đáo. Tuy nhiên, để thể hiện được đúng tính chất và tinh thần của phong cách này thì vẫn nên diện các thiết kế cùng thương hiệu.. 7. VIETNAM RAW DENIM 1. DENIM Tiếng Việt gọi là 'vải bò' - trong quần bò, áo bò. Là loại vải may bằng sợi bông (cotton) may bằng 2 lớp sợi đan chéo nhau (twill). Lớp chỉ (yarn) chạy xéo là warp lộ lên mặt trên đc nhuộm màu, lớp chỉ chạy ngang bên dưới là weft thường để trắng (nếu quần lộn ra bên trong có màu là weft cũng nhuộm). Vải denim có thể 100% cotton (thường gặp) hoặc pha spandex (co dãn cho quần bó), pha kevlar (chống trầy cho quần biker - dân chạy xe máy) hoặc nhiều loại chất liệu khác nhưng không thông dụng. Cotton làm denim thì theo cộng đồng dân chơi thế giới xếp cotton Zimbabwe xịn nhất, xong đến Turkish (Thổ Nhĩ Kỳ), thông thường là Pima - giống cotton của Trung Mĩ giờ trồng khắp nơi. Độ dày của vải denim thường tính theo cách lấy 'cân nặng/đơn vị diện tích', vì nhiều khi vải bông xốp đo dày theo mm nhưng vẫn mỏng thoáng, mà vải bố nhìn mỏng nhưng lại là dà đặc không xuyên kim qua nổi. Hệ đo lường imperal (Anh và Mĩ dùng, khác với hệ SI vn dùng) thì dùng ounce/square yard (oz/yd², gọi tắt luôn là oz. nếu đã biết đang nói về vải) trong khi hệ SI (quốc tế và VN dùng) thì hay dùng gram/quare metter (g/m² hoặc gsm). Một số thông tin độ dày vải cho các bạn dễ hình dung. - vải bò may áo sơ mi đứng áo thường cỡ 7-9oz - quần skinny nữ khoảng 9-10oz - quần skinny nam thường từ 10-12oz - quần bò thông thường là từ 12.5 đến 14.5oz - quần tương đối nặng sẽ 15-17oz - quần nặng từ 18 đến 21oz - quần cho bọn khổ dâm từ 23, 25 đến 32oz cũng có Lưu ý là số này tương đối, nhiều khi có quần 16.5oz cứng mặc đau đít hơn 18.5oz là bình thường, hoặc cùng 1 loại vải nhưng 2 brand khác nhau 1 thằng báo 21oz 1 thằng báo 23oz cũng là bình thường. 2. INDIGO Tiếng Việt gọi là 'chàm' - trong nhuộm chàm, tay nhúng chàm. Là màu nhuộm cơ bản của đồ denim, là loại màu nhuộm hữu cơ ban đầu chiết xuất từ thực vật, hiện đa số là tổng hợp. Indigo mang lại màu xanh đặc trưng rất khó để dùng màu nhuộm hóa học tạo ra (với giá rẻ hơn). Và hay nhất là nó khá dễ phai màu, dẫn đến cái mà ta gọi là 'fade' sau một thời gian sử dụng. 3. RAW DENIM Raw ở đây là 'sống' - chưa xử lí, kiểu như trong cá sống thịt sống rau sống. Tạo nên raw denim có 3 yếu tố: 3.1. Vải denim nhuộm từ sợi ra thường sẽ đậm (gần như đen), lại nhuộm bằng indigo nên dễ phai màu, điều này không phải ai cũng khoái (thậm chí còn nhiều người bán quần quảng cáo hàng xịn không phai màu) nên sau khi may xong người ta sẽ giặt cho phai bớt và có thể cả xử lí cho nó ít phai màu bằng hóa chất chốt màu. 3.2. Vải denim cuộn đc hồ cứng (starch) để dễ thao tác khâu may chính xác cho công nhân may hơn là vải mềm, sau khi may xong ngưuời ta thường sẽ giặt cho hết cái hồ cứng này đi. 3.3. Sau khi may xong quần có thể đc xử lí bằng axit, laser, bắn bột đá, mài, enzime, vân vân... để tạo hiệu ứng 3.4. Chất lượng: thời đại hỗn mang, vải bò thượng vàng hạ cám, 1 cái quần bằng vải raw cũng là 1 tiêu chí để lọc bớt hàng tạp nham. Hơn nữa nếu bạn muốn mua quần dày, bền thì ngoài quần raw ra cũng khó có lựa chọn khác. 3.5. Độ bền: Quần dày hơn thì bền hơn, té đỡ rách (trong vẫn trầy trụa bầm tím nhưng quần quan trọng hơn da thịt xương cốt nhé /s), mặc đã hơn, muốn có quần dày thì phải mua raw, chứ ra cửa hàng thời trang thường không có quần dày hơn 13.5oz mấy đâu. 3.6. Cá nhân hóa: Quần raw chưa tẩy đi lớp hồ cứng nên khi mặc vào sẽ gãy hằn theo kiểu riêng khít theo người của chủ cái quần, những đường hằn gãy này mỗi người khác nhau + dáng quần khác nhau sẽ ra khác nhau, không ai giống ai, có thể nói là riêng mình. 3.7. Quần wash sẵn nhiều khi cũng nhìn rất đẹp, nhưng yêu cầu người mặc hơi khắt khe: không đủ cao thì phần mài đùi bạc màu sẽ kéo xuống quá gối, phần mài nhăn nhăn ở ngay bắp vế, ống rách đẹp bụi bặm thì đùn 1 cục dưới mắt cá. Nhiều khi chiều cao đủ nhưng mặc vô đường nhăn ngay háng với đường mài sẵn của quần chả liên quan gì đến nhau. Nói chung thì đôi phần tạo cảm giác không phải là quần của mình. Có lẽ đa số không để ý đâu (sau khi đọc cái này nhìn lại quần wash đang mặc mà bị khó chịu với các chi tiết này thì báo để QBL biết mà cười trên sự đau lòng của bạn). 3.8. Suy cho cùng những cái quần wash sẵn đẹp tự nhiên (không tính đến mấy quả laser độc độc hoặc vẩy sơn quái dị) đa số đều lấy cảm hứng từ những cái quần đã được mặc và bạc màu theo cách truyền thống (bạc đùi, rách gấu, rách gối, thủng lỗ, nhăn khoeo,...) Vậy tại sao mình không tự làm bạc quần của mình. Khối ông thợ hồ, thợ sơn quần siđa quần chợ, mặc đẹp nhìn chảy dãi luôn, vì nó là fade thật! Ngoài ra bạn có thể nghe nói đến khái niệm sanforized với unsanforized, sanforize không có từ tiếng Việt tương đương nên mình không dịch, nó là cho vải chạy qua 1 cái máy có nhiều ống kim loại cuốn căng, xông hơi nước nóng (steam) để cho vải co dãn đưa đến độ co rút tối đa --> sau khi may xong giặt đi nó không co lại nữa. Đồ raw bằng vải denim chưa qua quá trình này (unsanforized) sẽ rút lại nửa size đến 1 size khi giặt lần đầu, vải đã qua quá trình này thì sẽ co rút rất ít, không đáng kể. Sanforized không tính là đã wash vì vải sanforized màu vẫn đậm, bán cho bên may vẫn có hồ cứng. 8. 2hand 1. Hàng 2hand là gì? Hàng 2hand là gì? 2hand là một từ viết tắt của second hand, tức là hàng đã qua sử dụng mà không còn mới. Vậy hàng second hand cũng là một phần tài sản cá nhân đã qua sử dụng và được bán hoặc chuyển nhượng cho người tiếp theo. Hàng second hand cũng là món hàng không còn tình trạng như mới nữa. 2. Có nên mua hàng 2hand không? Hàng second hand là những món hàng đã qua sử dụng, vậy mua hàng secondhand có nên không. Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta tìm hiểu thêm nhé. Hàng 2hand nên mua vì: 2.1 Mua hàng 2hand giúp tiết kiệm chi phí Thay vì bỏ ra một khoản tiền lớn để đi shopping một chiếc áo hàng hiệu mới thì mua hàng 2hand sẽ giúp bạn ít tốn kém hơn rất nhiều. Với hàng hiệu secondhand thì giá thường rẻ hơn 20-50 % so với giá gốc phụ thuộc vào độ mới sản phẩm. Như vậy số tiền bỏ sẽ ít hơn. Bạn có thể tiết kiệm và sử dụng để mua các đồ khác cần thiết hơn. 2.2 Sử dụng hàng 2hand giúp bảo vệ môi trường Đây là một trong những đáp án cho câu hỏi lý do bạn nên mua hàng 2hand là gì. Sử dụng đồ second hand sẽ giúp bảo vệ môi trường khỏi ô nhiễm. Để sản xuất ra một hàng hoá mới đồng nghĩa một lượng chất thải tương đương được đổ ra môi trường gây ô nhiễm như hoá chất độc hại, thuốc trừ sâu, khí thải carbon. Ví dụ, trong quá trình sản xuất một chiếc áo thun mới bằng chất cotton sẽ thải ra cánh đồng bông khoảng 150g thuốc trừ sâu. Do đó, bạn đã tiết kiệm được 150g chất hóa học sẽ bị thải vào môi trường khi dùng quần áo 2hand. Hơn nữa khi dùng sản phẩm 2hand sẽ giảm được lượng rác thải khó tái chế cho môi trường từ những bao bì vỏ nhựa cứng, hộp carton… mà các sản phẩm mới vẫn có. 2.3 Hàng 2hand thường đa dạng Một khi bạn đã hiểu rõ đồ second hand là gì thì bạn hoàn toàn có thể tưởng tượng được bạn có thể lựa chọn mua rất nhiều món đồ cũ, sử dụng còn tốt với giá hời như quần áo thiết kế, ô tô cũ.. Và hơn nữa đây là hàng đã qua sử dụng, nên bạn sẽ choáng vì bạn có thể thoả sức lựa chọn các chủng loại khác nhau từ trang sức đến quần áo…Giá thì bạn không phải lăn tăn vì nó rẻ hơn giá gốc 30-50% lận. Đặc biệt có một lưu ý cho bạn. Với các mặt hàng giá trị như trang sức, đá quý đồ cổ bạn hãy tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi mua nhé. Xe hay quần áo cũng vậy hãy lựa chọn ai đó có kinh nghiệm giữa bạn lựa chọn. 9.