Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - Lác sữa có thể xuất hiện bất chợt và phổ biến hơn vào những ngày nóng bức vì làn da trẻ vốn dĩ rất nhạy cảm. Do đó, các mẹ hãy chủ động phòng tránh để bé không còn khó chịu. 1. Bệnh lác sữa ở trẻ em là gì? Eczema là một tình trạng viêm da cơ địa phổ biến ở bé dưới 12 tháng tuổi. Một số bé có thể bị chàm rất nhẹ trong khi các bé khác có thể có dạng nặng hơn. Một số trường hợp trẻ có thể bị chàm mạn tính và kéo dài khi trẻ đã lớn. Khi bịlác sữa, làn da trở nên khô, ngứa rát và phát ban có thể xuất hiện ở nhiều vùng da trên cơ thể. Eczema có thể bùng phát vào những tháng mùa đông khi không khí khô hơn. 2. Nguyên nhân gây bệnh eczema ở trẻ em. Theo các nghiên cứu, nguyên nhân của chàm sữa không rõ ràng. Nhưng viêm da cơ địa dễ dàng khởi phát hoặc bị “kích hoạt” bởi một số yếu tố như: Thân nhiệt của trẻ sơ sinh thường xuyên ở mức cao do mặc quần áo quá dày, sử dụng mềm dàyhoặc máy sưởi trong thời gian dài dẫn đến bé đổ nhiều mồ hôi, mồ hôi đọng lại trên da gây bí da, tạo cơ hội cho vi khuẩn gây bệnh. Khô da do thời tiết hoặc thiếu nước khiến da bị nứt kẽ. Do kích ứng với các chất tẩy rửa mạnh, xà phòng, nước xả vải hoặc các hóa chất khác. Kích ứng với một số đồ ăn như lạc, tôm, cua, hạnh nhân... Phản ứng với các yếu tố dễ gây dị ứng trong môi trường như phấn hoa, lông động vật, bụi bẩn... Do các bệnh nhiễm trùng thông thường hoặc do virus gây ra. 3. Triệu chứng dấu hiệu viêm da cơ địa ở bé Bé sẽ không thể nói cho các mẹ biết những khó chịu, đau rát khi bị chàm sữa nên các mẹ hãy chú ý quan sát những biểu hiện trên làn da mỏng manh ấy. Triệu chứng thường gặp khi bị eczema gồm: Da bị viêm thường có màu sắc ửng đỏ khác biệt với vùng da xung quanh. Khi sờ vào, người lớn sẽ thấy da khô và thô ráp. Ở trẻ sơ sinh bị chàm sữa ở mặt Ở trẻ lớn hơn, eczema thường xuất hiện ở vùng da có nếp gấp như ở đầu gối, khuỷu tay, quanh cổ. Lác sữa có thể phát triển với các mụn nước từ rải rác đến dày đặc trên da. Eczema có thể vỡ đi và làm dịch bên trong tràn ra ngoài da. Lác sữa gây ngứa nên trẻ sẽ thường xuyên muốn gãi, cọ xát vào chăn, gối. Trẻ lớnbé bị eczema thường hay quấy khóc, mất ngủ. Lác sữa có thể phát triển thành nhiễm trùng da. 4. Cách trị Chàm sữa ở trẻ em an toàn với làn da Ngay khi thấy dấu hiệu bị chàm sữa, dựa theo tình trạng mà mẹ sử dụng các cách chữa phù hợp. 4.1. Một số điều trị bệnh dân gian Viêm da cơ địa ở dạng nhẹ có thể được điều trị từ một số mẹo dân gian như: ChữaLác sữa bằng lá trà xanh: Mẹ xài 1 nắm lá trà xanh rửa sạch đun sôi với 1 chút muối; dùng nước lá đó tắm cho trẻ hằng ngày sau đó tắm lại bằng nước sạch. Trà xanh có tác dụng chống viêm và phục hồi da nhanh. Trị chàm sữa bằng lá trầu: Lấy 3 lá trầu già rửa sạch để ráo nước; giã nát lá trầu và lọc lấy nước. Mẹ dùng nước lá pha với nước lọc theo tỷ lệ 1:1 rồi bôi một lớp mỏng lên vùng da trẻ bị chàm sữa. Ngày bôi 2-3 lần. Lá trầu có công dụng kháng khuẩn và sát trùng rất tốt. Trị chàm sữa bằng khoai tây: Mẹ lấy một củ khoai tây gọt vỏ xay hoặc ép lấy nước; sử dụng nước ép khoai tây bôi lên vùng da trẻ bị chàm sữa. Ngày bôi 2-3 lần, mỗi lần trong 20 phút sau đó rửa lại với nước sạch. Khoai tây có công dụng dưỡng ẩm cho da và làm lành nhanh các thương tổn. 4.2. Sử dụng kem bôi thảo dược Bên cạnh các phương pháp dân gian, mẹ có thể làm giảm tình trạng viêm ngứa do Chàm sữa bằng cách sử dụng các loại kem bôi như kem dưỡng ẩm dành cho da nhạy cảm Dùng kem bôi thành phần tự nhiên Kem bôi để điều trị Lác sữa cho bé nên là sản phẩm chiết xuất từ thảo dược hoặc có nguồn gốc tự nhiên. Bởi làn da mỏng manh của bé dễ bị kích ứng, dị ứng với một số thành phần hóa học.Các sản phẩm liên quan: kem dưỡng ẩm cho da mụn nhạy cảm