QC CÁC BỆNH VIÊM DA THƯỜNG GẶP MÙA HÈ

Thảo luận trong 'Quảng cáo tổng hợp' bắt đầu bởi Hoàng Nam Hà, 20/5/19.

  1. Hoàng Nam Hà PageRank 0 Member

    Tham gia ngày:
    13/5/19
    Mùa hè luôn là nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với da. Khí hậu nóng nực da luôn trong tình trạng báo động thiếu nước, cảnh báo cháy da, thậm chí nhiệt độ quá cao mà không biết bảo vệ da đúng cách có thể gây ung thư da.

    Khí hậu nóng và độ ẩm cao của mùa hè nên các bệnh ngoài da thường tăng mạnh so với các mùa khác. Các yếu tố nắng, nóng cộng với các tác nhân gây ô nhiễm môi trường như khói, bụi, ô nhiễm…ảnh hưởng lên da, gây kích thích làm da dễ bị tổn thương và là cơ hội cho các bệnh về da phát triển

    Đặc biệt mùa hè thời tiết nóng bức, mồ hôi nhiều cùng với bụi bẩn bít lỗ chân lông, tuyến bã, tuyến mồ hôi hoạt động quá mức chính là điều kiện lý tưởng để các loại vi khuẩn thường xuyên cư trú tại da phát triển thành bệnh viêm da.

    Các bệnh viêm da thường gặp

    Viêm da mủ

    Đây là bệnh về da thường gặp trong mùa hè. Thời tiết nóng nực, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, suy yếu, nghiêm trọng hơn còn có tình trạng suy nhược cơ thể do thiếu nước, thiếu khoáng. Lúc này sưc đề kháng giảm, nếu cộng thêm tình trạng vệ sinh kém, ngứa gãi làm xây sát da, nếu không được chăm sóc và điều trị tốt có thể lan nhanh sang các vùng da khác công với việc mùa hè da luôn bị ẩm ướt mồ hôi là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn trên tăng sinh, tăng độc tính gây nên bệnh ngoài da gọi chung là viêm da mủ.

    Viêm da mủ thường gặp ở dạng viêm nang lông, nhọt, rôm sảy, chốc lở, hăm,nấm da…

    Viêm da do cơ địa

    Viêm da cơ địa là bệnh lý về da thường gặp nhất hiện nay. Bệnh thường gặp ở nhiều lứa tuổi, ở cả nam và nữ. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng tái đi tái lại nhiều lần, ảnh hưởng tới sức khoẻ, tâm lý người bệnh. Bệnh có diễn biến xấu vào mùa hè. Do thời tiết nắng nóng, nhiệt độ và độ ẩm cao dễ làm cơ thể rối loạn điều nhiệt, rối loạn tuần hoàn là môi trường thuận lợi của viêm da cơ địa. Một trong những đặc tính của loại bệnh này là ngứa, càng nóng càng ngứa. Càng gãi lại càng có cảm giác ngứa nhiều hơn, chính vì vậy mà da ngày một bị dày lên, bệnh nặng hơn và có nguy cơ bị bội nhiễm vi khuẩn mưng mủ, lở loét da ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe.

    Mặt khác, sau ngứa, bệnh dần dần nặng hơn nếu không được điều trị, vì vậy, vùng da phát bệnh bị phù nề, chảy dịch, đóng vẩy tiết. Các vết xước do gãi tạo vết trợt, bội nhiễm vi khuẩn, nhất là do vi khuẩn tụ cầu vàng hoặc vi khuẩn mủ xanh sẽ tạo các mụn mủ, rất khó khăn cho việc chữa trị và có thể gây nhiễm khuẩn huyết. Bởi vì, vi khuẩn tụ cầu vàng cũng như vi khuẩn mủ xanh kháng nhiều loại kháng sinh, ngay cả kháng sinh thế hệ mới. Hậu quả của nhiễm trùng da do viêm da cơ địa (gãi) sẽ để lại sẹo sau khi chữa trị hết bội nhiễm làm mất mỹ quan, nhất là bệnh xảy ra ở vùng mặt. Viêm da cơ địa nếu kéo dài khiến làn da trở lên sần sùi, mẩn đỏ, dày lên gây mất thẩm mỹ rất lớn, nhất là ở các vị trí nguy hiểm như mắt, mặt.

    Viêm da do virus

    Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, đặc biệt là vào mùa hè các bệnh ngoài da phát triển mạnh và là nỗi lo lắng của nhiều người.

    Đây là một trong những bệnh mắc phải của da khi mùa hè tới. Bệnh phát triển mạnh do thời tiết nóng ẩm là môi trường thuận lợi cho các loại virus phát triển. Bệnh thường biểu hiện cấp tính, cần được khám và điều trị tại bệnh viện và làm theo hướng dẫn cụ thể của bác sỹ để xác định virus gây bệnh mà dùng thuốc chính xác. Nếu có phác đồ điều trị đúng thì bệnh được chữa khỏi nhanh chóng, nhưng nếu không nghe theo hướng dẫn của bác sĩ mà tự mình chữa trị theo các phương thuốc dân gian, bệnh sẽ khó kiểm soát và bệnh sẽ gia tăng theo mức độ xấu. Thậm chí có thể lây lan nếu không được cách ly tốt.

    Một số bệnh viêm da do virus thường gặp: Bệnh zona, bệnh da do virus Herpes simplex, bệnh hạt cơm…

    Những lưu ý khi bị viêm da

    Trong mùa hè những nguy cơ về viêm nhiễm da rất cao vì vậy một khi đã bị mắc một trong những vấn đề hay bệnh lý da trên không được chủ quan mà cần tìm phương án xử trí phù hợp để ngăn tình trạng trở nên trầm trọng và lan rộng hơn.

    Không nên cào, gãi, chà xát, nặn, chích, cắt lể hay dùng bất kỳ một biện pháp can thiệp cơ học nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

    Trước tiên, rửa vết thương nhẹ nhàng với nước và xà phòng. Sau đó dùng gạc vô trùng thấm khô và có thể bôi thuốc sát khuẩn lên bề mặt vết thương như xanh metylen, đỏ eosine. Không nên bôi cồn iốt hoặc các thuốc bôi có kháng sinh theo truyền khẩu trong dân gian, đặc biệt đối với các sang thương da rộng lớn. Đối với các nhiễm khuẩn da dạng u nhọt, đôi khi phải dùng đến biện pháp tiểu phẫu cắt lọc hay dẫn lưu mủ. Đối với các vết thương cấp tính đang rịn nước, chỉ nên dùng các dung dịch sát khuẩn, bôi trực tiếp hay có thể tẩm lên gạc để băng, tuyệt đối không được bôi các loại thuốc mỡ. Các thuốc bôi dạng kem hay thuốc mỡ chỉ có thể sử dụng khi tổn thương đã khô và đóng vảy.

    Có thể dùng thuốc kháng viêm, giảm đau, kháng sinh đường uống hoặc tiêm. Nhưng khi dùng kháng sinh điều trị phải có toa thuốc chỉ định và có sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa da liễu.

    Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào bất thường ở da, cần tới khám để được điều trị đúng cách. Tránh việc tự ý điều trị vì có thể bệnh không khỏi mà còn gây nguy hiểm đến tính mạng.

     
    #1

Chia sẻ trang này