Bố trí thang máy ở giữa cầu thang bộ

Thảo luận trong 'Quảng cáo tổng hợp' bắt đầu bởi tmivina, 22/10/24 lúc 21:15.

  1. tmivina PageRank 0 Member

    Tham gia ngày:
    Thứ hai
    Việc bố trí thang máy ở giữa cầu thang bộ là một phương án khá phổ biến trong nhiều gia đình. Cách bố trí này mang lại nhiều tối ưu, cả về tiện ích lẫn thẩm mỹ. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng tồn tại một số hạn chế nhất định. Hãy cùng Thang Máy Taza Việt Nam tìm hiểu chi tiết về ưu điểm – nhược điểm khi bố trí thang máy ở giữa cầu thang bộ và các công trình phù hợp với phương án này.

    Ưu điểm và hạn chế khi bố trí thang máy ở giữa cầu thang bộ

    Ưu điểm:

    Tối ưu hóa không gian

    Tiết kiệm diện tích: Không gian giữa các cầu thang được tận dụng tối đa, không chiếm dụng quá nhiều diện tích sàn của ngôi nhà.

    Thiết kế gọn gàng: Mang lại cảm giác gọn gàng và hợp lý, giúp tối ưu hóa không gian mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ.

    Tính thẩm mỹ cao

    Thiết kế liền mạch: Tạo nên một tổng thể liền mạch trong kiến trúc, mang lại vẻ đẹp hiện đại, sang trọng.

    Đa dạng trong thiết kế: Các mẫu thiết kế từ thang máy kính cho thang máy inox đều làm tăng tính thẩm mỹ của không gian, giúp nội thất trở nên đẳng cấp hơn.

    Thuận tiện di chuyển

    Thang máy ở giữa cầu thang bộ là vị trí trung tâm trong nhà, thuận tiện cho việc di chuyển giữa các tầng, đặc biệt là khi có nhiều người sử dụng.

    Nhược điểm:

    Loại bỏ phần giếng trời: Với vị trí giữa cầu thang bộ, thang máy sẽ thay thế phần giếng trời, từ đó có thể khó đón ánh sáng tự nhiên, khiến ngôi nhà sẽ bị bí hơn. Một giải pháp để khắc phục tình trạng này đó là sử dụng thang máy lồng kính để khiến ngôi nhà đón sáng dễ dàng và thoáng đãng hơn.

    Hạn chế về kích thước thang máy: Kích thước của thang máy thường bị giới hạn, có thể gây khó khăn trong việc lắp đặt thang máy có kích thước và tải trọng lớn.

    Chi phí cao: Do yêu cầu về kiến trúc và xây dựng, đối với những ngôi nhà cải tạo thì việc lắp đặt thang máy giữa cầu thang bộ có thể phát sinh thêm chi phí so với các phương án lắp đặt khác.

    Những công trình nào nên lắp thang máy trong lòng thang bộ?

    Việc lắp đặt thang máy giữa lòng thang bộ phù hợp với hầu hết các công trình, từ xây mới cho đến cải tạo.

    Với công trình mới

    Với nhà xây mới từ đầu việc bố trí thang giữa lòng thang bộ sẽ tiết kiệm được khá nhiều diện tích. Và đây cũng là khu vực trung tâm của ngôi nhà, thang máy tại đây sẽ là phương tiện kết nối giữa các tầng vô cùng hợp lý.

    Với công trình cải tạo

    Với những ngôi nhà trước đây khi xây dựng không thiết kế lắp đặt thang máy và bây giờ muốn cải tạo để lắp thêm thì vị trí đặt thang máy vào khoảng giếng trời cầu thang bộ luôn là phương án được xem xét đầu tiên.

    Tùy vào kích thước thực tế của công trình để có phương án cải tạo phù hợp. Nếu không gian đủ rộng thì việc lắp đặt thang máy khá thuận lợi. Nhưng nếu giếng trời quá bé thì cần tiến hành cắt bớt một phần cầu thang bộ hoặc chấp nhận lắp đặt dòng thang máy homelift có kích thước nhỏ nhất, cửa mở bằng tay.

    Một vấn đề cần lưu ý đó là tuyệt đối không thay thế toàn bộ phần thang bộ bằng thang máy. Mặc dù sau này việc di chuyển hoàn toàn có thể bằng thang máy nhưng trong một số sự cố như hỏa hoạn hoặc mất điện thì chắc chắn cần phải sử dụng đến thang bộ. Vì thế, thang bộ không cần quá rộng nhưng nhất định pải có.

    Việc lắp đặt thang máy ở giữa cầu thang bộ mang lại nhiều ưu điểm về tối ưu hóa không gian và thuận tiện cho việc di chuyển. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số hạn chế. Để đưa ra quyết định phù hợp, gia chủ cần xem xét các yếu tố và tham khảo tư vấn từ các đơn vị thang máy uy tín để đưa ra lựa chọn tốt nhất.

    Nội thất IVINA: Miễn phí thiết kế bản vẽ

    Hotline: 0876912855

    Website: thangmayivina.com
     
    #1

Chia sẻ trang này