Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - (VOC.VN) - Chắc hẳn đa số những ai đọc bài viết này đều đã từng nghe hoặc tìm hiểu về phương pháp SEO mũ đen (Blackhat SEO). Trong bài viết này, hãy cùng xem liệu thủ thuật khét tiếng này có đang thực sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến thứ hạng tìm kiếm hay không? Một trong những phương pháp nổi bật vẫn luôn được đông đảo các SEO-er áp dụng để tăng thứ hạng website trên kết quả tìm kiếm đó chính là sử dụng thủ thuật SEO mũ đen đối với các trang mạng xã hội. Mặc dù cách làm này đã xuất hiện cách đây khá lâu nhưng cho đến nay, nó vẫn đang nổi lên một cách nhanh chóng, thậm chí còn xuất hiện với tần suất dày đặc hơn bao giờ hết. Chính phương pháp SEO ‘không lành mạnh’ này đã thiết lập một kỷ nguyên mới của web spam. Nó xuất hiện như một cơn lũ càn quét các website mạng xã hội, khiến người sử dụng thất vọng và hơn hết là ảnh hưởng nặng nề đến các doanh nghiệp sử dụng website để phát triển marketing. Trong khi nhiều người đang bắt đầu để mắt đến ‘xu hướng’ SEO Black Hat Social Media, coi nó như một giải pháp SEO mới và hiệu quả, thì ít ai có thể tỉnh táo phát hiện ra được điểm thiếu xót về những ảnh hưởng tiêu cực mà ‘Blackhat Social Media’ mang lại cho tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO). Hãy cùng nhau tìm hiểu. Black Hat Social Media là gì? Cụm từ “Black Hat” ban đầu là một khái niệm được đặt ra để chỉ một loại Hacker (người ta hay gọi là Hacker mũ đen). Đây là một kiểu tội phạm công nghệ cao chuyên tấn công vào những lỗ hổng trong mạng lưới an ninh bảo mật trên Internet, mục đích có thể là do dã tâm hoặc vì vụ lợi cá nhân. Tuy nhiên trong thế giới tìm kiếm và marketing, “Black Hat SEO” hay là SEO mũ đen lại được biết đến như những thủ thuật và phương pháp tối ưu hóa bất hợp pháp nhằm mục đích tăng thứ hạng của website trên kết quả các công cụ tìm kiếm, chúng thường đi ngược lại với những hướng dẫn và điều khoản mà các công cụ tìm kiếm đã đề ra. (Ngược lại, SEO mũ trắng (White Hat SEO) lại ám chỉ đến các kỹ thuật và chiến lược SEO hợp lệ - ví dụ: Tuân theo đúng các nguyên tắc SEO của công cụ tìm kiếm). Nếu bạn không tìm thấy được định nghĩa về “Black Hat Social Media” trên các nguồn cung cấp thông tin khác thì tôi xin phép được tóm tắt nó ở đây. Black Hat Social Media là một phương pháp sử dụng các mạng xã hội với mục đích tăng thứ hạng của website trên kết quả tìm kiếm và phương pháp này luôn đi ngược lại với những nguyên tắc của mạng xã hội và công cụ tìm kiếm đã đề ra. Đây là một khái niệm hơi chung chung, vì thế tôi sẽ lấy một số ví dụ để cho các bạn dễ hình dung hơn. Ví dụ về Black Hat Social Media Nếu bạn thắc mắc về những phương pháp điển hình của Black Hat Social Media thì sau đây tôi sẽ liệt kê ra một vài ví dụ về các cách mà SEO-er mũ đen vẫn hay dùng để qua mắt công cụ tìm kiếm. Mua và trao đổi Like, Youtube subcribers, G+1, …(mua từ các click Farm và trao đổi trên các group và diễn đàn). Chia sẻ Hyperlink có độ bảo mật thấp Sử dụng chương trình tự động follow và unfollow các tài khoản mới Tạo ra các hồ sơ cá nhân giả mạo trên mạng xã hội để like, g+1, share, comments hay thu thập thông tin Viết những comments giả mạo mang ý chê bai, chỉ trích lên các trang web của đối thủ hoặc tự tạo những comments tốt trên chính trang web của mình. Tạo ra một hồ sơ cá nhân mang tên đối thủ, SEO lên Google và đăng những comments xấu với mục đích ‘dìm hàng’. Trên đây chỉ là một số những ‘phương pháp’ tiêu biểu cho Black Hat Social Media. Thực sự còn rất nhiều những mánh lới đen tối khác ẩn sau các thứ hạng tìm kiếm có liên quan đến mạng xã hội. Cách Blackhat Social Media ảnh hưởng đến Google Search Đây là phần trung tâm của bài viết này. Black Hat Social Media có thực sự ảnh hưởng đến SEO hay không? Nếu có là tích cực hay tiêu cực? Hãy xem xét một số ví dụ mang tính giả thuyết dưới đây rồi sau đó bạn có thể tự tìm ra câu trả lời cho riêng mình: - Mua Followers, Likes, Shares, G+1. Theo SEO Blog Search Ingine Land, “Các công cụ tìm kiếm vẫn luôn đánh giá cao những tín hiệu mạng xã hội của một website và coi chúng như một yếu tố cần thiết để quyết định đến tiêu chí xếp hạng”. Hầu hết các chuyên gia SEO có cùng chung một quan điểm rằng tín hiệu mạng xã hội của một website sẽ ảnh hưởng đến SEO, ngày cả khi nó không phải là một yếu tố trực tiếp và quan trọng nhất. Ví dụ: Nếu một người mua Likes, tweets, G+1 và shares để tự tạo ra một mối tương tác không có thật giữa người đọc và nội dung, đặc biệt là trong trường hợp thống kê về tương tác xã hội này được công khai (hiển thị số lượt g+1 hoặc chia sẻ …) thì việc làm này có thể qua mắt được công cụ tìm kiếm trong thời gian đầu và nhanh chóng tăng được độ uy tín (authority) của website mặc dù đó là hành động sai trái, không hợp lệ. - Tối ưu hóa các tài khoản giả. Khi một người tạo ra những tài khoản giả họ có khả năng hoạt động ngầm như một bí danh. Ví dụ, nếu bạn tạo ra một tài khoản giả với tên của đối thủ và rồi tối ưu hóa các hồ sơ thông tin của các tài khoản này. Chúng có thể nhanh chóng xuất hiện trên kết quả tìm kiếm với tên của đối thủ và người truy cập sẽ nhìn thấy được hồ sơ cá nhân đó. Trong trường hợp nếu bạn muốn làm mất uy tín thương hiệu và hình ảnh của đối thủ thì điều đó cũng không quá khó khăn. Chỉ cần đăng những thông tin sai sự thật và những bình luận lệch lạc cũng đủ làm cho đối thủ phải lao đao. Ngoài ra, với những tài khoản giả mạo đó, nếu bạn tác động đến lượt chia sẻ thì cũng làm cho thứ hạng website của đối thủ bị rớt xuống trầm trọng. Thực sự mà nói đây là một thủ thuật được coi là ‘không quân tử’ và ảnh hưởng khá nặng nề đến mục tiêu mà bạn nhắm tới cũng như thiệt hại cho bộ máy tìm kiếm. - Tạo nhận xét giả. Đáng buồn là tôi bắt gặp thủ thuật SEO mũ đen này khá thường xuyên. Cũng dễ hiểu bởi hiện nay để tạo ra được những tài khoản giả là vô cùng dễ dàng, đồng nghĩa với việc tạo ra những nhận xét giả cũng đơn giản không kém. Những bình luận không tốt về một website sẽ được lưu lại và làm tổn hại đến hình ảnh cũng như thứ hạng tìm kiếm, đặc biệt là khi bình luận đó lại index nhanh trên kết quả tìm kiếm. Người đọc sẽ dễ dàng tìm thấy những nhận xét này khi họ tìm kiếm website đó. Hơn nữa, những bình luận hoặc nhận xét mà mà cho phép hiển thị đánh giá sao vàng thì còn có thể hiển thị như một rich snippet trên kết quả tìm kiếm – và khi người dùng nhìn thấy một kết quả hiển thị ít sao vàng thì khả năng cao họ sẽ tìm sang một kết quả tìm kiếm khác. Cũng có rất nhiều người thảo luận về việc đánh giá những tác động mà những nhận xét tiêu cực này ảnh hưởng đến SEO nhưng hiện chưa có câu trả lời rõ ràng cho thắc mắc này. (Người ta mới chỉ kết luận là nó ảnh hưởng đến hình ảnh và thương hiệu của website). - Các website mạng xã hội kém chất lượng. Trong thế giới SEO hiện nay, chúng ta đều biết nếu có một backlink kém chất lượng từ một website rác trỏ về website của bạn thì nó sẽ tạo ra hậu quả lớn như thế nào. Điều này dấy lên một câu hỏi: “Liệu một share (chia sẻ) từ một website mạng xã hội kém chất lượng có thể làm tổn hại đến SEO hay không?” Như chúng ta đều thấy những công cụ đánh giá và phân tích như Majestic SEO, những liên kết thường đươc đo lường dựa trên tên miền/ độ uy tín của website, chủ đề liên quan,…Chính vì vậy mà nếu bạn có hàng nghìn lượt chia sẻ từ các website mạng xã hội spam kém chất lượng, liệu nó có đủ sức ảnh hưởng đến thứ hạng website của bạn hay không? Tôi nghĩ chắc chắn bạn đã có câu trả lời. Liệu Black Hat Social Media có trở thành ‘vấn nạn SEO’ trong tương lai? Không ai có thể trả lời chắc chắn được điều gì nhưng xu hướng sử dụng các mạng xã hội như một phương pháp marketing đang có dấu hiệu gia tăng nhanh chóng, điều này cũng là lý do tốt để chúng ta tin rằng mạng xã hội sẽ là một thị trường đầy tiềm năng trong tương lai. Rất nhiều người suy đoán rằng các lượt chia sẻ và likes ở website tương tác với mạng xã hội sẽ trở thành yếu tố SEO quan trọng trong tương lai, và dường như nắm bắt được điều đó từ khá lâu nên hiện nay mọi người vẫn đang đua nhau qua mắt bộ máy tìm kiếm với phương pháp Black Hat Social Media. Bạn nên làm gì? Mỗi một website mạng xã hội đều có nét khác nhau đồng nghĩa với việc mỗi tình huống mà seo mũ đen ảnh hưởng xấu đến SEO cũng không giống nhau. Trong khi không ai có thể phủ nhận một điều rằng những tác động tiêu cực của SEO mũ đen đến tối ưu hóa tìm kiếm thì vẫn có rất nhiều công cụ bạn có thể sử dụng để đối phó với chúng. -Đánh dấu coi như Spam. Tất cả các website mạng xã hội ngày nay đều trang bị cho họ phần report, đánh dấu bài viết hay bình luận này là Spam. - Liên hệ đến cơ quan có thẩm quyền. Hầu hết các web mạng xã hội hiện nay đều có một mục dành riêng để liên hệ đến các cơ quan có thẩm quyền và pháp luật; điều này sẽ mang lại hiệu quả nếu bạn muốn đòi bồi thường một cách hợp pháp. - Report là Spam trên Google. Nếu bạn phát hiện website nào đó vi phạm hoặc ảnh hưởng đến lợi ích của chính bạn thì hãy tạo một mẫu report web spam gửi đến Google. Black Hat Social Media vẫn đang làm mưa làm gió và thật khó để phủ nhận rằng nó đang ảnh hưởng tiêu cực đến SEO. Bài viết này được viết ra chỉ là khơi nguồn cho cuộc đối thoại và nghiên cứu sâu hơn chứ không mang tính chỉ giáo hay lên lớp, đặc biệt là trong bối cảnh mảng kiến thức SEO này vẫn còn tồn tại nhiều tranh cãi và thắc mắc. Vậy ý kiến của bạn như thế nào? Bạn có cho rằng Black Hat Social Media sẽ trở thành mối nguy hại lớn trong tương lai hay không? Đừng ngần ngại chia sẻ quan điểm của mình bên dưới! Nguồn bài viết: VOC.VN