Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - Bệnh trĩ có thể kéo dài dai dẳng, cần phải điều trị lâu dài. Tuy nhiên căn bệnh này lại xuất hiện ở vị trí nhạy cảm trên cơ thể khiến nhiều người, đặc biệt là phụ nữ, có tâm lý e ngại khi đi khám bệnh, thậm chí một số người còn có tâm lý chủ quan, không muốn đi khám. Vậy bị trĩ sau sinh có nguy hiểm không? Có cần khám và điều trị chuyên khoa không? Xem thêm: thuốc sắt cho mẹ sau sinh ngừa thiếu máu Nguyên nhân khiến mẹ sau sinh bị trĩ Các nguyên nhân khiến sản phụ bị trĩ bao gồm: Bị trĩ trước khi có thai Nếu sản phụ đã bị trĩ trước khi mang thai, quá trình mang thai và sinh nở không chú ý giữ gìn sức khỏe sẽ khiến bệnh trĩ có diễn biến xấu hơn. Một số trường hợp nghiêm trọng, bị trĩ trước khi mang thai có thể gây ra biến chứng thuyên tắc búi trĩ, chảy máu cho sản phụ. Tử cung chèn ép trực tràng, hậu môn Thai nhi càng lớn kích thước tử cung càng cao, chiếm hết thể tích vùng bụng. Thậm chí trực tràng và hậu môn của thai phụ cũng bị chèn ép, đường về của tĩnh mạch bị cản trở hoặc khiến đám rối trĩ bị căng phồng và gây bệnh trĩ sau sinh. Xem thêm: các loại canxi hữu cơ cho mẹ sau sinh Rặn không đúng cách khi sinh nở Sản phụ rặn không đúng cách khiến số lần rặn đẻ bị tăng lên và làm gia tăng áp lực lên ổ bụng, đặc biệt là vùng dưới của xương chậu (tiểu khung) khiến búi trĩ bị sa ra ngoài hậu môn. Táo bón Mẹ sau sinh rất dễ bị táo bón do sự thay đổi đột ngột của các nội tiết tố hay do uống viên sắt và canxi không đúng cách; ít vận động; không uống đủ nước; chế độ dinh dưỡng không phù hợp,… Sản phụ bị táo bón thường xuyên, kéo dài cũng có thể khiến các búi trĩ bị sa ra ngoài, dẫn tới bị trĩ. Do đó, sau sinh mẹ không chỉ cần chú ý chế độ dinh dưỡng, vận động sau sinh khoa học, uống nhiều nước mà còn cần tìm hiểu mẹ sau sinh uống sắt và canxi như thế nào cho đúng để hạn chế các tác dụng phụ, đặc biệt là táo bón. Xem thêm: vitamin tổng hợp cho bà bầu không gây táo bón sau sinh Bị trĩ sau sinh có đáng lo không? Do tâm lý xấu hổ, ngại ngùng mà phần lớn mẹ sau sinh bị trĩ đều được phát hiện muộn dẫn tới phải phẫu thuật búi trĩ. Thậm chí một số sản phụ đã chủ quan, không điều trị bệnh trĩ kịp thời để dẫn tới biến chứng nghiêm trọng. Các biến chứng nghiêm trọng của bệnh trĩ gồm có: Hậu môn bị rối loạn chức năng: Búi trĩ lớn khiến các cơ quan, các bộ phận của cơ quan bài tiết bị chèn ép. Hoạt động co thắt hậu môn, bài tiết chất thải ra khỏi cơ thể bị cản trở khiến hậu môn bị rối loạn chức năng. Sa nghẹt búi trĩ: Búi trĩ phát triển quá lớn, chèn ép cơ vòng khiến quá trình tuần hoàn máu bị cản trở. Bệnh nhân luôn cảm thấy đau đớn và rất khó khăn khi đại tiện. Thiếu máu: Bị trĩ nghiêm trọng khiến sản phụ bị chảy máu liên tục dẫn tới thiếu máu. Mắc bệnh phụ khoa: Âm đạo và hậu môn ở rất gần nhau, hại khuẩn ở hậu môn có thể dễ dàng xâm nhập vào âm đạo gây bệnh phụ khoa. Búi trĩ bị viêm loét, hoại tử: Dịch do búi trĩ tiết ra kết hợp với các chất cặn bã đào thải ra ngoài khiến búi trĩ bị viêm loét. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới hoại tử búi trĩ. Bên cạnh đó, đừng quên xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, vận động hợp lý và bổ sung đầy đủ, đúng cách các vi chất cần thiết sau sinh: sắt, canxi, DHA, … để hỗ trợ quá trình phục hồi của cơ thể một cách toàn diện mẹ nhé! Chú ý tuân thủ sau sinh uống sắt và canxi trong bao lâu theo đúng hướng dẫn để có kết quả bổ sung vi chất dinh dưỡng tốt nhất. Xem thêm: thời gian uống sắt canxi và vitamin tổng hợp Có thể thấy rằng tình trạng trĩ sau sinh có nguy hiểm không phụ thuộc vào sản phụ có được điều trị kịp thời hay không. Nếu điều trị kịp thời mẹ sau sinh bị trĩ không cần thực hiện phẫu thuật để loại bỏ búi trĩ mà vẫn có thể bình phục hoàn toàn. Do đó, đừng ngại ngần khi phải tìm gặp các bác sĩ chuyên khoa khi gặp vấn đề này nhé! Chúc mẹ luôn khỏe mạnh và phục hồi sau sinh thật tốt!