News Bí quyết để chọn mua smartphone cũ tại VN

Thảo luận trong 'Tin công nghệ' bắt đầu bởi xuanhai, 23/7/14.

  1. xuanhai PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    23/5/14
    Dưới đây là một số lưu ý của các nhà cung cấp muốn nhắc nhở chúng ta khi mua điện thoại đã qua sử dụng. hay cũng xem nhé!

    1. Điều tra về người bán
    [​IMG]
    Khi đã tìm được sản phẩm thích hợp với nhu cầu, việc lóng số điện thoại, nick chat, email của người rao bán trên Google để tìm hiểu thêm về anh ta cũng là 1 ý tưởng không tồi. 1 người bán đồ 2nd chuyên nghiệp và có uy tín sẽ giúp bạn phần nào yên tâm hơn về chất lượng sản phẩm. Ngược lại, những ai có tiếng xấu về việc giao thiệp, chất lượng sản phẩm rất có thể sẽ để lại dấu tích trên các diễn đàn rao vặt, mua bán.

    2. Kiểm tra bên ngoài điện thoại

    [​IMG]

    Đây không phải là một lời khuyên thừa thãi. Chắc chắn, bạn sẽ kiểm tra xem smartphone định mua có bị xước màn hình hay lỏng nắp lưng hay không. Tuy vậy, điều quan trọng nhất mà bạn cần kiểm tra là liệu chiếc smartphone này đã từng bị nước vào hay chưa.

    Hãy mở nắp lưng và kiểm tra tem dán trên pin xem có dấu hiệu ngả màu bất thường (thường là màu vàng hoặc da cam sậm) nào hay không. Trong trường hợp chủ sở hữu của chiếc smartphone này đã đổi pin, hãy kiểm tra các tem dán bên trong có dấu hiệu ngả màu hay không. Kiểm tra các cổng kết nối (USB và chân pin) có bị ngả màu hay không. Với bất kì linh kiện kim loại nào, ngả màu bất thường là một dấu hiệu cho thấy máy đã bị nước vào.

    Hãy kiểm tra kỹ để xem liệu màn hình có bị nứt, vỡ hay không bằng cách bật màn hình điện thoại lên. Bạn cũng cần kiểm tra cả bộ phận ống kính camera. Nếu một chiếc smartphone có quá nhiều vết nứt, vỡ, chắc chắn chiếc điện thoại này đã bị rơi rất nhiều lần, và do đó có thể hoạt động không ổn định.

    3. Kiểm tra bảo hành và phần mềm
    [​IMG]
    Các thế hệ iPhone đều có thể kiểm tra được thời gian bảo hành còn lại và ngày sản phẩm bán ra bằng cách nhập Serial của máy vào trang web https://selfsolve.apple.com/agreementWarrantyDynamic.do Serial của máy tốt nhất bạn hãy xem trong phần setting chứ không nên nhìn trên vỏ hộp. Các thông tin này phần nào cho chúng ta biết được thời hạn bảo hành và thời gian sử dụng từ khi máy được kích hoạt.

    Bên cạnh đó 1 số smartphone dòng Windows Mobile có ghi lại thời gian nghe gọi của máy, thông số này không thể reset được và sẽ tồn tại xuyên suốt đời máy, kiểm tra thông tin này sẽ giúp bạn biết được thời gian mà chủ cũ đã dùng máy, tính năng này đặc biệt hữu ích với những máy mà chủ cũ rao bán là máy "dùng lướt".

    Các smartphone chạy Android hoặc WinMo nếu ở trong tình trạng ROM custom hoặc đã root khi bạn kiểm tra đồng nghĩa với việc máy không còn bảo hành chính hãng vì tất cả các hãng sản xuất đều từ chối bảo hành các máy đã can thiệp phần mềm, tất nhiên bạn có thể đảo ngược các quy trình này và "đánh lừa" hãng sản xuất rằng máy chưa được root, jailbreak nhưng đây cũng là 1 điểm cần lưu ý khi chọn mua máy cũ.

    Cũng không nên quá tin tưởng vào các cam kết "bao test 1 tuần" hoặc bảo hành 1 tháng của các bên bán đồ cũ vì thực ra họ hầu hết cũng chỉ là những người bình thường như bạn, không hề có đội ngũ kỹ thuật hay vốn để thực hiện việc bảo hành cho bạn. Tốt nhất hãy kiểm tra kỹ càng máy trước khi mua, đừng ỷ vào "cam kết bảo hành" của người bán để rồi sau này gặp rắc rối khi xảy ra tranh chấp.


    Các tính năng cần kiểm tra đầu tiên là Wifi, Bluetooth, nghe gọi, màn hình của máy. Tất cả các dấu hiệu chập chờn, không kích hoạt được tính năng hoặc không bắt được sóng (trong khi thiết bị khác làm được) cần phải được kiểm tra lại kỹ càng. Màn hình của máy cũng cần được nhìn dưới nhiều góc để phát hiện ra các dấu vết của bụi, hơi ẩm, điểm ảnh chết và hiện tượng ố màu. Có thể sử dụng 1 vài ứng dụng kiểm tra màn hình để xem chất lượng màn hình. Các ứng dụng vẽ tranh cũng sử dụng để test cảm ứng rất tốt để tránh tình trạng liệt hoặc loạn cảm ứng. Pin của máy là linh kiện rất khó kiểm tra, tuy nhiên việc xem pin có bị phồng, chân tiếp xúc có bị gỉ, ố hay không cũng phần nào chỉ ra chất lượng pin của máy.

    4. Không tham rẻ
    [​IMG]

    Dù là đồ 2nd, 1 chiếc smartphone vẫn sẽ có cái giá nhất định, đừng bao giờ tin vào những cái giá "rẻ giật mình" để rồi phải ăn quả đắng. Hãy hiểu rằng chủ máy trước cũng là 1 người muốn bán chiếc điện thoại cũ với giá cao hết mức có thể, vì vậy nếu bạn gặp 1 chiếc iPhone 3GS hay Desire HD có giá chỉ 4 triệu đồng thì hãy đề cao cảnh giác. Cũng có thể đây là 1 món hời nhưng xác xuất đây là 1 sản phẩm có khuyết tật hoặc "hàng dựng" còn cao hơn rất nhiều. Và để cho an toàn, tốt nhất hãy tránh xa các sản phẩm có giá rẻ đến mức "đáng ngờ".
    Thực tế là thị trường đồ secondhand không bao giờ có 1 mức giá cố định và giá bán của máy phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng của máy. Và để có thể mường tượng được 1 mức giá hợp lý cho dòng sản phẩm mà bạn định mua, hãy vận dụng Google, bạn sẽ thấy rất nhiều topic rao bán đồ 2nd với model mà bạn quan tâm, dạo qua 1 vài kết quả và bạn sẽ có được 1 mặt bằng tương đối về mức giá của máy cũ. Và cũng nên chú ý rằng các kết quả đã quá cũ sẽ không phản ánh mặt bằng giá hiện tại của sản phẩm vì thế hãy chọn những kết quả gần với hiện tại nhất có thể.

    1. Tiền trao cháo múc
    [​IMG]

    Hãy chắc chắn rằng bạn chỉ đưa tiền khi nhận được máy trong tay, không ưng ứng trước hoặc đặt cọc dưới bất kỳ hình thức nào cho người bán. Tiền cầm trong tay bạn là bạn còn có quyền chọn lựa, đặt cọc hoặc ứng trước tiền là bạn đã tự "thả gà ra đuổi". Đừng mua lấy rắc rối vào mình. Địa điểm giao du lý tưởng nhất là ở những nơi mà bạn có thể xác nhận được nhân thân của người bán như nhà ở, cơ quan... Tuyệt đối tránh kiểu mua bán "trao tay" trên đường phố. Các quán cafe cũng là 1 địa điểm thường diễn ra các vụ giao tiếp đồ cũ tuy nhiên hãy chọn địa điểm sáng sủa và yên tĩnh để tiện rà máy.
     
    #1

Chia sẻ trang này