QC Bệnh Ăn Mòn Chân Răng Ở Trẻ Em: Dấu Hiệu Và Cách Chữa

Thảo luận trong 'Quảng cáo tổng hợp' bắt đầu bởi Reviewnhakhoa231, 15/3/24.

  1. Reviewnhakhoa231 PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    27/5/23
    Bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em là tình trạng mất dần men răng và ngà răng ở cổ chân răng, thường ảnh hưởng đến những răng hàm nhỏ và răng sữa. Điều này tạo cảm giác nhói buốt khó chịu, tăng nguy cơ mất răng sữa sớm. Thông thường điều trị mòn chân răng sẽ dựa trên tình trạng cụ thể.
    Thế nào là bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em?
    Bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em (hay mòn cổ chân răng ở trẻ em) là một tình trạng thường gặp. Trong đó men răng hoặc/ và ngà răng ở cổ răng bị mất dần, không do sâu răng. Điều này tạo một điểm lõm ở vùng cổ răng, thường ở dạng chữ V tương tự như vết cắt.
    Khi điểm lõm sâu hơn, buồng tủy có thể bị ảnh hưởng, trẻ cảm thấy buốt nhói khi ăn hoặc uống đồ lạnh, thức ăn có vị chua hoặc mang tính axit. Dựa vào tình trạng cụ thể, các răng bị ảnh hưởng được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau.
    Bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em có thể xảy ra ở bất kỳ răng nào. Tuy nhiên răng số 4, 5, 6 thường bị ảnh hưởng nhiều hơn. Răng hàm trên cũng dễ tổn thương hơn so với hàm dưới.
    Dấu hiệu nhận biết bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em
    Bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em thường không được phát hiện cho đến khi có điểm lõm sâu ở cổ răng kèm theo những triệu chứng khác. Dưới đây là những triệu chứng và dấu hiệu giúp nhận biết tình trạng này:
    Lượng lớn men răng mất đi khiến răng bị ăn mòn chân răng
    Cổ chân răng ngã vàng hoặc có màu đậm hơn so với những vùng khác của răng
    Có cảm giác ê buốt khi ăn thực phẩm đông lạnh, nóng, đồ ăn ngọt, chua. Những trường hợp nặng sẽ có cảm giác nhói buốt ngay cả khi hít thở không khí lạnh
    Đau nhức răng âm ỉ
    Mức độ đau nhức và ê buốt tăng dần theo thời gian
    Hơi thở hôi hoặc có mùi khó chịu trong miệng
    Nướu răng sưng tấy ở một số trường hợp.
    Xem thêm: Nha khoa desantist
    Nguyên nhân gây bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em
    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến nhất:
    1. Men răng và ngà răng còn mỏng
    Bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em thường gặp ở răng sữa. Nguyên nhân là do lớp men và ngà răng của những chiếc răng này vẫn còn mỏng, độ chắc khỏe không cao như các răng vĩnh viễn ở người trưởng thành.
    Mặt khác, việc vệ sinh răng miệng của trẻ thường kém hơn, vụn thức ăn và mảng bám (mảng nhầy chứa đường và vi khuẩn) bám vào thân và chân răng. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự hao mòn xảy ra. Điều này phổ biến hơn ở những người có men răng và ngà răng còn mỏng.
    Mòn chân răng là tình trạng mất dần men răng nhưng không do sâu răng. Tuy nhiên mòn men răng do vụn thức ăn và mảng bám không được kiểm soát có thể dẫn đến sâu răng.
    Xem thêm: Nha khoa sunshine lừa đảo
    2. Thiếu hụt canxi và fluor
    Canxi là một khoáng chất cần thiết đối với quá trình xây dựng, phát triển khung xương và răng của trẻ nhỏ. Thiếu canxi có thể làm tăng nguy cơ mất bệnh còi xương, men răng và ngà răng mỏng, răng yếu, dễ bị sâu răng và mòn chân răng.
    Bên cạnh canxi, Fluor cũng là một hợp chất dinh dưỡng quan trọng. Hợp chất này giúp tái khoáng men răng, hình thành men răng, thúc đẩy quá trình canxi hóa răng, hình thành xương. Do có thiếu Fluor có thể gây mòn men răng, bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em, sâu răng và nhiều vấn đề ở xương.
    Phụ huynh cần đảm bảo xây dựng chế độ ăn uống giàu canxi cho trẻ, dùng kem đánh răng có chứa fluor. Từ đó bổ sung đủ lượng canxi và fluor cần thiết giúp răng chắc khỏe.
    3. Chăm sóc và vệ sinh răng miệng chưa đúng cách
    Bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em có thể xảy ra nếu việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng cho trẻ không kỹ hoặc chưa đúng cách. Bởi điều này khiến mảng bám chứa vi khuẩn dính chặt vào cổ răng, lượng axit trong thức ăn lắng tụ. Lâu ngày làm mất dần men răng và dẫn đến mòn cổ răng.
    4. Ăn quá nhiều đường và tinh bột
    Trẻ nhỏ thường có xu hướng ăn nhiều kẹo, bánh ngọt và tinh bột. Những nhóm thực phẩm này cũng chứa một vài dưỡng chất hỗ trợ cho sự phát triển bình thường của trẻ.
    Tuy nhiên việc ăn quá nhiều đường và tinh bột có thể làm tăng tốc độ mòn men răng ở trẻ. Trong đó có mòn chân răng. Những trường hợp vệ sinh không kỹ, mảng bám tích tụ lâu ngày sẽ gây sâu răng và tăng nguy cơ mất răng sữa sớm.
    5. Di truyền
    Do yếu tố di truyền từ ba mẹ/ ông bà sang con cháu nên những trẻ sinh ra trong gia đình có răng yếu, dễ hỏng thường có men răng yếu và mỏng hơn bình thường. Điều này làm tăng nguy cơ sâu răng và mòn chân răng ở trẻ em.
    6. Khô miệng
    Nước bọt giúp làm sạch vi khuẩn và những mảng bám trong miệng. Vì thế mảng bám có thể xuất hiện nhiều hơn khi tuyến nước bọt hoạt động không tốt và không sản sinh đủ lượng nước bọt cần thiết. Điều này làm tăng nguy cơ ăn mòn chân răng ở trẻ em.
    7. Bú bình sữa khi ngủ
    Bú bình sữa khi ngủ, núm vú giả có mật ong hoặc đường có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em. Bởi điều này khiến sữa và đường còn lắng lại trong miệng, không được làm sạch. Chúng tích tụ trên bề mặt răng (đặc biệt là cổ chân răng), tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và làm hỏng răng.
    Bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em có nguy hiểm không?
    Ăn mòn chân răng ở trẻ em có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào lượng men răng mất đi và các triệu chứng đi kèm. Tình trạng này thường không được phát hiện sớm cho đến khi cổ chân răng có điểm lõm lớn. Lúc này cảm giác ê buốt gây khó khăn cho việc ăn uống, cổ răng đổi màu (nâu/ nâu vàng) làm giảm tính thẩm mỹ.
    Hơn thế nếu không được điều trị sớm, chỗ lõm và các triệu chứng tăng dần theo thời gian. Điều này gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng sau:
    Ngà răng bị ăn mòn
    Sâu răng và viêm tủy răng do vi khuẩn xâm nhập
    Gãy răng hoặc mất răng
    Chẩn đoán bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em
    Bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em có thể dễ dàng được phát hiện bằng cách kiểm tra những biểu hiện trên cổ chân răng (điểm lõm, màu sắc cổ răng…). Ngoài ra bác sĩ có thể gõ nhẹ và hỏi triệu chứng để kiểm tra mức độ ê buốt.
    Trong nhiều trường hợp, chụp X-quang sẽ được chỉ định. Hình ảnh X-quang giúp bác sĩ kiểm tra cấu trúc hàm và các răng ảnh hưởng. Điều này giúp tìm kiểm nguyên nhân tiềm ẩn hoặc phân biệt ăn mòn chân răng ở trẻ em với những tình trạng khác.


    Xem thêm: Nha Khoa Desantist
     
    #1

Chia sẻ trang này