Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - Vì sao trẻ sơ sinh đi ngoài phân nhầy? Để điều trị trẻ sơ sinh đi phân nhầy đúng cách, bố mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra vấn đề tiêu hóa này. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến: Rối loạn tiêu hóa: Trẻ có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón. Nếu bị táo bón, phân sẽ có nhầy trắng hoặc đỏ lẫn tia máu. Khi bị tiêu chảy, trẻ có thể đi ngoài 5-10 lần mỗi ngày với phân nhầy lẫn máu, kèm theo dấu hiệu mệt mỏi, nôn trớ, bú kém. Chưa tiêu hóa hết thức ăn: Hệ tiêu hóa non nớt của bé chưa hoàn thiện, men tiêu hóa chưa đủ khả năng tiêu thụ hết lượng đường trong sữa, dẫn đến việc đi ngoài phân lỏng, có bọt và chất nhầy. Thay đổi nguồn sữa: Sự thay đổi đột ngột trong chế độ ăn, ví dụ như thay đổi loại sữa hoặc cách cho bú, có thể làm hệ tiêu hóa của bé chưa kịp thích nghi. Nhiễm Rotavirus: Virus này tấn công hệ tiêu hóa của bé, gây đi ngoài, nôn ói và mất nước nghiêm trọng. Trẻ có thể đi ngoài phân lỏng, bọt, nhầy và màu xanh, kèm theo sốt cao và nôn trớ. Nhiễm trùng đường tiêu hóa: Nếu môi trường xung quanh không đảm bảo vệ sinh, bé dễ bị nhiễm khuẩn như E.coli, Salmonella, Shigella,... gây tiêu chảy, đi phân nhầy kèm máu, sốt cao và nôn. Mọc răng: Khi mọc răng, trẻ có thể đi phân nhầy do ruột tiết nhiều chất nhầy và nước bọt tiết ra nhiều nhưng không được tiêu hóa hết. Các vấn đề khác: Một số trường hợp hiếm khi cảnh báo về sức khỏe nghiêm trọng, nhưng có thể do bé bị vấn đề về tuyến tụy, gan hoặc bệnh xơ nang, Celiac. Xem thêm: Hình ảnh phân trẻ sơ sinh bình thường Cách điều trị trẻ sơ sinh đi phân nhầy an toàn hiệu quả Tìm hiểu cách điều trị trẻ sơ sinh đi phân nhầy sẽ giúp bé khắc phục hiệu quả tình trạng này. Dưới đây là một số các biện pháp mẹ có thể tham khảo và áp dụng: Nếu hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện hoặc trẻ đi phân nhầy do mọc răng thì triệu chứng đi ngoài phân nhầy của bé sẽ dần biến mất, mẹ không cần lo lắng. Trường hợp trẻ bị nhiễm trùng đi ngoài phân nhầy, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc hạ sốt và bổ sung nước, Oresol cho con. Nếu trẻ chưa tiêu hóa hết lượng sữa mẹ thì có thể dùng men tiêu hóa cho con theo chỉ định của bác sĩ. Nếu trẻ bị lồng ruột thì cần thực hiện phẫu thuật ngay để phòng tình trạng bị thủng ruột, mất máu. Trường hợp trẻ tiêu chảy, mẹ cần bù nước cho bé với dung dịch điện giải sau mỗi lần con đi ngoài. Với trẻ đang bú sữa mẹ mà đi phân nhầy thì mẹ cần ăn thêm nhiều rau củ, sữa chua, hoa quả và tránh các thực phẩm nhiều đường, dầu mỡ, chất béo. Với trẻ bú sữa công thức, tốt nhất nên lựa chọn sản phẩm có đạm mềm, nhỏ, tự nhiên và không biến tính, bổ sung chất xơ để cải thiện hệ tiêu hóa cho bé. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng có hệ tiêu hóa yếu, sức đề kháng kém nên rất dễ gặp các bệnh lý đường ruột. Ngoài việc thực hiện những biện pháp phòng ngừa, điều trị như trên, mẹ nên kết hợp sử dụng thêm sản phẩm men vi sinh dành riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để bảo vệ hệ tiêu hóa của con, giúp cân bằng và ổn định hệ khuẩn ruột, tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho trẻ đặc biệt với những bé tiêu hóa kém, lười ăn, bỏ bú, kém hấp thu dinh dưỡng. Xem thêm: Mẹo chữa xì xoẹt cho trẻ sơ sinh Men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Anh Quốc Nếu đã áp dụng các cách điều trị trẻ sơ sinh đi phân nhầy mà con không cải thiện tình trạng này hoặc có kèm theo các dấu hiệu bất thường, bố mẹ nên cho con đi khám sớm để tìm ra nguyên nhân chính xác và điều trị theo liệu trình cụ thể.