Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - Top thiết bị cần có khi chụp ảnh kỷ yếu mà chúng tôi gợi ý dưới đây với hi vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn tốt nhất để trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. >>> Xem thêm: Đèn quay phim hay Microphone Sennheiser Máy ảnh Mỗi loại máy ảnh sẽ có một chức năng và lợi thế riêng. Vì thế, việc lựa chọn máy ảnh sao cho phù hợp với mục đích chụp ảnh đóng vai trò rất quan trọng và quyết định. Nếu bạn có nhu cầu chụp kỷ yếu thì sau đây là một vài chiếc máy ảnh chụp ảnh kỷ yếu tốt nhất mà chúng tôi muốn gợi ý cho bạn: >>> Nội dung khác: Đèn chụp studio Máy ảnh Canon EOS 6D Canon EOS 6D là máy ảnh chuyên nghiệp đầu tiên được tích hợp GPS cũng như kết nối WiFi, cho phép người dùng điều khiển máy thông qua sử dụng các ứng dụng trên Android hay iOS. Cảm biến dùng cho Canon D6 là cảm biến CMOS Full-Frame thường thấy với độ phân giải điểm ảnh là 20.2 MP thì chất lượng ảnh không phải bàn cãi. Ảnh từ cảm biến sẽ được xử lý bởi bộ xử lý DIGIC 5 + cho bức ảnh sẽ được tính toán một cách kỹ càng và nhanh chóng để cho ra đời những bức ảnh đẹp nhất. Máy ảnh Nikon D850 Hệ thống lấy nét của máy ảnh Nikon D850 là hệ thống Multi-CAM 20K được nâng lên tới 153 điểm, trong đó có tơi 99 điểm cross-type và 15 điểm hỗ trợ lấy nét ở khẩu độ bé F/8. Khả năng lấy nét cũng được cải tiến bởi được hỗ trợ tới -4 EV. Kể cả trong điều kiện ánh sáng lờ mờ với các hình ảnh có tương phản thấp máy vẫn hoạt động bình thường. Bên cạnh đó chiếc máy ảnh này không chỉ trang bị tính năng quay phim 4K, chiếc D850 này còn có thể quay phim với toàn khung hình mà không bị crop bớt hệ số cảm biến khiến cho việc thu nhận hình ảnh tốt hơn, đem lại những đoạn video chất lượng hơn. Máy ảnh Sony A7R Mark III Máy ảnh này có cảm biến CMOS 42MP đi kèm chip xử lý BIONZ X đời mới có tốc độ xử lý nhanh hơn đời II tới 1,8 lần. Bên cạnh đó, thêm một chip ngoại vi front-end LSI cũng được bổ sung để hỗ trợ khả năng đọc/ghi các file hình ảnh và video có dung lượng lớn. Ngoài ra, tốc độ chụp lên tới 10 ảnh/giây, và bộ nhớ đệm cho phép lưu liên tục 76 ảnh JPEG hoặc 28 ảnh RAW sẽ giúp ích rất nhiều cho những ai muốn chụp ảnh thể thao. Máy ảnh Canon EOS 5D Mark IV Canon EOS 5D Mark IV là chiếc DSLR đáp ứng được sự kỳ vọng mà tất cả mọi người mong đợi với những cải tiến vượt bậc bởi những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay đem đến cho người dùng những tiện ích nổi trội. Máy ảnh Canon EOS 5D Mark IV sử dụng cảm biến hình ảnh CMOS 30,4Mpx (cho ảnh ở độ phân giải 6.720×4.480) với bộ xử lý hình ảnh Digic 6+ cho phép xử lý hình ảnh hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng hình ảnh và tốc độ chụp ảnh cải thiện đáng kể đạt mức 7 hình/giây. Một điểm nhấn độc đáo của 5D Mark IV đó là tính năng Lens Optical Corection – tính năng giúp xử lý lệch quang sai, hay bị méo, viền tím ngay trên các bức ảnh (chỉ hỗ trợ JPEG) 2. Ống Kính Chụp ảnh kỷ yếu thì yêu cầu người chụp phải lấy trọn toàn bộ học sinh/sinh viên và cũng như có đủ không gian hậu cảnh sân trường hoặc lớp học trong khung hình vì thế việc sử dụng một ống kính góc rộng có tiêu cự cỡ 24mm hoặc 28mm sẽ là rất lý tưởng, hoặc người chụp có thể chọn ống kính có hiệu ứng mắt cá để có thể tạo ra được những góc ảnh độc đáo hơn. Một vài ống kính tốt nhất khuyên bạn nên dùng: Ống Kính Canon EF 8-15mm f4L USM Fisheye Ống Kính này là ống zoom mắt cá đầu tiên hỗ trợ cả dạng hình ảnh viền tròn đặc trưng mắt cá (ở tiêu cự 8mm) lẫn hình ảnh nguyên khung thông thường (tiêu cự 15mm) trên các máy full-frame. Có khả năng lấy nét bằng tay và có thể chuyển đổi ngay lập tức từ lấy nét tự động sang lấy nét bằng tay một cách nhanh chóng. Ngoài ra, ống kính này rất sắc nét ở mọi khẩu độ, hình ảnh sắc nét từ trung tâm đến các cạnh và các góc. Ống kính Canon EF-S 18-55mm F3.5-5.6 IS STM Là ống kính có góc nhìn tương đương 28-90mm trên cảm biến full frame cho khả năng chụp từ góc rộng đến tele tầm trung. Với ống kính này bạn có thể chụp trong nhiều điều kiện khác nhau như phong cảnh cho tới chân dung. Bên cạnh đó, nó còn được trang bị mợt mô-tơ lấy nét mới cho khả năng bắt nét nhanh và chính xác mà không gây ra tiếng ồn thích hợp trong chụp ảnh tĩnh hay quay video. Ống kính Canon EF S 18-135mm F/3.5-5.6 IS USM Đây là một ống kính zoom có dải tiêu cự trải dài từ góc rộng cho tới tele tiêu chuẩn, cho khả năng chụp ảnh đa dạng mà không cần phải thay thế ống kính. Được tối ưu hóa cho việc chụp ảnh tĩnh cũng như quay video đây là ống kính có phạm vi độ dài tiêu cự tương đương 28,8-216 mm, được thiết kế dành cho máy ảnh DSLR định dạng APS-C. Ngoài ra, hệ thống ổn định hình ảnh (Image Stabilizer) đền bù cho đến 4 điểm dừng sẽ hỗ trợ chống rung hiệu quả cho người dùng khi chụp ảnh cầm tay và chức năng đặc biệt của Dynamic IS giúp giảm thiểu rung máy khi quay video. 3. Túi đựng máy ảnh Trang bị túi máy ảnh là điều cần thiết. Nó giúp bảo vệ máy ảnh và thiết bị của bạn được an toàn, đặc biệt sẽ giúp cho việc di chuyển của bạn trở nên dễ dàng hơn. 4. Thẻ nhớ Khi bạn đang hăng say chụp mà quên mất rằng chiếc thẻ nhớ của mình sắp Full dữ liệu nhưng dữ liệu cũ lại quên xóa hay bỗng dưng nó gặp lỗi. Trong trường hợp này việc có một chiếc thẻ nhớ thay thế là điều vô cùng tuyệt vời. Bạn nên chọn những loại thẻ Class 10 giúp chụp liên tục hay chụp file RAW dung lượng lớn được lưu ảnh nhanh hơn. Đặc biệt không nên mua loại thẻ rẻ tiền từ những hãng không nổi tiếng, bởi một ngày đẹp trời nào đó khi chụp xong bạn sắp copy hình vào máy thì nó lại bị hỏng. 5. Pin dự phòng Việc bạn sử dụng một viên pin dự phòng nếu bình thường thì không sao nhưng có một vài trường hợp nào đó ví dụ như bạn quên sạc pin hay pin bị chai, có thể là bạn đi du lịch dài ngày hay chụp ảnh ngoài trời mà không có thời gian để cắm sạc. Đối với mấy người làm dịch vụ thì pin dự phòng lại càng cần thiết hơn, để phòng trường hợp không tốt về pin có thể xảy ra làm tốn thời gian đi mua pin mới và sạc pin. 6. Chân máy ảnh Mỗi nhiếp ảnh gia cần trang bị riêng cho mình một chân máy. Cho dù bạn quyết định loại bỏ nhiều hay ít, việc có một cái gì đó để ổn định máy ảnh một cách an toàn là điều cần thiết cho một số loại ảnh chụp nhất định. Tùy theo mục đích của bạn lựa chọn các chân máy khác nhau chân máy hợp kim nhôm đa năng hay carbon gọn nhẹ dành cho việc di chuyển nhiều. Theo mình chụp ảnh kỷ yếu cần mang vác, di chuyển nhiều vì thế bạn nên chọn cho mình một chiếc chân máy có thiết kế gọn, nhẹ là điều vô cùng hợp lý. Sau đây là một vài chân máy ảnh bạn nên tham khảo: Chân máy Benro TSL08AN00 Chân Máy Ảnh Benro TSL08AN00 thiết kế từ carbon chắc chắn với chân giữa có thể điều chỉnh. Chân máy Benro có thể chịu được tải trọng lên đến 4kg, phù hợp với DLSR nhỏ hơn và máy ảnh gương lật. Với thiết kế nhỏ gọn rất dễ dàng để cất giữ và vận chuyển. Chân máy Velbon M47 Chân máy M47 được Velbon thiết kế hướng đến người dùng đam mê du lịch, hay di chuyển và sử dụng những dòng máy ảnh nhỏ để quay phim hoặc chụp ảnh. Chân máy sử dụng miếng Plate theo dạng thao tác nhanh giúp cho việc lắp và tháo máy ảnh khỏi chân được dễ dàng. Chân Máy Ảnh Slik SPRINT 150 Chân máy này có trọng lượng 1.04kg tạo sự thuận lợi tối đa bởi tính gọn nhẹ sự linh hoạt di chuyển khi mang đi chụp hình. Có thể mang theo thiết bị này đến bất cứ đâu để thỏa sức sáng tạo mà không hề có cảm giác cồng kềnh khó chịu. 7. Dây đeo máy ảnh thay thế Một số lựa chọn thay thế tuyệt vời cho một chiếc dây đeo cổ đi kèm là dây đeo chéo BlackRapid straps được thiết kế để được đeo từ vai đến hông, phân bố trọng lượng đều trên cơ thể giúp bạn thoải mái hơn trong quá trình tác nghiệp. Nguồn: https:/tincongnghe.net.vn/may-anh/top-thiet-bi-can-co-khi-chup-anh-ky-yeu.html