Chia sẻ Bài 1. Các yếu tố trong SEO Onpage

Thảo luận trong 'Thủ thuật SEO' bắt đầu bởi hoangluyen, 16/9/15.

  1. hoangluyen Moderator Thành viên BQT Mod

    Tham gia ngày:
    14/7/15
    Hướng dẫn bạn đọc tìm hiểu các yếu tố trong SEO Onpage và những thành phần quan trọng để nâng cao thứ hạng từ khoá trên kết quả tìm kiếm khi bạn bắt đầu học SEO.
    Khi bạn bắt đầu học SEO tôi hiểu bạn sẽ không rõ các yếu tố trong SEO Onpage gồm những gì và bạn sẽ phải làm như thế nào với chúng. Để giúp bạn tìm hiểu chi tiết và tường minh nhất về điều đó, tôi xây dựng Case study học SEO cơ bản đợt này với mục đích giới thiệu với bạn các thành phần cơ bản và các yếu tố Onpage trong Website để bạn hiểu cặn kẽ chúng. Trong các bài học của chủ đề lần này tôi cũng sẽ giới thiệu nhiều hơn các Video hướng dẫn chi tiết, bạn nhớ đón xem nhé. Bây giờ bạn hãy tìm hiểu bài hướng dẫn này từ mục lục dưới đây:

    1. Các yếu tố trong SEO Onpage là gì?
    Các yếu tố trong SEO Onpage là tất cả các thành phần, cấu trúc của một trang web được các cỗ máy tìm kiếm đánh giá và xếp hạng. Các yếu tố trên trang web gồm: HTML, CSS, Javascript, hình ảnh, Video… các yếu tố này được các công cụ tìm kiếm phân tích và đánh giá sau khi trang web được đẩy lên Internet.

    2. SEO Onpage quan trọng như thế nào?
    Hầu hết mọi người khi làm SEO đều mong muốn tối ưu website để làm Onpage tốt nhất, đây một điều bắt buộc với tất cả các chuyên gia SEO. Nếu website được tối ưu Onpage tốt sẽ có khả năng thành công cao bởi Onpage ảnh hưởng trực tiếp tới thứ hạng tìm kiếm của Website.


    3. Các yếu tố chính trong SEO Onpage
    HTML là thành phần chính trong SEO Onpage, nó quyết định 70-75% thứ hạng của website khi các Search Engine đánh giá một trang web.

    3.1. Thẻ HTML cơ bản
    Dưới đây là danh sách các thẻ HTML cơ bản bạn cần biết khi học SEO Onpage:
    • <div>Nội dung</div> : đây là thẻ dùng để chứa hầu hết các thẻ còn lại, thẻ <div> là loại thẻ được thay thế cho thẻ <table>. Trước đây các lập trình viên hay sử dụng vì thẻ <table> tuy nhiên từ lúc css3 ra đời thẻ <div> được sử dụng nhiều hơn và phổ biến nhờ tốc độ load nhanh hơn gấp nhiều lần và nó tương thích tốt với hầu hết các trình duyệt. Nên trong website nếu sử dụng thẻ <div> bạn sẽ có hiệu quả SEO cao hơn so với các trang sử dụng thẻ <table> làm khung cho website.
    • <p>Nội dung</p> : đây là thẻ được dùng phổ biến chỉ sau thẻ <div> nó dùng để diễn tả các văn bản thành từng đoạn, thẻ <p> cũng chứa các thẻ khác nhưng không nên cho thẻ <div> vào trong vì các Search Engine sẽ đánh giá thấp nội dung này.
      Ví dụ trường hợp sử dụng thẻ <div> và thẻ <p>:
      Đúng: <div><p>Bài 1. Các yếu tố SEO Onpage - Học SEO cho người mới bắt đầu</p></div>
      Sai: <p><div>Bài 1. Các yếu tố SEO Onpage - Học SEO cho người mới bắt đầu</div></p>
    • <b>Nội dung</b> : Thẻ làm cho nội dung được bôi đậm (Demo)
    • <strong>Nội dung</strong> : Đây là thẻ làm cho phần nội dung bên trong được bôi đậm như phần text này nó tương tự như thẻ <b> nhưng nó thể hiện nội dung quan trọng hơn nhằm để nhấn mạnh các nội dung liên quan nhiều tới tiêu đề của bài viết hơn là những thông tin nổi bật hướng tới người dùng (Demo).
    • <i>Nội dung</i> : Thẻ có tác dụng in nghiêng nội dung (Demo)
    • <em>Nội dung</em> : Tương tự như thẻ <i> thẻ em cũng có chức năng mặc định in nghiêng văn bản nhưng nó nhấn mạnh và thể hiện giới thiệu hoặc trích dẫn cho hình ảnh hoặc phần bôi đậm trên để giải thích rõ các ý chính. (Demo)
    • <u>Nội dung</u> : Thẻ có tác dụng gạch chân nội dung (Demo)
    • <s>Nội dung </s>: Thẻ có tác dụng gạch ngang nội dung (Demo)
    • <span>Nội dung</span> : Thẻ này có tác dụng phân nhỏ một đoạn văn thành các thành phần có kiểu dáng khác nhau ví dụ bạn muốn cho một khối văn bản có màu xanh, chữ to hơn… thì thẻ spam sẽ làm nhiệm vụ như thế.
    • <ul><li>Nội dung</li></ul> : Thẻ này để thể hiện danh sách các thông tin các thẻ <li> sẽ nằm trong thẻ <ul> có thể ngược lại nhưng phải tuân theo cấu trúc như thế này.Ví dụ trường hợp các thẻ <ul> và thẻ <li> trồng lớp nhau:
      Mã:
      <ul>
      <li>Câu hỏi 1
         <ul>
             <li>Trả lời 1.1</li>
             <li>Trả lời 1.2</li>
         </ul>
      </li>
      <li>Câu hỏi 2</li>
      </ul>

    • Link (liên kết): <a href="http://hoangluyen.com/cac-yeu-to-trong-seo-onpage/" title="từ khóa">từ khóa</a> để liên kết các bài viết (hoặc các trang con) trên cùng một website với nhau. Link bạn nên thiết lập sao cho càng sát với từ khóa càng tốt để đảm bảo các Search Engine đánh giá cao. Cấu trúc trên link tốt nhất là link không dấu cách nhau bởi dấu gạch ngang như ví dụ mẫu trên. Mặc định link này có rel=”dofollow” tức là liên kết này cho phép con bo tiếp tục khám phá nội dung link trong thẻ <a>. Nếu bạn không muốn con bọ khám phá thông tin không quan trọng hoặc không liên quan bạn hãy thêm rel=”nofollow” như sau
      Mã:
      <a rel="nofollow" href="http://hoangluyen.com/link-theo-tu-khoa/" title="từ khóa">từkhóa</a>
    • Hình ảnh: <img alt="Keyword mô tả ảnh" src="http://domain.com/link-anh.jpg" /> hình ảnh nên có thẻ Alt mục đích để giúp người dùng biết được nội dung của nó nếu hình ảnh không hiển thị được do bị mất liên kết.
    • Thẻ Heading: Bao gồm 6 loại thẻ từ H1 -> H6, trong đó H1 là thẻ quan trọng nhất các thẻ còn lại lần lượt là thẻ con của nhau. Cách thẻ Heading dùng để thể hiện các đề mục lớn của một bài viết hoặc một trang con nhằm giúp người dùng hiểu rõ nội dung nào quan trọng.
    3.2. Cấu trúc của trang
    Dựa vào các thẻ HTML cơ bản các Chuyên gia thiết kế sẽ xây dựng thành những cấu trúc khác nhau trên một website bao gồm: Trang chủ, giới thiệu, tin tức, tuyển dụng, blog, dịch vụ, khách hàng, liên hệ, các bài viết, sản phẩm, hỏi đáp, …. Để giúp bạn đọc hiểu hơn cấu trúc một trang web, tôi sẽ giới thiệu với bạn một ví dụ minh họa như trang hoangluyen.com đang sử dụng, bắt đầu là các thẻ Heading là bộ khung của trang:
    <h1>Tiêu đề bài viết</h1> -> Thẻ này trên một trang chỉ nên dùng 1 thẻ này, thường thẻ này sẽ là tiêu đề bài viết hoặc tựa đề chính của một trang.
    <h2>Mô tả ngắn/đề mục</h2> -> Thông tin mô tả ngắn cho nội dung của bài viết, thẻ H2 có thường để làm đề mục lớn cho bài viết.
    <h3>Đề mục con của thẻ H2.</h3> -> Thẻ H3 có thể làm đề mục lớn cho bài viết hoặc đề mục con. (Các đề mục lớn là các ý chính của bài viết)
    Tương tự các thẻ <h4><h5><h6> sẽ là đề mục con của các đề mục trên.
    cac-yeu-to-trong-seo-onpage.gif
    Như bạn đang xem hình ảnh trên các từ khóa được phân bố và rải rác đều khắp trang không có sự tập trung vào một nơi, và thẻ Heading sẽ nằm ở những vị trí quan trọng. Điều này được các con bọ tìm kiếm đánh giá rất cao bởi nó đánh giá một nội dung tốt khi mật độ từ khóa trên trang được phân bố không tập trung quá nhiều để tránh tình trạng các trang SPAM từ khóa.

    4. Áp dụng Onpage trong SEO
    Một bài viết hay một trang trong Website được gọi là lý tưởng với các Bọ tìm kiếm khi từ khóa chính và từ khóa mở rộng nằm trong 4 yếu tố sau:

      • Thẻ tiêu đề
      • Nội dung
      • Miêu tả ảnh
    Để ví dụ cho bạn về cách sử dụng từ khóa chính và từ khóa mở rộng, bạn hãy xem bài viết sử dụng WordPress của tôi sẽ thấy từ khóa được phân bố đều ở tất cả 4 yếu tố chính của một bài viết. Nội dung của bài viết được xếp hạng tốt và được coi là tốt không phải chỉ ở yếu tố phân bố từ khóa, quan trọng hơn hết vẫn là chất lượng nội dung, bao gồm:
    Thứ 1: Nội dung phải là độc đáo
    Thứ 2: Thân thiện với người đọc
    Thứ 3: Giải quyết được thông tin người dùng cần.
    Thứ 4: Chăm sóc nội dung và bổ sung, cập nhật thường xuyên giống như một phần mềm vậy.
    Thứ 5: Đi link Onpage hợp lý (hợp lý tức là cung cấp thông tin liên quan cho bài viết để người dùng tìm hiểu thêm, điều này không chỉ tốt cho SEO mà nó còn giúp trang web của bạn được người dùng yêu thích hơn. Có bạn hỏi tôi đặt bao nhiêu link trong bài viết, xin trả lời luôn với các bạn rằng đặt bao nhiêu không quan trọng bởi Google không bao giờ phạt bạn đặt link nhiều mà chỉ phạt nhồi nhét nhiều từ khóa mà thôi. Bạn hãy đặt thật nhiều link hữu ích cho bài viết của bạn và đừng cố làm cho nó trở nên rối rắm nếu bạn có quá nhiều link trong một bài viết.)

    5. Công cụ phân tích Onpage
    Làm Onpage nếu bạn không sử dụng công cụ thì bạn chỉ là người viết bài chứ không phải là người làm SEO. Người làm biên tập nội dung không chỉ có viết bày hay, nội dung tốt mà cần phải hiểu cặn kẽ tất cả các yếu tố trong SEO Onpage. Để phân tích Onpage tốt bạn hãy dùng các công cụ sau:
    • MozBar (tiện ích dành cho Google Chrome/Firefox) – Công cụ này sẽ phân tích cho bạn rất nhiều thông số của trang web như DA, PA, các thẻ tiêu đề, h1, h2… của bài viết.

    • SEOquake (tiện ích dành cho Google Chrome/Firefox) – Công cụ không chỉ phân tích chi tiết về Pagerank, Alexa nó còn phân tích trang web các thông số như mật độ từ khóa, link In, Link Out…

    • Web Developer (tiện ích dành cho Google Chrome/Firefox) – Công cụ dành cho nhà phát triển nhưng rất hữu ích với biên tập viên bởi nó xác đinh được rất nhanh các thẻ Heading trên bài viết và nhiều công cụ khác hỗ trợ

    • Open Site Explorer Open là một công cụ miễn phí cung cấp cho người viết bài và các webmaster nhìn thấy hàng nghìn liên kết.

    • Term Extractor – Công cụ phân tích nội dung của trang

    • Term Taget – Công cụ giúp xác định mục tiêu một trang cụ thể cho một từ khóa bằng cách phân tích rất nhiều yếu tố.
    6. Tài liệu tham khảo Onpage
    • Google-friendly sites – Tài liệu chuẩn của Google hướng dẫn cho Webmaster về “Các bước để một trang web thân thiện với Google”
    • Search Engine Optimization – Tài liệu chuẩn của Google về tối ưu website cũng như bài viết đển chuẩn SEO.

    cac-yeu-to-seo-onpage.png
    Bài 1: Các yếu tố trong SEO Onpage?
    ( Bài viết nằm trong Case Study hướng dẫn học seo cơ bản )
    —oOo—
    Tác giả: Hoàng Luyến
    (Bạn đọc nhớ đón xem bài tiếp theo trong bộ series chủ đề này nhé)
     
    #1
    quangvm2 thích bài này.
  2. nguyel PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    29/7/15
    em onpage rất gà giờ có tài liệu tham khảo phải học hỏi thêm kinh nghiệm thôi
     
    #2
  3. quangvm2 PageRank 0 Member

    Tham gia ngày:
    17/5/15
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Bác Hoàng Luyến hướng dẫn chi tiết quá
    Nhưng để đảm bảo được hết các yếu tố onpage thì cũng khá là vất vả đấy ạ :(
     
    #3
  4. huyenmy PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    21/8/15
    bài viết của bạn phân tích khá chi tiết và công phu, nhưng trong một bài viết sử dụn nhiều lệnh span có sao không ạ
     
    #4
    boynhangheo thích bài này.
  5. tulanhtl PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    9/10/15
    Nhiều yếu tố quá không nhớ nổi hết
     
    #5
  6. hoangngan1990 PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    18/9/15
    bài viết phân tích khá tỷ mỉ, rất cần thiết cho những ai mới học seo
     
    #6
  7. shichibukai PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    18/7/15
    Cấu trúc trang và liên kết nội bộ chính là điều mình thấy đau đầu nhất!
     
    #7

Chia sẻ trang này