Thảo luận Ảnh hưởng của niềm tin đối với nhận thức

Thảo luận trong 'Truyện' bắt đầu bởi hmh11ltkprc, 23/10/14.

  1. hmh11ltkprc PageRank 0 Member

    Tham gia ngày:
    1/9/14
    Tapchienmong - Trong suốt một thời gian dài cô đơn và tách biệt, tôi đã tập thói quen lắng nghe và quan sát cách nhìn nhận của những người xung quanh về thế giới mà họ đang sống. Một nhận định tạm thời chẳng biết phải nói bình thường hay chua xót là dường như chúng ta hiếm khi nhìn nhận mọi vấn đề một cách chính xác như chính bản thân nó. Những lăng kính méo mó đầy thiên kiến và phiến diện là cách chúng ta thường dùng để nhận thức về cuộc sống thực tế. Như ai đó đã từng nói, chúng ta giải thích thế giới dựa trên những niềm tin vốn đã tồn tại trước của mình nhưng chẳng hề ý thức được rằng những niềm tin đó ảnh hưởng đến nhận thức của mình như thế nào.

    [​IMG]
    Tạp chí Én mỏng sưu tầm


    Tôi không có ý định hướng đến việc đưa ra những kết luận là những niềm tin của chúng ta đúng hay sai. Điều mà tôi muốn phân tích là những niềm tin của chúng ta ảnh hưởng như thế nào đến cách chúng ta nhìn nhận về thực tế. Hãy hình dung thử mối tương quan giữa “thứ sáu ngày 13” với sự xui xẻo. Bảng biểu bốn ô sau đây sẽ cho chúng ta cái nhìn tổng quan về các trường hợp có thể xảy ra của vấn đề trên.

    [​IMG]

    Mối tương quan giữa “thứ sáu ngày 13” và sự xui xẻo.

    Chúng ta có khuynh hướng bị thu hút bởi ô A nhiều hơn các ô khác vì nó thú vị và đúng với niềm tin của nhiều người. Ắt hẳn chúng ta sẽ có một câu chuyện hay và đáng nhớ hơn để kể cho người thân và bạn bè. Tôi mường tượng ai đó sẽ bắt đầu câu chuyện “Ôi hôm nay thứ sáu ngày 13 đúng là một ngày xui xẻo…” Có thể nói chúng ta khó hình dung mối tương quan của cả bốn ô, thay vào đó ta chỉ chú ý một ô nào đó đặc biệt, cụ thể là ô A trong trường hợp trên. Xét cho cùng các ô B, C, D chẳng có gì đáng chú ý thật. Chúng ta không thể chạy tới nhà một người bạn háo hức kể rằng “Hôm nay thứ sáu ngày 13, đoán xem có chuyện gì nào? Chẳng có gì cả!” Tôi đoán chừng câu chuyện nhạt nhẽo đó sẽ khiến người bạn tùy theo tâm trạng mà ngớ người, nổi điên hoặc bật cười vì sự trớt quớt và vô duyên của bạn.

    Khuynh hướng tập trung đến các sự kiện đặc biệt, đáng ghi nhớ và phớt lờ hoặc quên các sự kiện không đáng ghi nhớ là một điển hình cho vấn đền nhận thức và bộ nhớ có chọn lọc. Khuynh hướng này khiến chúng ta củng cố niềm tin trước đó của mình khi bắt gặp và ghi nhớ những điều đúng với niềm tin cũng như quên hoặc phớt lờ những điều không phù hợp với niềm tin đó. Nó tạo cho chúng ta cảm giác rằng niềm tin đó ngày càng đúng vì được chứng thực trong khi thực tế, xét theo Bảng biểu bốn ô, những điều xảy ra khác với niềm tin có xác xuất cao hơn nhiều những điều xảy ra đúng với niềm tin.

    Vấn đề mối tương quan giữa điềm xui và “thứ sáu ngày 13” chỉ là một ví dụ. Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta còn vô vàn vấn đề có thể được triển khai sắp xếp theo Bảng biểu bốn ô như trên, ví dụ như mối tương quan giữu điềm xui với mèo đen, quạ, chim cú…, mối tương quan giữa những người ti hí mắt lươn với trộm cướp và buôn chồng người như trong ca dao tục ngữ, mối tương quan giữa những ngày trăng tròn và việc tiếp nhận bệnh nhân tâm thần nhập viện và mối tương quan giữa sự đau nhức của các bệnh nhân viêm khớp với những ngày mưa…Những mối tương quan đó, có thể nói đa phần đều là những mối tương quan ảo. Chúng khiến chúng ta nhìn thấy mối liên quan không hề tồn tại, khiến cho hai sự kiện không liên quan trở thành liên quan với nhau. Có lẽ cũng giống như mối tương quan không có thật giữa điềm xui và “thứ sáu ngày 13”, chúng ta đã quá chú ý vào ô A của bảng biểu nhiều gấp bốn lần các ô khác trong các trường hợp tương tự để rồi vẽ ra các mối liên quan đầy cảm tính nhưng không có thật để xoa dịu, trấn an và củng cố những niềm tin vốn sẵn có của mình.

    Xét trong những vấn đề khác, dù niềm tin của chúng ta đúng hay sai, dù mối tương quan đó có thật hay không, tôi viết bài này chỉ với một mục đích là nếu có thể chúng ta hãy nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo, khách quan hơn, tránh quy kết giá trị, sa lầy vào những niềm tin và tạo nên những ngộ nhận đáng tiếc. Sự thật chúng ta đã và đang sống trong một thế giới có rất nhiều ngộ nhận vì chính những lối mòn của tư duy cảm tính trong mỗi chúng ta. Thoát khỏi những lối mòn đó, tôi e là điều không thể, nhưng hạn chế chúng là điều chúng ta có thể rèn luyện.

    Sách tham khảo: 50 ngộ nhận phổ biến của Tâm lý học phổ thông (Scott O. Lilienfeld và Steven Jay Lynn – Nguyễn Hoàng Thanh Ly dịch)

    Nguồn: Tùy bút của Tạp chí Én mỏng
     
    #1

Chia sẻ trang này