Chia sẻ AIDA (tiếp thị) - Mô hình truyền thông Marketing cơ bản nhưng siêu hiệu quả

Thảo luận trong 'SEO nội dung' bắt đầu bởi Kirigaya Kazuto, 9/4/19.

  1. Kirigaya Kazuto PageRank 0 Member

    Tham gia ngày:
    19/3/19
    Mọi người chỉ quan tâm tới một vấn đề khi họ có sự tò mò về những điều "bí ẩn" xung quanh nó. Công thức AIDA là công thức được xây dựng để "hướng sự quan tâm của người khác đến một chủ để nhất định".

    AIDA là gì?
    AIDA là một mô hình truyền thông Marketing cổ điển cho phép doanh nghiệp hiểu được quá trình nhận thức của người tiêu dùng khi đưa ra quyết định mua hàng và từ đó đưa ra được những chiến lược truyền thông phù hợp với từng giai đoạn này. AIDA là viết tắt của 4 chữ Attention (Chú ý), Interest (Quan tâm), Desire (Mong muốn), Action (Thực hiện). Đây là 4 bước giúp đạt được hiệu quả khi muốn thuyết phục ai đó về một vấn đề họ chưa biết gì.

    Nguồn gốc của AIDA
    Thuật ngữ, AIDA và cách tiếp cận tổng thể thường được quy cho nhà tiên phong về quảng cáo và bán hàng của Mỹ, E. St. Elmo Lewis. Trong một trong các ấn phẩm của ông về quảng cáo, Lewis đã đưa ra ít nhất ba nguyên tắc mà quảng cáo phải tuân theo:
    Nhiệm vụ của một quảng cáo là thu hút người đọc, để anh ấy sẽ xem quảng cáo và bắt đầu đọc nó; sau đó quan tâm đến anh ta, để anh ấy sẽ tiếp tục đọc nó; sau đó thuyết phục anh ta, để khi anh ta đọc nó, anh ta sẽ tin điều đó. Nếu một quảng cáo có ba phẩm chất thành công này, thì đó là một quảng cáo thành công.
    AIDA.jpg

    1. A – Attention (Tạo sự chú ý)
    Bước đầu tiên trong mô hình truyền thông Marketing AIDA chính là thu hút sự chú ý của đối tượng mục tiêu.
    Ví dụ đăng 1 link không liên quan vào bài viết này, nhưng vì mình làm SEO cho bên đó, mình tạo sự chú ý có chủ đích và thẳng thắn rằng mình đang quảng cáo cho Điện máy Hoàng Việt. Dù cách này không được khuyến khích vì link trỏ về từ chủ đề kém liên quan nhưng nó thành công ở việc gây chú ý. Để gây được sự chú ý của đối tượng khách hàng mục tiêu trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay thì người quản trị Marketing phải khéo léo lựa chọn được đúng phương thức và công cụ Marketing phù hợp để thu hút được sự chú ý và buộc họ phải dừng lại để tiếp nhận thông điệp truyền thông.
    Ví dụ như trong Google, nơi mà doanh nghiệp có thể thu hút được đối tượng khách hàng mục tiêu của mình một cách hiệu quả với các trang kết quả tìm kiếm (SERPs). Vậy doanh nghiệp có thể làm gì để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng khi họ đang tìm kiếm những thông tin liên quan đến nhu cầu của mình trên Google? Câu trả lời thú vị được tìm thấy trong nghiên cứu gần đây được tiến hành bởi Adrian Durow của ConversionArium.

    Eye-Tracking-Krankenkassen-Vergleich-Google-Search-Heat-Map.jpg
    Nhóm nghiên cứu của Adrian đã sử dụng phần mềm theo dõi mắt để phân tích được nơi thu hút sự chú ý nhất đối với những người tham gia vào quá trình khảo sát. Trong hình trên, vị trí của các mảng màu đại diện cho nơi những người tham gia đang tìm kiếm và màu xanh càng chuyển sang đỏ thì đại diện cho thời gian họ dừng lại để đọc tại vị trí đó càng lâu hơn.
    Như kết quả cho thấy, có rất nhiều tập trung xung quanh phần đầu của tiêu đề trang và xung quanh tên miền. Do đó, để gây được sự chú ý của khách hàng mục tiêu, các doanh nghiệp có thể tập trung tối ưu phần tiêu đề và phần mô tả cho bài viết SEO của mình.

    2. I – Interest (Thích thú)
    Thu hút sự quan tâm của khách hàng mục tiêu có thể là giai đoạn khó khăn nhất đối với doanh nghiệp trong mô hình truyền thông marketing. Sau khi gây được sự chú ý của tập khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp, nhưng làm thế nào để doanh nghiệp có thể kích thích được sự thích thú của họ với những sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp một cách khéo léo? Chìa khóa ở đây là cách tiếp cận với thông tin liên quan và thực sự hữu ích liên quan đến nhu cầu của họ.
    mo-hinh-truyen-thong-marketing-1.jpg

    Người làm Marketing phải tự đặt ra câu hỏi cho mình rằng “tại sao khách hàng của mình lại tìm đến đây?” Hoặc “Họ có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề gì?”. Hãy tự hỏi những câu hỏi này và sau đó tạo ra nội dung thực sự hữu ích cho khách hàng của bạn. Nếu bạn đang bán sản phẩm, đây có thể là câu trả lời cho các câu hỏi thường gặp nhất của bạn hoặc những câu trả lời liên quan đến điểm nổi bật của sản phẩm hay dịch vụ. Trong giai đoạn gây thích thú này nội dung của bạn phải thực sự “chất” và nổi bật nếu không doanh nghiệp sẽ dễ dàng bị chìm vào biển thông tin bão hòa.

    3. D – Desire (Mong muốn)
    Sau khi giành được sự quan tâm của khách hàng mục tiêu, bước tiếp theo trong mô hình truyền thông marketing là tạo ra được sự mong muốn tương tác với doanh nghiệp từ khách hàng mục tiêu.
    Sự thành công của việc truyền thông Marketing không phải nằm ở việc cố gắng bán sản phẩm của bạn mà nằm ở việc khách hàng thực sự mong muốn mua được sản phẩm từ doanh nghiệp bạn. Có 2 cách đơn giản để doanh nghiệp có thể kích thích sự mong muốn của khách hàng đó là tăng cường trải nghiệm thực tế với những sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho người dùng hoặc cho những đối tượng khách hàng mục tiêu này thấy những trải nghiệm tích cực mà người khác đã thực nghiệm.

    mo-hinh-truyen-thong-marketing-2.jpg

    Bán hàng thông qua mạng xã hội có thể có nhiều hình thức, nhưng cuối cùng bạn đang tạo ra sự mong muốn của khách hàng bằng cách cung cấp những thông tin có giá trị và chi tiết thông qua một phạm vi ảnh hưởng của người dùng. Viêc cung cấp tin tức này có thể dưới hình thức đánh giá do người dùng tạo ra, hay những lời chứng thực hoặc có thể là những nghiên cứu điển hình và tương tác trên phương tiện truyền thông xã hội.
    Bạn có thể cho khán giả thấy điều gì đó mà những người khác đã trải nghiệm mà bản thân họ chưa từng và từ đó cho họ cảm thấy mong muốn cần có được. Đây là tâm lý chung của các doanh nghiệp khi muốn tạo ra một mong muốn mua trong tâm trí của người tiêu dùng.
    Sau khi khơi gợi được sự mong muốn trong lòng đối tượng khách hàng mục tiêu, bước quan trọng và then chốt sau cùng là khách hàng mục tiêu phải tiến hành mua hàng theo “Call to Action” từ doanh nghiệp.

    4. A – Action (Hành động)
    Có thể doanh nghiệp bạn đã thu hút được sự chú ý của khách hàng mục tiêu, khiến họ quan tâm và mong muốn sở hữu sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp; nhưng tất cả nỗ lực trên sẽ là “con số 0” nếu khách hàng sau cùng không hành động.
    mo-hinh-truyen-thong-marketing-4.png

    Một số lưu ý để “Call To Action” hiệu quả cho doanh nghiệp:

    • Những lời kêu gọi hành động không cần nhiều nhưng phải rõ ràng
    • Sử dụng những từ ngữ kích thích hành động hiệu quả (Mua ngay, đăng ký ngay,…)
    • Làm cho phần CTA thật nổi bật (màu sắc tương phản, phông chữ lớn,…)
    Kết luận
    Chiến lược truyền thông Marketing của doanh nghiệp hoàn toàn có thể được điều chỉnh để giúp thu hút sự chú ý của khán giả, tạo sự quan tâm, trau dồi mong muốn và thúc đẩy hành động tích cực của đối tượng khách hàng mục tiêu. Nếu doanh nghiệp đã sẵn sàng thử một chiến lược mới để biến một đối tượng mục tiêu trở thành khách hàng tiềm năng thì mô hình truyền thông marketing AIDA sẽ giúp bạn làm điều đó.
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/4/19
    #1

Chia sẻ trang này