Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - Sau đây là 9 bài văn khấn cúng mùng 1 Tết Giáp Thìn chuẩn và hay nhất, dễ thuộc, dễ đọc, đầy đủ các ban vị được tổng hợp bởi Nội thất Viva xin gửi các bạn tham khảo, chuẩn bị cúng mùng 1 Tết thật trọn vẹn, đủ đầy. Bài cúng mùng 1 Tết là một nét văn hóa quan trọng trong thế giới tâm linh của người Việt Nam, dù là cỗ mặn hay chay thì gia đình nào cũng đều chuẩn bị đầy đủ, tươm tất đầy đủ nhất có thể, đón một năm mới tài lộc, nhiều may mắn, thịnh vượng cho gia đình. Cùng tham khảo tổng hợp các bài cúng mùng 1 Tết chuẩn, hay để chuẩn bị cỗ cúng mùng 1 hoàn thiện nhất nhé. Nội dung bài viết được tham khảo, tư vấn bởi các chuyên gia của Nội thất Viva. 1. Cúng mùng 1 Tết giờ nào tốt? Giờ đẹp cúng mùng 1 Tết Việc chọn giờ đẹp cúng mùng 1 Tết cũng được nhiều gia đình quan tâm. Bởi lẽ chọn giờ đẹp cũng mang hi vọng sẽ thu hút tài lộc, may mắn, và thịnh vượng cho gia chủ, giúp cả gia đình một năm mới gặp nhiều thuận lợi trong công việc và cuộc sống. Giờ đẹp cúng mùng 1 Tết 2024 là giờ nào? Thông thường giờ cúng mùng 1 Tết thường được cúng vào ban đêm, rạng sáng ngày mùng 1, vì đó là khoảnh khắc giao hòa giữa năm mới và năm cũ, thời khắc thiêng liêng chuyển giao, tiếp nối sau bài cúng tất niên tối 30 vào 12h đêm thì các gia đình sẽ có thể cúng tiếp mâm cúng sáng mùng 1. Hoặc cúng vào thời gian giờ Thìn (5-7 giờ sáng), theo tư vấn của các chuyên gia phong thủy của Nội thất Viva cho biết, đó là thời điểm được coi là thời điểm "thiên thời, địa lợi, nhân hòa", là lúc nguồn khí tốt, mang năng lượng dương, tượng trưng cho sự khởi đầu mới, may mắn và tài lộc được tụ họp nhiều nhất. Khi gia chủ cúng giờ này, đồng nghĩa với việc đón luồng khí tốt vào gia đình. 2. Lễ vật cúng mùng 1 Tết? Lễ vật dâng cúng trong ngày Tết là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Lễ vật thể hiện lòng thành kính, biết ơn đến thần linh, gia tiên ông bà nhà mình và cũng gửi gắm mong muốn về một năm mới an khang, thịnh vượng. Trong mâm cúng cơm mới sáng mùng 1 sẽ cần chuẩn bị những gì? Thông thường, mâm cúng sáng mùng 1 Tết sẽ bao gồm những thứ sau: 2.1. Lễ vật cúng sáng mùng 1 Tết cơ bản Hương: thể hiện lòng thành kính, sự tôn nghiêm và nhớ thương của con cháu với tổ tiên, thần linh. Hoa: thể hiện sự tươi mới, may mắn và thịnh vượng. Xem thêm: Bông Chưng Bàn Thờ Ngày Tết Và Mẹo Giữ Hoa Để Bàn Thờ Lâu Tàn Chén nước: tượng trưng cho sự thanh tịnh, sạch sẽ, mát lành trên bàn thờ. Quả (ngũ quả): thể hiện sự sung túc, đủ đầy và ngũ hành. Trầu cau: thể hiện lòng thành kính và sự gắn kết giữa con cháu với tổ tiên. Rượu hoặc gói Trà/chè: thể hiện sự đầy đủ trong mâm cúng, đủ lễ nghĩa. Nếu gia chủ dùng rượu thì phải là rượu gạo nếp trắng, hương vị thơm nồng. Đèn, nến: thể hiện sự sáng sủa, ấm áp và nghiêm trang cho bàn thờ. 2.2. Mâm cỗ mặn cúng sáng mùng 1 Tết Mâm cơm đầu tiên của năm mới sẽ bao gồm các món mặn sau: Đĩa xôi: thể hiện sự sung túc và dẻo dai, hi vọng một năm ấm no, đủ đầy. Gà: thể hiện sự may mắn và tài lộc. Bánh chưng: Thể hiện lòng biết ơn, ghi nhớ công lao tổ tiên, ông bà và sự sum vầy. Giò: thể hiện sự sung túc và may mắn. Một món xào Bát canh miến: thể hiện sự trường thọ. Nem rán: thể hiện sự sung túc và vàng bạc. Thịt đông: thể hiện sự gắn kết và keo sơn. Để bày biện bàn thờ các bạn có thể xem hướng dẫn tại: 3 Mẹo Lựa Chọn, Sắp Xếp Bánh Kẹo Bày Ban Thờ Ngày Tết Siêu Chuẩn Sau khi mâm cỗ đã được sửa soạn tươm tất, chủ nhà bưng lên bàn thờ. Sau đó, chủ nhà sẽ đọc văn khấn, bài cúng mùng 1 Tết, ngày đầu tiên của năm mới để mời thần linh và gia tiên dùng bữa, chứng giám cho lòng thành của con cháu. Sau khi cúng xong sẽ thắp nhang, sau 3 tuần nhang thì sẽ hạ lễ, tiền vàng sẽ để lại để đến mùng 3 hóa vàng. Xem thêm: Bài cúng hạ bàn thờ - Chi tiết nghi thức, lễ vật và lưu ý khi tiến hành Bài cúng hóa vàng ngày Tết chuẩn xác nhất để tránh sai sót, mạo phạm --------------------- - Website: Nội thất Viva - Hệ thống showroom nội thất đồ gỗ cho nhà ở, nhà hàng, khách sạn, công trình, trực tiếp sản xuất giảm 30% với thị trường - Xem thêm: 9 Bài văn khấn cúng mùng 1 Tết gia tiên, thần linh, trong nhà, ngoài trời