Chia sẻ 5 công cụ SEO miễn phí có thể bạn chưa biết

Thảo luận trong 'Thủ thuật SEO' bắt đầu bởi nna19x6, 15/8/14.

  1. nna19x6 PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    26/3/14
    1. BACKLINK WATCH

    Với Backlink Watch, bạn có thể kiểm tra được những trang web nào đang trỏ liên kế về website của bạn. Trong chiến lược phát triển SEO, tạo backlink là một trong những phương pháp hiệu quả. Công cụ này sẽ giúp bạn có thể đánh giá tổng qua về nỗ lực tạo backlink hiện tại.
    Để sử dụng công cụ này, bạn truy cập địa chỉ http://www.backlinkwatch.com. Cách sử dụng rất đơn giản, bạn chỉ cần nhập địa chỉ website của bạn vào ô Enter URL: và click chọn Check Backlinks, các kết quả sẽ được hiện ra lần lượt.

    2. GOOGLE ALERTS

    Google Alerts là dịch vụ cho phép bạn luôn cập nhật kết quả tìm kiếm liên quan đến một từ khóa nhất định. Google Alerts sẽ gửi email thông báo nếu như Google phát hiện ra từ khóa mà bạn đăng ký được đăng mới. Công cụ này sẽ rất tuyệt vời khi được sử dụng để theo dõi những đối thủ cạnh tranh về từ khóa của bạn, bạn sẽ dễ dàng biết được họ đang thực hiện những nỗ lực nào và có biện pháp khi cần thiết.
    Để sử dụng Google Alert, bạn truy cập http://www.google.com/alerts.

    3. GOOGLE WEBMASTER TOOLS

    Google WebMaster Tools được xem như một công cụ hỗ trợ quản lý website hiệu quả mà Google cung cấp cho cộng đồng Webmaster nói chung và với các Seoer nói riêng khi thực hiện chiến dịch SEO.
    Những chức năng quan trọng của Google Webmaster Tools:
    Dash Board: Đây là phần thống kê thông tin cơ bản nhất từ Google Webmaster Tools. Nó cung cấp cho chúng ta những số liệu liên quan đến từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất, liên kết đến website từ đâu v..v
    Site configuration: Đây được xem như công cụ điều chỉnh và quản lý thông số từ website của bạn, và giúp trang web của mình thân thiện hơn với các SEO (Công cụ tìm kiếm).
    Your site on the web: Chức năng này cung cấp cho bạn những thông tin và các biểu đồ phát triển website của bạn trong thời gian qua. Nếu bạn thật sự quan tâm đến những thông số này.
    Diagnostics: Phần này cung cấp những thông tin liên quan đến lỗi bao gồm những thông tin như: Các malware gây hại đến người duyệt web, những lỗi cản trở Crawler index v..v. Ngoài ra phần “HTML suggestion” được xem là khá hữu ích với các Seoer, vì nó cung cấp những thông tin tối ưu lại website của mình và đưa ra những báo cáo cụ thể giúp chiến dịch SEO của bạn tốt hơn.
    Lab: Với chức năng này Google Webmaster Tools cung cấp những thông tin liên quan đến cách Google đọc website của bạn, đánh giá tốc độ tải trang của website và những hướng dẫn để tối ưu lại tốt hơn.

    Với nhiều thông tin, Google Webmasters được đánh giá là một trong những công cụ trợ giúp SEO hữu ích nhất
    Để đăng ký sử dụng công cụ này, bạn truy cập www.google.com/webmasters/tools/?hl=vi‎

    4. SEOQUAKE TOOLBAR

    SEO quake là công cụ mà các SEOer rất hay dùng, nó cung cấp cho chúng ta biết các thông tin quan trọng sau đây:
    Pagerank: hay ranking viết tắt là PR hay tạm gọi là thứ hạng trang.
    Google index: Số trang trên website của bạn đã được Goolge index (đánh chỉ mục).
    Alexa rank: Chỉ số xếp hạng Alexa (Alexa Rankings) vốn dùng để đánh giá tầm phổ biến của các website trên toàn thế giới hay bất kỳ một quốc gia nào đó.
    Age: Hiển thị tuổi đời của domain.
    Internal link: Là số liên kết nội bộ trong từng webpage.
    External link: Là số link trỏ từ trang web của bạn tới trang web khác nằm ngoài domain của bạn.
    Density: Hiển thị mật độ từ khóa.
    Diagnosis: Chuẩn đoán mức độ onpage của cùng webpage.
    Hiện nay, bạn có thể cài SEO quake thông qua hệ thống tiện ích của trình duyệt Chrome hoặc từ kho Add-ons của Firefox. Bạn cũng có thể truy cập http://seoquake.com để cài đặt công cụ tuyệt vời này.

    Với SEOquake, bạn sẽ có được cái nhìn toàn diện nhất về tối ưu on page của website
    5. SPIDER TEST

    Khi triển khai tìm kiếm 1 từ khóa nhất định, các robot của Google sẽ “ghé thăm” các trang web để so sánh mức độ phù hợp. Công cụ Spider Test giúp bạn biết được robot sẽ thấy gì khi “ghé thăm” trang web của bạn từ đó bạn biết được liệu mình đã thực sự tối ưu hóa SEO on-page 1 cách hiệu quả hay chưa.
    Một công cụ miễn phí rất hữu ích, hãy truy cập http://tools.seobook.com/general/spider-test/ để bắt đầu sử dụng nhé.

    Spider Test – một công cụ hữu ích được phát triển bởi SEObook
    Với những công cụ hỗ trợ tối ưu hóa công cụ tìm kiếm trên đây, Siêu Web hi vọng ngoài việc giúp bạn làm website miễn phí thì còn có thể hỗ trợ bạn thực hiện tốt hơn nữa những nỗ lực SEO để quảng bá website của bạn đến với nhiều khách hàng hơn.
     
    #1
    Cabongneri thích bài này.
  2. lovemusic101 PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    5/7/14
    GOOGLE WEBMASTER TOOLS thì chắc chắn ai làm seo cũng phải biết rồi!
    Còn mấy cái của bên thứ 3 kia thì hơi lạ thật!
     
    #2
  3. Lý Hoàng Nhi PageRank 0 Member

    Tham gia ngày:
    12/8/14
    SPIDER TEST cái này đáng để tìm hiểu! Thanks bạn chia sẻ mình chưa được biết đến nó nhưng qua lời của bạn thì có vẻ nó rất hay đấy!
     
    #3
  4. khunglongbaochua4491 PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    14/12/13
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Vẫn chưa hiểu cái gg alert lắm :(
     
    #4
  5. nna19x6 PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    26/3/14
    Nếu dùng cái này, bác có thể check đc hàng ngày có bao nhiêu page liên quan đến từ khóa đó đc google index. Em cũng đang dùng. Thấy khá thú vị :p
     
    #5
  6. Loan PageRank 0 Member

    Tham gia ngày:
    26/8/14
    Nơi ở:
    hanoi
    #6
  7. pvdangquang PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    20/8/14
    Nơi ở:
    Hà Nội
    add-on Mozbar phần mềm hỗ trợ xem PD, DA

    PA là chữ viết tắt của Page Authority, còn DA là chữ viết tắt của Domain Authority. Đây là 2 chỉ số do SEOMOZ đưa ra để xác định độ uy tín (độ trust) và độ mạnh của một trang web (webpage) và của tên miền (toàn bộ website)

    Nếu như PA (Page Authority) chỉ dùng để đánh giá chất lượng của 1 trang thì DA (Domain Authority) lại là chỉ số để đánh giá chất lượng của cả tên miền hay cũng chính là của cả website đó.
    PA DA là chỉ số đánh giá chất lượng của webpage và website

    Trong thời buổi hiện nay, khi mà PageRank của Google đã không phản ánh đúng chất lượng của một website thì SEOer đã tìm cho mình một công cụ khác để có thể giúp họ đánh giá nhanh và chính xác chất lượng của website, và chỉ số PA-DA của SEOMOZ "lên ngôi" trong thế giới quảng cáo trên Google.
    1. Domain Authority được xác định dựa trên yếu tố nào?
    Domain Authority được SEOMOZ xác định dựa trên 3 yếu tố cơ bản là: tuổi domain, mức độ phổ biến và kích thước website. Và đây cũng là một trong những yếu tố xếp hạng của đã số các công cụ tìm kiếm hiện nay.
    - Tuổi domain:
    Mỗi ngày có rất nhiều website mới ra đời, nhưng không phải website nào cũng có thể "phát triển" được lâu vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Chính vì thế mà trong các tiêu chí đánh giá chất lượng website của Google luôn có tiêu chí là tuổi domain.
    Cũng như con người "sống lâu lên lão làng", "làm nhiều mới có kinh nghiệm", thì Google cũng nghĩ là chỉ có những website hoạt động lâu trong lĩnh vực một lĩnh vực thì website đó mới có nhiều uy tín, chất lượng, và sẽ phục vụ tốt cho người dùng vì thế mà Google luôn luôn ưu ái cho những website có tuổi thọ lâu.
    - Độ phổ biến của domain:
    Độ phổ biến này được đo bằng số lượng backlink chất lượng trả về website bạn. Backlink giống như những lá phiếu bầu chọn cho website bạn vào vị trí cao nhất trên bảng xếp hạng tìm kiếm của Google vậy.
    Nếu bạn nhận được càng nhiều lá phiếu chất lượng thì Google sẽ tin tưởng website của bạn đang phục vụ cho người dùng rất tốt, rất hữu ích và có giá trị chia sẻ. Vì vậy mà DA của bạn cũng sẽ tăng lên.
    - Kích thướt của website:
    Kích thướt hay độ lớn mạnh của website bạn, nó chính là số lượng trang (webpage), số lượng nội dung trên một website. Những website lớn, uy tín thì phải có lượng bài viết và nội dung nhiều, đi kèm theo đó là phải có lượng backlink trả về những trang này lớn.
    Bạn phải vô cùng lưu ý điều này "Nội dung phát triển phải tương quan với backlink trả về", nghĩa là số lượng backlink bạn làm tăng mỗi ngày phải tương ứng với lượng nội dung tăng thêm trên website mình và ngược lại, nếu không bạn sẽ rất dễ bị Google phạt.
    2. Kết luận:
    Việc xác định được PA - DA của một website là hết sức quan trọng, nhất là trong thời buổi hiện nay, khi mà Google đã không còn chú trọng vào số lượng backlink nữa mà thay vào đó Google lại rất chú trọng vào chất lượng của backlink. Vì vậy bạn cần xác định rõ web nào, page nào chất lượng, xứng đáng cho ta đặt backlink.
     
    #7

Chia sẻ trang này