Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - Ước tính các thiệt hại bắt nguồn từ tội phạm mạng trên toàn cầu sẽ vượt quá 6 nghìn tỷ đô / năm vào năm 2021. Cho dù tổ chức của bạn có đầu tư hệ thống phòng thủ tiên tiến đến mấy cũng không thể tránh khỏi nguy cơ bị hacker tấn công. Tuy nhiên, một bản kế hoạch Ứng cứu sự cốhoàn chỉnh có thể ngăn chặn các mối đe dọa và làm giảm sự thiệt hại đáng kể. Bước 1: Đánh giá tài chính của tổ chức Chi phí đầu tư cho an ninh mạng là khá lớn, bao gồm: thiết bị, phần mềm, phần cứng và cả con người. Ngoài ra, tổ chức có thể mất thêm khoản phí phát sinh từ các sự cố tấn công trên mạng, tấn công website. Nếu bị nhẹ thì mất dữ liệu, bị trung bình thì mất vài chục triệu, bị nặng thì mất vài trăm triệu hoặc thậm chí vài chục tỉ đồng. Các cuộc tấn công trên mạng đã trở nên phức tạp hơn rất nhiều trong những năm qua, vậy nên tổ chức của bạn cần chuẩn bị năng lực tài chính để sẵn sàng ứng cứu sự cố có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Bước 2: Đánh giá tiềm năng rủi ro Tương tự như đánh giá tài sản, tổ chức của bạn cũng cần phải xem xét kỹ những nguy cơ an ninh mà công ty có thể đối mặt. Công ty của bạn chuyên về dữ liệu? => Có thể bạn sẽ bị tin tặc đánh cắp dữ liệu. Bạn sở hữu khối lượng các website khổng lồ? => Có thể bạn sẽ bị tấn công Ddos. Công ty bạn không có thiết bị tường lửa, IPS? => Có thể bạn bị hacker tấn công xâm nhập. Công ty bạn kinh doanh sản phẩm trên Internet? => Có thể thông tin khách hàng của bị bị Hacker đánh cắp. Doanh nghiệp của bạn làm về lĩnh vực tài chính ngân hàng => Có thể khách hàng của bạn bị mất tiền bất kỳ lúc nào. Để đánh giá những rủi ro và nguy cơ mất an ninh thông tin, doanh nghiệp nên tổ chức một buổi họp bàn với các nhân viên về vấn đề này. Buổi thảo luận bao gồm cả trưởng nhóm IR, chuyên viên phân tích lỗ hổng, giám đốc IT, hành chính nhân sự và những thành phần có liên quan. Bước 3: Xây dựng kế hoạch hành động Sau khi đã xác định được năng lực tài chính, những rủi ro tiềm ẩn, bây giờ là lúc bạn đưa ra những chính sách để kiểm soát các sự cố trong các tình huống cụ thể. Một bản kế hoạch ứng cứu sự cố bao gồm 6 giai đoạn chính: Chuẩn bị Xác định Hạn chế Xóa bỏ Phục hồi Bài học kinh nghiệm Bước 4: Thành lập đội ứng cứu sự cố Trong quá trình xử lý sự cố, mỗi người đảm nhiệm một vai trò và trách nhiệm khác nhau. Các thành phần trong trong nhóm ứng cứu sự cố bao gồm: – Một trưởng nhóm – Một chuyên viên phân tích lỗ hổng – Một nhà nghiên cứu về các nguy cơ – Một giám đốc IT – Một hành chính nhân sự Các thành viên trong nhóm cần ghi lại những hoạt động trong suốt quá trình ứng cứu để đảm bảo thực hiện đúng theo quy trình các bước mà bản kế hoạch đã thiết lập. Bước 5: Đào tạo nguồn lực Đào tạo kỹ năng và chuyên môn là chìa khóa giúp tổ chức có những phản ứng hiệu quả trước các cuộc tấn công trên mạng. Cho dù, bạn có thể xây dựng một kế hoạch ứng cứu hoàn hảo, không chứng minh được tính toàn diện của bản kế hoạch, và nó sẽ không có ý nghĩa gì nếu nhân viên của bạn không biết sử dụng nó đúng cách. Bên cạnh đó, những buổi tập huấn này sẽ không chỉ giúp nhóm IR giải đáp được các vấn đề về bảo mật, mà còn giúp tổ chức xác định các kiến thức, kỹ năng và khu vực cần cải thiện. Trong thế giới kỹ thuật số đang ngày càng trở nên phức tạp, an ninh mạng đang trở thành mối quan tâm hàng đầu đối với các tập đoàn, doanh nghiệp và cá nhân. Mặc dù các hệ thống phòng thủ tiên tiến đến mấy cũng không thể ngăn chặn tin tặc tấn công, nhưng một kế hoạch & chiến lược Ứng cứu sự cố có thể giúp bạn ngăn chặn các mối đe dọa và giảm nhẹ sự thiệt hại đáng kể. Nguồn: SecurityBox