Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - Mặc dù bản cập nhật thuật toán Hummingbird của Google đã khiến cho nhiều webmaster phải lo sợ; tuy nhiên, suy cho cùng, nó lại là điều tốt cho cộng đồng SEO bởi thuật toán này phần nào đã giúp giải phóng được sự khống chế của một số ít các kết quả tìm kiếm đứng đầu trong suốt thời gian dài. Và điều quan trọng hơn nữa, Hummingbird đã đóng vai trò góp phần tạo ra những kết quả chính xác hơn cho các truy vấn dài của người sử dụng trên Google. Nếu các trang web của bạn đã được tối ưu hóa cho các truy vấn như thế này, thì chắc chắn bạn có sẽ có nhiều cơ hội để gia tăng thứ hạng của website hơn nữa. Chính vì vậy, hãy thử các hướng tiếp cận mới dựa trên niche của website cho từ khóa để có thể tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba số lượng từ khóa tiềm năng của riêng mình. Bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn 4 bước để tiến hành nghiên cứu từ khóa theo phương pháp hiện đại 2015, sử dụng SEO PowerSuit hoặc các công cụ khác. 1. Ý tưởng Hầu hết các marketer chỉ nghĩ đơn giản về những từ khóa chính có liên quan chặt chẽ đến ngành nghề của mình và rồi sử dụng công cụ như Google Keyword Planner, gõ từ khóa chính, sau đó tiến hành SEO với danh sách từ khóa đã được đưa ra. Tuy nhiên, thói quen tìm kiếm của người dùng rất đa dạng và phong phú theo nhiều cách khác nhau: Người tìm kiếm có thể sử dụng hàng trăm các ngôn từ khác nhau kết hợp lại chỉ để diễn tả một nội dung, chính vì thế mà cách nghiên cứu từ khóa này đã bỏ qua rất nhiều các từ khóa tiềm năng và quan trọng khác. Thay vào đó, hãy thử những hướng tiếp cận sáng tạo và dựa trên ý tưởng nhiều hơn cho nghiên cứu từ khóa của bạn. Ví dụ, nếu bạn nghe thấy cụm từ “đồ đạc văn phòng”, bạn sẽ liên tưởng ngay đến bàn ghế, thiết bị, bồn vệ sinh hay thiết kế văn phòng… Nhưng không có bất kỳ ý tưởng như trên được hiển thị trên Google Keyword Planner, bởi nó chỉ đưa ra các thuật ngữ liên quan gần nhất so với thuật ngữ của từ khóa chính. Để có thể nghĩ ra được ý tưởng mang đến nhiều từ khóa tiềm năng nhất, đầu tiên hãy sử dụng bộ não của mình: Liên tưởng đến nhiều thứ khác có liên quan đến thuật ngữ chính chứ không phải là chỉ thay đổi trật tự từ hay tìm từ đồng nghĩa với từ khóa chính. Cố gắng dùng trí hiểu biết của mình để tìm ra những sản phẩm, dịch vụ hoặc những điều tương đương có mối quan hệ chặt chẽ với từ khóa của niche website. Nếu bạn chỉ có thể tìm ra được một ít các ý tưởng thì đừng lo, bước kế tiếp sẽ là phương pháp nghiên cứu kỹ lưỡng và có chọn lọc hơn nhằm giúp bạn tìm ra thêm nhiều ý tưởng từ khóa cho niche mới: Nghiên cứu ý tưởng trên Google, Bing, Yahoo Sử dụng Google Autocomplete để nhìn thấy nhanh các ý tưởng ngay trong thanh tìm kiếm Yahoo Search Assit Nghiên cứu các từ khóa cạnh tranh từ các thẻ meta của đối thủ đứng đầu bang xếp hạng tìm kiếm. Sử dụng SEMRush cung cấp các từ khóa từ cơ sở dữ liệu từ khóa duy nhất. Word Mixer sẽ cho phép bạn nhập các từ khóa và biến thể chúng thành nhiều cụm khác nhau. SEO PowerSuite của Rank Tracker sẽ tự động hóa quá trình đề xuất của các công cụ tìm kiếm Ngoài ra còn một số nguồn khác cho ý tưởng từ khóa mà bạn có thể sử dụng như thảo luận trên diễn đàn, các bách khoa toàn thư online, từ điển, các mục chủ đề và bài viết liên quan đến niche của bạn trên Wikipedia…Càng nhiểu phương pháp nghiên cứu bao nhiêu thì điều đó càng giúp ích cho bạn bấy nhiêu. Mỗi phương pháp sẽ đem đến những nguồn ý tưởng mới phong phú hơn. 2. Chọn lọc từ khóa Sau khi đã thu thập được rất nhiều ý tưởng khác nhau cho từ khóa, đã đến lúc phải chọn lọc các từ khóa có độ liên quan chặt chẽ nhất. Điểm qua danh sách và loại bỏ các thuật ngữ không thực sự quá liên quan với sản phẩm hay dịch vụ của bạn – thậm chí cark hi một công cụ tìm kiếm nói rằng nó liên quan. Bởi công cụ tìm kiếm chỉ là cỗ máy tự động, không thể so sánh được với bộ não của con người, chính vì thế mà kết quả phải được bạn đưa ra quyết định. Tại sao không sử dụng Google Keyword Planner? Thực sự thì đây là một công cụ giúp bạn nghiên cứu từ khóa nhanh và dễ dàng, nhưng nó cũng làm bạn bị lạc hướng. Ví dụ, số liệu tìm kiếm trung bình hàng tháng chỉ là một con số được ước đoán, không phải là lượng tìm kiếm chính xác. Tương tự, lượng tìm kiếm có thể khác nhau theo từng tháng. Ví dụ các từ khóa theo mùa như “quà Giáng Sinh” có thể đạt hơn 350,000 lượt tìm kiếm trong tháng 12, nhưng lại chỉ khoảng 100 lượt vào tháng 6. Trong khi số liệu cạnh tranh lại phản ảnh con số của nhà quảng cáo đấu giá cho từ khóa đó; nếu bạn đang làm SEO thì những con số này là vô nghĩa và không đáng tin cậy. Thay vào đó, hãy tập trung vào các cụm từ khóa ít phổ biến và dài hơn. Những cụm từ dài này tuy không mang lại một lượng tìm kiếm lớn nhưng bù lại, nó ít cạnh tranh và dễ dàng leo lên top 10 trên bảng tìm kiếm. Hơn nữa, chúng cũng nhắm mục tiêu chính xác hơn đến đối tượng tìm kiếm và nâng cao tỷ lệ chuyển đổi sang khách hàng tiềm năng. Và trên hết, trong từ khóa dài cũng có chứa từ khóa chính, chính vì thế mà khi tối ưu hóa tìm kiếm cho từ khóa dài, cũng chính là bạn đang tối ưu hóa cho từ khóa ngắn quan trọng. Nếu bạn đang tìm kiếm những cụm từ khóa để dễ dàng tăng tỷ lệ chuyển đổi cho lưu lượng truy cập, hãy chọn những từ mang tính thương mại hơn là thông tin. Chẳng hạn như những từ liên quan đến giao thương như mua, giảm giá, ưu đãi, coupon, voucher, giá rẻ, free ship, …Các thuật ngữ dùng đẻ mô tả sản phẩm mà mọi người hay sử dụng khi tìm một sản phẩm nào đó như review, sản phẩm tốt nhất, top 10… cũng như các thông số, hạng mục sản phẩm, chi tiết và nhãn hàng. 3. Phân tích từ khóa Giờ là lúc bạn phải chắt lọc ra một danh sách các từ khóa mà bạn sẽ lựa chọn để tối ưu hóa. Để làm được điều này, bạn cần phải tiến hành phân tích chúng. Thay vì dựa vào các số liệu nghiên cứu số lượng tìm kiếm cũ, hãy sử dụng chỉ số KEI chuyên đo lường mức độ hiệu quả của từ khóa, cũng như đánh giá tính cạnh tranh để xem xét liệu từ khóa này có quá khó để xếp hạng hay không. Những thông số trên cũng sẽ cần phải được xem xét dựa trên một số yếu tố liên quan đến niche của website, thế nên bạn có thể ưu tiên những từ khóa nào dựa vào độ khó của chúng. Hơn nữa, bạn cũng có thể lựa chọn từ khóa cho mục đích thiên về thương mại nhiều hơn bằng cách tập trung phân tích vào ước tính giá thầu cho mỗi nhấp chuột của chúng. Một số giá của từ khóa sẽ cao hơn so với các từ liên quan khác. Điều này có nghĩa là có nhiều người đang cạnh tranh từ này trên Google Adwords vì nó mang lại nhiều lợi nhuận và tỷ lệ chuyển đổi hơn. 4. Tính cạnh tranh của từ khóa Cuối cùng để hoàn thiện danh sách từ khóa, bạn cần phải nhận biết được mức độ khó khăn của việc “đánh bật” đối thủ ra khỏi bảng xếp hạng và trụ vững ở thứ hạng đó. Đây là cách tốt nhất để đánh giá tiềm năng trong tương lai. Dưới đây là những yếu tố cần thiết để kiểm tra cho các trang xếp hạng đầu tiên trong kết quả tìm kiếm với từ khóa chính của bạn: Backlinks – Xác định các backlink dẫn đến trang landing page. Công cụ tìm kiếm sẽ xem xét backlink như một phiếu tín nhiệm cho một trang nào đó, chính vì thế mà đối thủ càng nhiều backlink chất lượng, tỷ lệ cạnh tranh và mức độ khó khăn để vượt thứ hạng lại càng cao hơn. On-page SEO – Đánh giá chất lượng của tối ưu hóa On-page cho các trang ở vị trí đầu bảng bằng cách điểm qua các tên tiêu đề, thẻ mô tả, nội dung và các liên kết nội bộ, anchor… Nội dung – Người đọc ưa thích sự độc đáo và hữu ích trong mỗi bài viết – và Google cũng vậy. Hãy tiến hành thăm dò chất lượng nội dung của các trang ở vị trí đầu bảng với từ khóa chính của bạn (hay bất kỳ từ khóa nào bạn đang muốn SEO) Domain Authority – Cuối cùng, không quên kiểm tra tuổi thọ của tên miền đối thủ, xếp hạng Alexa và mức độ phổ biến trên các mạng xã hội… Nếu chỉ vừa mới bắt đầu chiến dịch SEO từ khóa, lời khuyên là bạn nên loại trừ hết tất cả các từ khóa mà đối thủ đã và đang xếp hạng, cho dù chỉ số KEI vấn rất tốt. Bởi với hàng triệu website đang cạnh tranh vì thứ hạng với một từ khóa, website của bạn sẽ phải mất rất nhiều thời gian và sức lực để có thể đánh bật được họ. Thêm vào đó, bạn cũng không nên SEO những từ khóa có chỉ số KEI quá kém; những từ khóa kiể này vừa có độ cạnh tranh cao, lại vừa có truy cập tìm kiếm thấp, chính vì thế mà việc tối ưu hóa chúng sẽ không đi đến đâu cả. Trong số những từ khóa trong danh sách còn lại, hãy chọn những từ có chỉ số KEI cao nhất. Tốt hơn hết là chọn những từ có tỷ lệ cạnh tranh thấp, có thể có lưu lượng truy cập không cao nhưng nhất thiết phải mang lại nhiều chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng. Nếu bạn đang gặp khó khăn với việc nghiên cứu từ khóa, bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của Rank Tracker mà dễ dàng tìm cho bạn những từ khóa phù hợp nhất. Mọi ý kiến đóng góp xin comment bên dưới
Mình nghĩ 4 bước bạn đưa ra là quy trình chung để nghiên cứu có thể áp dụng với tất cả đối tượng cũng như thời điểm.