Chia sẻ Vì sao bà bầu bị khó thở khi mang thai tháng thứ 9?

Thảo luận trong 'Quảng cáo tổng hợp' bắt đầu bởi satchobabauchelaferrforte, 24/1/22.

  1. satchobabauchelaferrforte PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    12/9/20
    Mẹ bầu tháng thứ 9 thường bị khó thở, chóng mặt rất mệt mỏi, khó chịu, sức khỏe giảm sút. Hay khó thở chóng mặt khi mang thai tháng thứ 9 là do đâu? Bị khó thở ở giai đoạn này có gây nguy hiểm cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi không? Mẹ bé cùng tìm hiểu ở bài viết này nhé!

    Bà bầu bị khó thở khi mang thai tháng thứ 9 là do đâu?
    Dưới đây là những lý do làm mẹ bầu khó thở vào tháng thứ 9 của thai kỳ:

    Bà bầu bị thiếu máu thiếu sắt

    Đối với mẹ bầu tháng cuối thường có nhu cầu sắt của bà bầu tăng cao, khoảng 60mg/ngày. Thực phẩm mỗi ngày chỉ có thể cung cấp khoảng 15 – 30mg/ngày, mẹ cần uống viên sắt dành cho bà bầu mới đáp ứng đủ. Mẹ bầu ăn chay trường hay không uống viên sắt đều là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở mẹ bầu khiến các cơ quan trong cơ thể không được cung cấp đủ oxy, tim phải làm việc nhiều hơn khiến mẹ bầu bị khó thở. Thiếu máu thiếu sắt cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu sinh nở sớm hơn dự kiến, tăng nguy cơ băng huyết, nhiễm trùng hậu sản, rất nguy hiểm cho sức khỏe mẹ bầu.

    Thay đổi nội tiết tố

    Trong tháng cuối thai kỳ nồng độ hormone progesterone tăng cao để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Điều này làm ảnh hưởng đến hoạt động của phổi khiến mẹ bầu hô hấp khó khăn, gây ra hiện tượng khó thở. Đây là yếu tố sinh lý bình thường, không gây nguy hiểm, mẹ bầu có thể an tâm.

    Kích thước tử cung tăng cao
    [​IMG]
    Tháng cuối là giai đoạn kích thước tử cung tăng cao nhanh chóng và đạt mức lớn nhất tạo sức ép lên cơ hoành khiên việc hô hấp của mẹ bầu trở nên khó khăn. Thai nhi hiếu động, đạp mạnh vào bụng mẹ bầu cũng khiến cơ hoành bị ép chặt khiến mẹ bầu bị khó thở.

    >>Xem thêm: viên sắt tốt cho bà bầu giúp ngăn khó thở do thiếu sắt

    Làm thế nào để giảm khó thở khi mang thai tháng thứ 9 cho bà bầu?
    Tình trạng khó thở tháng cuối rất dễ phổ biến, tuy nhiên điều này kéo dài sẽ gây mệt mỏi, khó chịu. Dù không thể chữa dứt điểm nhưng bà bầu có thể áp dụng những cách dưới đây để dễ thở, bớt mệt mỏi hơn:
    • Thay đổi tư thế giúp giảm áp lực lên cơ hoành, cố gắng ngồi thẳng lưng, vai ngả sau để tạo không gian cho không khí đi vào phổi được nhiều hơn.
    • Không nên nằm quá nhiều sẽ khiến buồng phổi liên tục bị cơ hoành chèn ép, thay vào đó mẹ có thể ngả lưng lên một chiếc gối mềm kê cao khi nghỉ ngơi để cảm thấy dễ thở hơn. Lưu ý tuyệt đối không nằm ngửa.
    • Không làm việc nặng, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn, giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng.
    • Lựa cọn áo ngực và trang phục bên ngoài rộng rãi, chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.
    • Thực hiện các bài tập hít thở khoảng 10 phút mỗi ngày
    • Không quên uống viên sắt hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ để ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu thiếu sắt gây khó thở.
    >>Xem thêm: uống bổ sung sắt đúng cách

    Bầu tháng thứ 9 bị khó thở có phải đi khám bác sĩ hay không?
    Đây là hiện tượng phổ biến, chủ yếu do các nguyên nhân sinh lý, không gây nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi. Thế nhưng, mẹ bầu nên đi khám ngay khi bị khó thở kèm theo những hiện tượng sau đây:
    • Hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu
    • Mẹ bị viêm xoang, hen suyễn cần kiểm soát cơn khó thở ngay, tránh diễn biến nghiêm trọng có thể gây khó thở quá mức dẫn tới tử vong
    • Da chân có màu đỏ và cơ thể bị phù nề nghiêm trọng
    • Mẹ bầu bị rối loạn nhịp tim, có lúc tim đập rất mạnh và rất nhanh
    >>Xem thêm: ăn gì để giúp chuyển dạ nhanh

    Mẹ bầu đừng lo lắng quá khi tháng thứ 9 bị khó thở, thay vào đó, mẹ nên nghỉ ngơi nhiều hơn, thư giãn tinh thần, ăn uống đầy đủ để nâng cao sức khỏe, giảm tần suất bị khó thở và chuẩn bị nhiều năng lượng nhất cho giai doạn vượt cạn sắp tới. Chúc các mẹ bầu có sức khỏe tốt để vượt cạn thành công!
     
    #1

Chia sẻ trang này