QC Ưu điểm của việc sử dụng điện thoại ip

Thảo luận trong 'Quảng cáo tổng hợp' bắt đầu bởi market1, 30/10/15.

  1. market1 PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    10/6/15
    Điện thoại IP đã có mặt ở Việt Nam từ khá lâu nhưng còn khá nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về tính năng và các ứng dụng của dòng sản phẩm này.

    Vậy điện thoại IP là gì?
    Điện thoại IP là điện thoại sử dụng sử dụng các gói dữ liệu IP trên nền mạng lan hay mạng Internet với thông tin được truyền tải là mã hoá của âm thanh. Đây là điện thoại cho phép thực hiện các cuộc gọi bằng cách sử dụng công nghệ VoIP. Công nghệ này bản chất là dựa trên chuyển mạch gói thay thế công nghệ điện thoại cũ chuyển mạch kênh. Nó cho phép sử dụng chung một đường kết nối cho nhiều kênh thoại hoặc kết hợp cùng với các dữ liệu khác, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, chi phí thấp hơn. Để sử dụng được điện thoại IP, kết nối Internet là điều kiện bắt buộc.

    Các giao thức thường dùng trong công nghệ VoiP: SIP, MGCP, H323. Hiện nay công nghệ H323 và MGCP rất ít được sử dụng nhưng chuẩn SIP thì ngày càng phát triển và được sử dụng phổ biển.

    Điện thoại IP được chia ra làm 2 loại chính:
    Điện thoại IP có phần cứng khá giống điện thoại truyền thống chỉ khác là thay vì nối với mạng điện thoại qua đường dây giao tiếp RJ11 thì điện thoại IP nối trực tiếp vào mạng LAN qua cáp Ethernet, giao tiếp RJ45.
    – Loại thứ 2 sử dụng phần mềm cài đặt trên các thiết bị Laptop, Desktop, Smartphone,… kèm theo loa và microphone để trao đổi thông tin.

    Vậy điện thoại IP sử dụng cho tổng đài nào?
    Điện thoại IP được sử dụng cho tất cả các loại tổng đài IP hỗ trợ theo chuẩn tương thích tương ứng. Hiện nay, các tổng đài IP-PBX đều hỗ trợ chuẩn SIP như: Siemens, Cisco, Panasonic (Dòng KX-TDE), Asterisk, Elastix, FreePbx, Trixbox,…
    Những chiếc điện thoại bàn truyền thống nối thẳng dây điện thoại từ nhà cung cấp dịch vụ như VNPT, Viettel… là những chiếc điện thoại sử dụng công nghệ Analog. Những chiếc điện thoại này có lẽ đã quen thuộc và dễ sử dụng với nhiều người. Tuy nhiên khi so sánh với các công nghệ mới ngày nay thì công nghệ này đã trở nên lỗi thời, khó đáp ứng đầy đủ yêu cầu của người sử dụng, nhất là đối với doanh nghiệp.

    Những hạn chế của điện thoại analog so với điện thoại ip:
    – Đường truyền: Với nhu cầu sử dụng ít, điện thoại analog vẫn đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người sử dụng. Nhưng đối với một doanh nghiệp có nhu cầu liên lạc nội bộ hay với bên ngoài thường xuyên với mật độ cao thì điện thoại IP là sự lựa chọn tốt nhất vì băng thông sử dụng của đường truyền IP lớn hơn so với đường truyền analog.
    – Tính mở rộng:
    + Khi triển khai một hệ thống analog thì chỉ có thể triển khai với bán kính 1000m. Khi thay đổi vị trí của điện thoại analog, chúng ta phải đi lại dây và phải cấu hình chính xác đường dây trên tổng đài. Doanh nghiệp phải chi trả thêm chi phí cho việc tạo một node analog song song với việc tạo một node mạng cho việc truyền dữ liệu giữa các máy tính.
    + Khi triển khai hệ thống tổng đài IP, thì hầu như không bị giới hạn về vật lý, sử dụng chung node mạng dữ liệu sẵn có sẽ tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Khi thay đổi vị trí của điện thoại, không cần đi lại dây hay cấu hình vì tất cả được lưu trên server (tổng đài) và bộ nhớ của điện thoại IP. Điện thoại vẫn sẽ được cấp IP từ DHCP và vẫn giữ nguyên số điện thoại.
    Thông tin liên hệ:
    Công ty CP Đầu Tư Phát Triển Công Nghệ Sao Việt
    Website: saoviet.net.vn
    Hotline: 04.3772.3772
     
    #1

Chia sẻ trang này