QC Tương Lai Ảm Đạm Của Văn Phòng Cho Thuê

Thảo luận trong 'Quảng cáo tổng hợp' bắt đầu bởi huutien195, 23/1/21.

  1. huutien195 PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    27/9/17
    Báo cáo thị trường văn phòng cho thuê tại Tp.HCM của Savills cho thấy, đến cuối năm 2020, nguồn cung đạt hơn 2,3 triệu m2, tăng 7% theo quý và 12% theo năm. Tính bình quân 5 năm qua nguồn cung tăng 9%/năm.

    Nguồn cung tăng mạnh nhưng công suất cho thuê trung bình đạt 95% vào năm 2020, giảm 4 điểm phần trăm theo năm. Tỷ lệ trống tăng lên do khách thuê trả sàn và các dự án mới có công suất thấp. Các khách thuê chuyển xuống phân khúc thấp hơn hoặc ra nhà phố chiếm hơn 50% số giao dịch chuyển đi trong năm.Mặc dù vậy, nhiều chủ đầu tư vẫn giữ giá chào thuê không đổi hoặc thậm chí tăng giá đối với các diện tích mới trả ra sau thời gian dài lấp đầy.

    Đến cuối 2020, công suất hoạt động của không gian làm việc chung (Co-working) tại các tòa nhà Hạng A và B đã giảm - 7 điểm phần trăm theo năm và giá thuê giảm -12% theo năm. WeWork ngừng cho thuê 1 địa điểm tại Quận 1 và Up trì hoãn kế hoạch mở thêm hai địa điểm tại Quận 7.

    [​IMG]
    Tình hình hoạt động văn phòng cho thuê tại Tp.HCM - Nguồn: Savills.

    Tương tự, tại Hà Nội, tổng nguồn cung đạt gần hai triệu m2, tăng 2% theo quý và 6% theo năm sau sự gia nhập của dự án Hạng A International Centre với 7.000 m2 tại khu vực Trung tâm và dự án Hạng B Century Tower với 33.000 m2 tại khu vực Nội thành. Trong năm năm qua, phân khúc Hạng B có tăng trưởng mạnh nhất là 6%/năm trong khi Hạng A tăng 4%/năm và Hạng C tăng 3%/năm.

    Tuy vậy, công suất thuê trung bình giảm 3% so với những năm trước chủ yếu do các dự án Hạng A và B mới gia nhập với quy mô lớn và giá thuê cao.

    Dự báo triển vọng văn phòng cho thuê đến 2023, Savills cho rằng thị trường văn phòng Tp.HCM dự kiến sẽ ghi nhận thêm 325.000 m2 diện tích sàn, trong đó, nguồn cung năm 2021 chiếm hơn 60%. Tỷ lệ trống ước tính sẽ tiếp tục tăng trong 2021 khi một lượng lớn nguồn cung mới gia nhập trong bối cảnh nhu cầu hạn chế.

    Tại Hà Nội, đến hết năm 2022, khoảng 208.000 m2 từ 15 dự án sẽ gia nhập, hầu hết thuộc Hạng B và nằm tại khu vực khác. Các dự án đáng chú ý bao gồm Vinfast Tower và BRG Grand Plaza (2021). Nguồn cung tương lai đáng kể có thể khiến công suất thuê trung bình giảm đi trong hai năm tới.

    Bên cạnh đó, xu hướng làm việc tại nhà không rõ rệt do Covid-19 nhanh chóng bị kiểm soát; dẫu vậy, nhiều công ty coi đây là cơ hội để thu hẹp quy mô, giảm chi phí vận hành và đầu tư nhiều hơn vào công nghệ. Nhu cầu đối với không gian văn phòng có vẻ sẽ tiếp tục xu hướng giảm.

    Đại dịch đang thúc đẩy nhu cầu đối với không gian văn phòng linh hoạt và sáng tạo hơn cùng môi trường thân thiện với nhân viên nhằm tăng năng suất và khả năng sáng tạo. Điều này đang thách thức các tòa nhà cũ. Các chủ nhà chủ động tạo sự khác biệt bằng các dịch vụ bổ sung và tuân thủ nghiêm ngặt về sức khỏe và an toàn sẽ tăng khả năng cạnh tranh.

    “Nhiều công ty đã thay đổi phong cách từ bàn làm việc cố định sang các hình thức sắp xếp linh hoạt hơn. Các yêu cầu thường là tính hiệu quả, với không gian làm việc ít cố định hơn và nhiều khu vực sử dụng chung hơn. Năm 2020, các công ty ngành Công nghệ thông tin dẫn đầu trong việc mở rộng văn phòng, theo sát sau là ngành Hàng tiêu dùng nhanh & Sản xuất. Khách thuê có thể cân nhắc đánh giá hàng năm về các yêu cầu và tình trạng thuê nhằm theo sát các diễn biến thị trường”, Bà Hoàng Nguyệt Minh, Giám đốc Bộ Phận Cho Thuê Thương Mại, Savills Hà Nội nhấn mạnh.

    Nếu bạn đang có nhu cầu trang trí văn phòng làm việc bằng biển tên inox thì hãy ghé thăm bienphongban.vn để chọn những mẫu đẹp nhất
     
    #1

Chia sẻ trang này