Thảo luận Trẻ em bị đi tiểu liên tuc

Thảo luận trong 'Quảng cáo tổng hợp' bắt đầu bởi seonguyenan, 24/11/14.

  1. seonguyenan PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    3/11/14
    Đi tiểu liên tục là rắc rối phổ biến ở trẻ em. Không phải là bệnh lý nghiêm trọng nhưng nó khiến trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong giao tiếp xã hội và có thể dẫn tới sự căng thẳng cao độ trong gia đình.
    [​IMG]
    Tác động tâm lý tiêu cực nhất của đi tiểu nhiều là làm xói mòn lòng tự tin ở trẻ. Khi mắc chứng bệnh này, đa số trẻ nghĩ mình có điều gì đó không ổn. Nhiều bé tin đó là sự trừng phạt cho những suy nghĩ hay việc làm sai lầm của bản thân. Tương tự như vậy, nhiều phụ huynh cũng tự trách mình không giỏi làm cha mẹ.
    Cảm giác tội lỗi càng bị đẩy cao nếu bạn bè hay người thân cho rằng sự bất ổn về tâm lý là nguyên nhân khiến bé đái dầm. Sự căng thẳng và mệt mỏi kéo dài có thể khiến cha mẹ nổi nóng, thậm chí còn trừng phạt khi con đi tiểu nhiều. Hiểu thấu đáo nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp cha mẹ tìm ra những biện pháp điều trị hiệu quả.
    Đi tiểu nhiều là tình trạng tiểu tiện không tự chủ trong khi ngủ. Nói chung đái dầm ở trẻ dưới 5 tuổi không phải điều đáng lo ngại vì lúc này trẻ vẫn đang hoàn thiện khả năng kiểm soát bàng quang.
    Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy khoảng 9% trẻ em trong cộng đồng mắc chứng đái dầm. Khi lên 5 tuổi, khoảng 20% trẻ em mắc chứng này, tỷ lệ giảm xuống còn 1% ở tuổi 16. Đái dầm tự khỏi cùng với thời gian, mỗi năm khoảng 15% trẻ thoát khỏi tình trạng này mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu không điều trị, một số trẻ sẽ đái dầm suốt đời.
    Phần lớn trẻ em giữ được khô ráo về đêm khi 3-5 tuổi. Trẻ đạt được điều này nhờ hai cách: Thứ nhất, bàng quang gửi tín hiệu tới não nói rằng túi đã đầy, não sẽ gửi tín hiệu ngược lại, ra lệnh cho bàng quang giãn ra để có thể chứa thêm nước tiểu. Thứ hai nếu bàng quang không thể giữ toàn bộ nước tiểu cho tới sáng, nó sẽ tiếp tục gửi tín hiệu tới não cho tới khi trẻ thức dậy và đi vệ sinh. Đái dầm xuất hiện nếu trẻ chậm phát triển một trong hai kỹ năng nói trên.
    Đái dầm được chia làm hai loại: tiên phát và thứ phát. Đái dầm tiên phát là khi trẻ chưa bao giờ có khả năng giữ khô liên tục trong 6 tháng, đây là dạng đái dầm phổ biến nhất. Đái dầm thứ phát là khi trẻ từng hoàn toàn khô ráo về đêm trong 6 tháng nhưng sau đó lại đái dầm.
    Ở dạng thứ phát, điều mấu chốt là tìm kiếm những thay đổi mới xảy ra: căng thẳng tâm lý mới xuất hiện (cha mẹ ly dị, chuyển nhà, người thân qua đời...), thay đổi thể chất (bệnh nhiễm trùng tiết niệu hay tiểu đường), thay đổi tình huống (thay đổi chế độ ăn uống hay thói quen đi ngủ). Rõ ràng là có gì đó khác thường. Bước đầu tiên để giải quyết vấn đề là tìm ra bất kỳ thay đổi nào trong cuộc đời của trẻ.
     
    #1

Chia sẻ trang này