Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - Nằm trên độ cao hơn 1.000m ở vùng đông bắc tổ quốc, núi Yên Tử như một bảo tàng quy mô lớn của các di tích và truyền thuyết về phái Thiền Tông đất Việt.Khu di tích danh thắng Yên Tử bao gồm một hệ thống chùa, am, tháp và rừng cây cổ thụ hoà quyện với cảnh vật thiên nhiên, nằm rải rác từ dốc Đỏ đến núi Yên Tử theo chiều cao dần thuộc xã Thượng Yên Công, thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Đến với tour du lịch Yên Tử, du khách sẽ thấy mỗi khi tiếng chuông chùa Đồng ngân vang trên đỉnh Yên Tử, chim nhạn lại rời vách đá bay trắng trời, huyên náo không gian. Chùa Đồng được các đời vua Trần cho xây toàn bằng đồng. Chùa đã được nhiều lần trùng tu bằng nhiều chất liệu khác nhau, nhưng hiện đã được dựng lại bằng đồng. Lúc trời trong, từ chùa Đồng, ta có thể nhìn thấy Bạch Đằng Giang tuôn chảy ra biển Đông. Tham gia tour Yên Tử khi du khách đi từ chân núi lên chùa Đồng có cả một hệ thống chùa, am được xây ở khoảng thế kỷ XIII, như Vân Tiên, Bảo Sái, Thanh Long, Hoa Yên, Cầm Thực, Giải Oan… Các chùa đều lưu giữ nhiều di vật đặc sắc cùng nhiều huyền thoại. Hoa Yên là nơi thiền của Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông. Am Ngoạ Vân là nơi ông ngồi đọc sách Phật và binh thư. Tượng đá khắc hình ông vẫn còn đó. Chùa Bảo Sái là “Tàng Kinh Các” có chứa binh thư được viết trên giấy, tre. An Tự là ngôi chùa cổ nhất trong các chùa ở Yên Tử bị thời gian huỷ hoại, hiện chỉ còn bức tượng đá của An Kỳ Sinh – thiền sư đầu tiên đến Yên Tử. Một trong những đệ tử của ông – Phù Vân Quốc Sư – rất được nhà Trần trọng dụng, là cầu nối để Vua Trần Nhân Tông rũ hoàng bào đến tu ở Yên Tử, sáng lập nên Thiền phái Trúc Lâm, có ảnh hưởng lớn ở Việt Nam. Sau khi đến Yên Tử, Trần Nhân Tông cho xây thêm nhiều chùa, am, đồng thời lập nhiều khu vực luyện tướng, luyện binh để nghiên cứu binh pháp. Khi đi du lịch Yên Tử du khách sẽ thấy dọc những con đường nối các chùa, nhà vua còn cho trồng rất nhiều cây tùng lấy bóng mát. Những bộ rễ tùng trồi lên mặt đất đã trở thành điểm tựa cho du khách mỗi lần lần đến đây leo núi, hành hương. Tùng ở Yên Tử chủ yếu có ba loại: Thủy tùng (gỗ trắng), thanh tùng (gỗ xanh) và xích tùng (gỗ đỏ). Trong số này, loài xích tùng cực kỳ quý hiếm. Đến nay, 274 cây tùng còn sống trên núi Yên Tử đều có tuổi thọ khoảng 700 năm, cao lừng lững, vừa là biểu tượng của sự bất tử, vừa là nhân chứng của thời gian ở nơi ắp đầy những di tích Phật giáo. Du khách thường cung kính gọi những cây tùng cổ thụ là lão tùng là vì thế. Con đường dẫn đến các chùa trong khu vực Yên Tử còn được gọi là đường tùng. Mọi thông tin chi tiết về du lịch Yên Tử quý khách vui lòng truy cập website http://mixtourist.com.vn/du-lich-le-hoi