Diễn Đàn SEO - vnseo.edu.vn - Myanmar (Miến Điện) thường được coi là đất nước chùa Vàng. Bao nhiêu năm tháng trôi qua, người ta đã gọi Myanmar với cái tên gọi đầy hình tượng và màu sắc như thế. Những ai du lịch Myanmar để tìm hiểu về văn hóa Myanmar và từng được đến với đất nước có hàng nghìn ngôi chùa, mà nổi tiếng nhất là chùa Vàng Shue Dagon, thì đều đồng tình với đôi dòng cảm xúc về cái tên gọi rất mộc này: “Tên gọi đó đã gợi lên sự cổ kính với một nét huyền bí, rất phương Đông!” . Cùng với quá trình phát triển của lịch sử Myanmar là quá trình hình thành và phát triển nền văn hóa đa dạng, phong phú của dân tộc Miến. Ở đây, chúng tôi chỉ đề cập đến một số phong tục và lễ hội Myanmar mang đậm màu sắc Phật giáo. Đến với tour du lịch Myanmar du khách sẽ thấy lối sống của cư dân nông nghiệp tồn tại và phát triển trong xã hội Myanmar kéo dài đã 15 thế kỷ. Giống như các quốc gia phương Đông khác, các làng xã được hình thành mà trong đó gia đình đóng vai trò chủ đạo. Gia đình không phải là một khái niệm bất biến ở Myanmar. Một gia đình bao gồm anh em họ, con dâu, con rể; hoặc rộng hơn, bao gồm cả anh chị em, chú bác. Các nghiên cứu cho biết, trong gia đình người Miến có thể gồm cả những người mà gia đình mang ơn hoặc những người có đức tính tốt mà cha mẹ muốn lấy đó làm gương cho con cái. Và hầu như mọi hoạt động của gia đình trong các sinh hoạt hằng ngày đều có sự tham gia tích cực của làng xóm láng giềng. Có lẽ vậy mà từ họ hàng trong tiếng Myanmar có cùng nguồn gốc với từ bạn bè. Sự phong phú và cách nhìn rộng rãi về mối quan hệ gia đình đã chi phối những quan niệm sống khác. Điều thú vị ở quốc gia này không giống mẫu thức các quốc gia phương Đông khác trong việc quy định họ của con cái. Brown R.Grant, trong cuốn Burma as I saw it 1889, cho biết: người dân của đất nước Chùa Vàng không coi việc con phải lấy họ cha, vợ phải theo họ chồng là bắt buộc. Tiếng Myanmar là một thứ tiếng đơn âm tiết, mỗi thành tố của tên thường có ý nghĩa nhất định. Ví dụ như: maung là từ dùng cho nam thanh niên hoặc người làm công, là tiếng người trên gọi người ít tuổi hơn mình, má dùng cho nữ, kồ dùng cho nam lớn tuổi hơn, u dùng cho người lớn tuổi, từng trải, ít nhiều thành đạt, bồ dùng để chỉ sĩ quan quân đội hoặc một người có thành tích trong cuộc đấu tranh giành độc lập của đất nước, daw dùng cho phụ nữ lớn tuổi đã lập gia đình (trong ngôn ngữ hội thoại, từ này thường bị bỏ); và để tỏ lòng yêu mến hoặc kính trọng, người ta thường nhân đôi một âm tiết nào đó của tên lên… Không những vậy khi đến với tour Myanmar du khách sẽ thấy mỗi gia đình Myanmar đều duy trì nhiều lễ nghi truyền thống. Những yếu tố này được đánh giá là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của họ. Những thành viên mới trong gia đình chào đời cho đến lúc họ quy tiên đều được đánh dấu bằng các nghi thức phù hợp với độ tuổi . Đầu tiên là nghi thức đặt tên. Khi đứa trẻ tròn một tháng tuổi, gia đình mời hàng xóm và họ hàng đến dự (về điểm này, chúng ta thấy rất giống với lễ đầy tháng ở Việt Nam khi đứa bé mới ra đời được một tháng). Đứa trẻ được cắt tóc và tắm bằng nước thơm được đựng trong một cái bát bạc. Những người đến dự sẽ thả vào cái bát đó những đồng xu bằng bạc để chúc mừng. Tham gia land tour Myanmar đến với xứ sở chùa vàng đất nước của Phật giá du khách sẽ thấy người dân Miến rât ưa chuộng đạo Phật. Mọi bé trai đều phải có thời gian sống ở chùa để cứu vớt linh hồn (có nơi khi đã là thanh niên trưởng thành, họ mới được gửi lên chùa. Tại chùa họ được tiến hành nghi lễ trưởng thành). Ngạn ngữ Myanmar có nói: “Rắn đẹp ở bộ da, con người đẹp bởi tâm hồn”. Do đó, thanh thiếu niên Miến cần có thời gian ở chùa để gột rửa tâm hồn. Người Myanmar quan niệm: Phải qua sự khổ hạnh của nhà chùa mới hiểu thấu sự khinh bỉ đối với những trò nhố nhăng trên đời và nắm được giá trị chân lý. Trước đây, thời hạn ở chùa thay đổi theo mùa, còn hiện nay thì theo tuần . Ngày đưa trẻ lên chùa được coi là ngày hội của gia đình. Có thể tìm đến tác phẩm Burma ‘s Golden Triangle: On the Trail of The Opium Warlords của học giả Boucaud và Andre Louis, để biết chi tiết hơn về sự kiện này. Trong ngày đó, nhạc công được mời đến và cỗ bàn được bày ra. Âm nhạc vang lên, mọi người hân hoan và người bố dẫn cậu bé lên chùa. Cậu bé rất lấy làm hãnh diện với chiếc mũ sơn vàng, được che ô và ngồi trên lưng ngựa đến chùa. Phía trước cậu đặt gói quà biếu nhà chùa. Tại chùa, sư ông cạo sạch tóc cho cậu bé. Rồi cha mẹ lấy miếng vải trắng cuốn lấy tóc được cạo, đem chôn bên cạnh chùa. Cậu bé được nhà sư trao cho chiếc áo cà sa màu da cam và chiếc bát tộ đựng của bố thí - biểu hiện cho sự không vụ lợi. Chú tiểu sẽ được nhà chùa cho ăn uống, học kinh và tuân theo giáo huấn . Còn với những cô gái đã lớn, họ được làm lễ natduin, là nghi lễ đeo đôi khuyên vàng đầu tiên. Cô gái sẽ mặc váy áo và trang điểm như một thị nữ dưới các triều vua Manđaylay thời xưa và được đeo đôi khuyên vàng. Khi nam nữ yêu nhau và đến giai đoạn đôi trẻ thấy mối quan hệ cần đi đến hôn nhân, họ được hai bên gia đình tổ chức cho lễ cưới. Họ xem tử vi để chọn ngày lành tháng tốt là ngày cưới và chọn cặp vợ chồng hạnh phúc nhất trong số bạn bè quen biết làm chủ hôn với mong muốn cặp vợ chồng mới cưới cũng sẽ được hạnh phúc như thế. Trong lễ cưới, người ta lấy một dải lụa buộc tay cô dâu và chú rể lại. Rồi họ cùng ăn chung một bát và cúi đầu lạy nhau. Khách khứa tặng tiền cho đôi vợ chồng trẻ để giúp họ bắt đầu cuộc sống gia đình. Nhìn vào lễ cưới ở Việt Nam, ta thấy có nhiều nét tương đồng với nghi lễ này ở đất nước Chùa Vàng. Nghĩa tử là nghĩa tận, không chỉ người Việt Nam mà cả người Myanmar cũng có quan niệm như vậy. Khi một người qua đời, anh em, họ hàng và cả những người hàng xóm láng giềng thân thiết đều dự đám tang đông đủ. Cũng giống như người Việt, họ tắm rửa, khâm liệm, sắm quan tài và túc trực bên người chết hai ngày rồi đưa tiễn người quá cố đến nơi an nghỉ. Người Myanmar quan niệm rằng: được ngủ tại nhà người đã khuất trong một tuần sau lễ tang là một điều vinh hạnh. Những nghi lễ nói trên chỉ dừng lại trong phạm vi gia đình, nhưng cũng đã thể hiện rõ nét phong tục của người Myanmar với quan niệm về cuộc sống tâm linh của họ. Mọi nghi lễ, dù là dành cho một em bé mới chào đời hay người trưởng thành, đều được các gia đình tổ chức rất trang trọng trong bầu không khí thiêng liêng, ấm cúng. Mọi thông tin chi tiết về du lịch Myanmar quý khách vui lòng truy cập website http://mixtourist.com.vn/du-lich-myanmar