Tour du lịch Myanmar - Lễ hội mang màu sắc phật giáo ở Myanmar

Thảo luận trong 'Giải Trí' bắt đầu bởi mixtour, 22/5/14.

  1. mixtour PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    21/4/14
    Myanmar (Miến Điện) thường được coi là đất nước chùa Vàng. Bao nhiêu năm tháng trôi qua, người ta đã gọi Myanmar với cái tên gọi đầy hình tượng và màu sắc như thế. Những ai đã du lịch Myanmar tìm hiểu về văn hóa Myanmar và từng được đến với đất nước có hàng nghìn ngôi chùa, mà nổi tiếng nhất là chùa Vàng Shue Dagon, thì đều đồng tình với đôi dòng cảm xúc về cái tên gọi rất mộc này: “Tên gọi đó đã gợi lên sự cổ kính với một nét huyền bí, rất phương Đông!” . Cùng với quá trình phát triển của lịch sử Myanmar là quá trình hình thành và phát triển nền văn hóa đa dạng, phong phú của dân tộc Miến. Ở đây, chúng tôi chỉ đề cập đến một số phong tục và lễ hội Myanmar mang đậm màu sắc Phật giáo.


    Đa phần dân số Myanmar theo đạo Phật. Tôn giáo này răn dạy con người phải biết tự kiềm chế nhiều ham muốn trong cuộc sống đời thường. Đến với tour du lịch Myanmar du khách sẽ thây con người Myanmar rất vui vẻ trong cách sống và thích trào phúng. Với cách sống hiền hòa và ngại va chạm, thì sự vui sống của họ không có gì thái quá và cũng phù hợp với những giáo lý của tôn giáo mà họ đang tôn sùng. Theo các nhà nghiên cứu thì sự vui vẻ bẩm sinh của người Myanmar có lối thoát trong hội hè.



    Cũng như các quốc gia nông nghiệp ở phương Đông, những ngày hội của đất nước này có rất nhiều màu sắc. Đó là sắc màu được tạo nên từ những bộ quần áo sặc sỡ của những nam thanh, nữ tú, của những ngôi chùa và cả những con vật và ông thần canh chùa.Trong những ngày này, ai cũng đều nhận thấy như tất cả thiên nhiên và con người Myanmar đang náo nức vào hội.



    Mở đầu năm mới là ngày hội nước (thingyan) - ngày hội năm mới. Đây là ngày hội của cả nước, được tiến hành vào mùng một tết âm lịch Miến (tương đương với tuần thứ hai của tháng tư dương lịch). Cũng như ở Việt Nam, ngày đầu năm mới, người dân Myanmar sẽ mặc trên người bộ quần áo đẹp nhất, trang trí nhà cửa thật tươi đẹp bằng nhiều màu sắc rực rỡ. Trước ngày lễ, người ta loan tin về những điều dự báo của các nhà chiêm tinh về việc Ngọc hoàng (Tingiamin) sẽ hiện ra như thế nào. Rằng, nếu khi xuống hạ giới, Ngọc hoàng cầm ngọn giáo thì năm đó có chiến tranh, nếu cầm bình nước thì năm đó sẽ mưa nhiều, cầm bó đuốc và chiếc gậy thì sẽ được mùa, còn ngài cưỡi con Naga thì sẽ mưa lớn, cưỡi con rồng Galông thì sẽ bão to, tay mà cầm đèn thì năm đó sẽ nóng… Không khí của đất nước Myanmar như được nóng lên với những lời tiên tri tốt lành của một năm mới đang đến.



    Trong ngày hội nước, người ta được phép dội nước lên người thân và cả khách qua đường, trừ các nhà sư. Không ai lẩn trốn trong ngày hội này, vì họ quan niệm rằng: quần áo càng ướt bao nhiêu thì sẽ càng được may mắn bấy nhiêu. Các nhà nghiên cứu về văn hóa Myanmar cho biết: theo người dân đất nước này thì tưới nước sẽ rửa sạch tội lỗi và những nhọc nhằn trong năm cũ, chờ đợi hạnh phúc và những trận mưa quý giá đem đến mùa màng bội thu. Là quốc gia Phật giáo, trong ngày hội thingyan, người dân Myanmar đến chùa rất đông. Họ đến để chúc mừng các vị sư, rồi kéo ra sân chùa tắm cho các tượng Phật . Trong ngày đầu năm mới, họ thường tiến hành phóng sinh. Phong tục này chúng ta cũng thấy xuất hiện ở nhiều nước Đông Nam Á khác. Người dân mở cửa các lồng chim, thả cá xuống sông; ngoài đồng, người ta tháo cày cho những con trâu già… Họ sẽ làm nhiều việc thiện, ban phát những điều tốt lành cho những sinh linh.



    Các nhà nghiên cứu về văn hóa Myanmar cho biết, thingyan nghĩa là nhiều hoa, nhiều trò vui, những tiếng cười; trong ngày đó, người dân Myanmar mong ước những điều tốt lành và điều tất nhiên là nhiều nước. Thần thoại của người Miến kể rằng: khi thế giới không còn sự sống và rơi vào trong bóng tối, Tingiamin, vị vua của người Nat, đã mang mặt trời, mặt trăng đến cho người Nat để chiếu sáng mặt đất vào ban ngày và ban đêm. Nhờ đó, sự sống đã quay trở lại với sự xuất hiện của con người, các loài thú và cây cối sinh sôi. Khi mọi việc xong xuôi, vị vua của người Nat đã giã từ loài người và hứa quay trở về trái đất vào một ngày đầu năm mới với những điều tốt lành.



    Đến ngày trăng tròn của tháng 5 dương lịch, trên đất nước Chùa Vàng lại diễn ra lễ trăng tròn (kason). Trong ngày lễ kason, người ta tiến hành nghi thức rửa tội trên đất thánh của Phật giáo. Ngày lễ này được tổ chức nhằm tưởng nhớ ngày sinh của đức Phật, sự chính quả, đạt đến cõi niết bàn của người. Ngày lễ trăng tròn, các phật tử tổ chức diễu hành đến đất Phật. Đến đây, họ được rảy nước thơm, đặt hoa ở chùa có đặt tượng Phật tổ và các chùa chiền khác .


    Sau lễ trăng tròn là lễ wazo. Lễ này được tổ chức vào tháng 7 lịch dương. Trong lễ wazo, phật tử tổ chức tuần ăn chay, kéo dài từ tháng 7 đến tháng 10. Thời gian tuần ăn chay diễn ra, những phật tử tổ chức các hoạt động quyên góp cho nhà chùa, ủng hộ các nhà sư. Đức Phật cùng các tông đồ của ngài đi khắp nơi trên để truyền đạo, theo truyền thuyết của cư dân Miến thì ngài có dừng lại ở Tavatimsa, thuyết giáo cho Peves. Nhưng lại có truyền thuyết khác ở Myanmar lại kể rằng: có hai thương nhân Miến là Tapuxa và Balica mang đạo Phật từ Ấn Độ về và ngay lập tức, nó lan rộng khắp Myanmar . Còn biên niên sử của người Miến thì viết: Chính Phật tổ Gautama nhiều lần tới Myanmar truyền bá đạo. Còn một truyền thuyết khác được phổ biến rộng rãi, kể rằng: Năm 235 trước CN, hai vị sư Ấn Độ là Thera Sôna và Thera Uttara đã truyền bá đạo Phật vào đất nước của người Miến . Cho dù là truyền thuyết nào sát thực tế lịch sử hơn, thì lễ wazo cũng đã ra đời rất lâu trên đất nước Phật giáo này. Người Myanmar tổ chức lễ wazo là để tưởng nhớ về Phật tổ với lòng biết ơn của những tín đồ ngoan đạo. Những nghiên cứu về văn hóa Myanmar cho biết, trong thời gian diễn ra lễ wazo, người Myanmar không tổ chức cưới xin và thay đổi chỗ ở.



    Đến tháng 10 dương lịch, ở Myanmar có tết đèn (tàdugyut), còn gọi là tết thắp đèn. Ngày tết này được tổ chức để tỏ niềm tôn kính đối với thần đèn và các vị thần khác. Vào ngày tết, khi buổi tối bắt đầu, tất cả mọi người đều treo trước cửa nhà mình những chiếc đèn lồng rực rỡ, lung linh. Ngoài đường phố, cây cối, các cửa hàng cửa hiệu, những ngôi chùa và các công trình kiến trúc đều được trang trí lộng lẫy với những kiểu đèn khác nhau. Những chiếc đèn được trang trí nhiều kiểu, tạo nên sự đa dạng, phong phú về kiểu dáng, màu sắc, tha hồ cho khách du lịch chiêm ngưỡng mà trầm trồ, thích thú. Là quốc gia Phật giáo nên các hình vẽ trên đèn cơ bản là các nhân vật trong những câu chuyện truyền thuyết của Phật giáo.



    Bầu trời cao được thắp sáng bởi muôn ngàn vì sao cùng những quả cầu lửa. Người dân Myanmar quan niệm rằng, đó là ngày đức Phật trở về trần gian, dưới sự đưa đường, chỉ lối của thượng đế. Do đó, họ thắp sáng lên những ngọn đèn, thả bay lên trời những quả cầu lửa với mong muốn Phật tổ sẽ nhanh về bên họ, lắng nghe những ước nguyện của họ và làm cho chúng trở thành hiện thực. Ngày tết thắp đèn được tổ chức cũng là để bày tỏ lòng kính trọng của họ, những phật tử, đối với ngài. Khách nước ngoài đến du lịch ở Myanmar thời gian này được thưởng ngoạn một khung cảnh hữu tình: cả bầu trời sao và những chùm đèn dưới mặt đất cùng lung linh, phản chiếu ánh sáng muôn màu trên các mặt hồ, mặt sông, tạo thành một vẻ đẹp mỹ lệ, huyền ảo.



    Theo truyền thuyết Phật giáo, khi biết con mình sẽ rời xa chốn kinh thành để đi về những miền xa xôi tu hành, mẹ của Phật tổ đã thức những đêm thâu dệt áo cho con. Đó chính là chiếc áo cà sa mà ngài mặc để đi khắp nơi giác ngộ và truyền đạo. Để tưởng nhớ người mẹ đức Phật, trong ngày tết thắp đèn, người Myanmar đã tổ chức thi dệt áo cà sa suốt đêm. Ở thủ đô, các cô gái sẽ tập trung ở Đại Kim Tháp và cả đêm ngồi dệt áo. Những chiếc áo đó, về sau được mang lên chùa, dâng tặng các nhà sư. Trong ngày tết rước đèn, nhiều nơi còn tổ chức những cuộc diễn giảng kinh Phật nói chung và Phật giáo Myanmar nói riêng.



    Đạo Phật là quốc giáo ở Myanmar. Đến tour Myanmar, chúng ta sẽ thường xuyên nhìn thấy những ngôi chùa. Một nhà nghiên cứu, khi đến đây đã viết: “Nếu ta hỏi: ở Myanmar có bao nhiêu ngôi chùa?, thì bất cứ người dân Miến nào cũng sẽ trả lời: trên trời có bao nhiêu sao, ở Myanmar có bấy nhiêu chùa!” . Tìm hiểu về vai trò và tác động của Phật giáo ở Myanmar, chúng tôi rất tán đồng ý kiến của tác giả Nguyễn Đình Lễ: “Đạo Phật có cội rễ sâu sắc, đi vào mọi mặt cuộc sống xã hội Myanmar, ảnh hưởng đến tư tưởng và kinh tế đất nước. Nó điều hòa các quan hệ gia đình, luật pháp và cả kinh tế” . Cùng quan điểm đó, I.S.Furnivalt có viết: “Phật giáo là khuôn thước của đời sống và tư tưởng xã hội của người Miến. Hai danh từ phật tử và dân Miến trên thực tế vẫn đồng nhất và không thể tách rời. Tất cả đời sống chính trị, xã hội tại Miến, từ hoàng thành cho tới thôn xã đều xoay quanh Phật giáo và tăng đồ Phật giáo” . Do đó, sẽ chẳng có gì khó hiểu khi thấy các phong tục và lễ hội ở quốc gia này lại mang nhiều màu sắc Phật giáo.


    Mọi thông tin chi tiết về du lịch Myanmar quý khách vui lòng truy cập website http://mixtourist.com.vn/du-lich-myanmar
     
    #1

Chia sẻ trang này