Tổng quan về Performance Marketing – Hình thức “tiến hóa” của các phương pháp Digital

Thảo luận trong 'Social Marketing' bắt đầu bởi Reallove, 20/7/22.

  1. Reallove PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    28/3/22
    Hiệu quả với các phương thức marketing truyền thống xưa kia vẫn còn là điều gì đó tương đối mơ hồ khi doanh nghiệp chỉ có thể tạm đánh giá hiệu quả của chúng thông qua việc tăng trưởng doanh số, hay tỷ lệ chi phí marketing / doanh thu.
    Fowi nơi gợi ý hoàn hảo cho một mối quan hệ mà bạn đang tìm kiếm, mở rộng kết nối yêu thương cho mọi đối tượng, hãy chia sẽ điều bạn nghĩ!

    FOWi - Make Friends & Dating
    Link download trên Android: https://bit.ly/Fowi-Android-download
    Link download trên AppStore: https://apple.co/340xgSo


    Tuy nhiên với sự hỗ trợ của công nghệ và sự bùng nổ của các phương pháp Digital Marketing, marketer hiện giờ đã có thể theo dõi được hiệu quả của các hoạt động quảng cáo một cách rõ ràng hơn rất nhiều.

    Traffic vào website, lượt hiển thị, lượt tiếp cận, bao nhiêu người mua hàng, bao nhiêu lượt chuyển đổi? v.v và vô vàn chỉ số khác.

    Nhưng chưa dừng lại ở đó, ngành marketing tiếp tục tiến hóa và phát triển, xuất phát từ chính áp lực phải liên tục tối ưu hiệu quả của các hình thức quảng cáo này.

    Và thế là khái niệm Performance Marketing ra đời!

    Trong bài viết dưới đây, SEONGON sẽ giúp các bạn hiểu hơn tổng quan về performance marketing và hiểu lý do tại sao đây là một trong những xu thế làm digital marketing hiện nay của nhiều doanh nghiệp.

    I. Performance marketing là gì?
    Performance marketing hay quảng cáo dựa theo hiệu suất, là những hoạt động marketing tập trung vào việc đánh giá, tối ưu các chỉ số quan trọng trong những phương pháp marketing có thể đo lường hiệu quả rõ ràng.

    Những chỉ số đang nói tới ở đây có thể kể đến như: lượt chuyển đổi, lead, lượt download, tỷ lệ click vào quảng cáo v.v.

    Nếu doanh nghiệp thuê agency chuyên về performance marketing, doanh nghiệp sẽ chỉ phải trả phí dựa trên kết quả thực tế mà agency đó mang lại cho mình.

    1.3 Ưu điểm
    Đo đếm, đo lường được hiệu quả và biết đường hướng để tối ưu được vừa là bản chất cũng như lợi thế của hình thức quảng cáo này.

    Ngoài ra, với bối cảnh mọi hoạt động kinh doanh dần được chuyển lên môi trường online, Performance marketing chính là chìa khóa để giúp doanh nghiệp đảm bảo được hiệu quả, đảm bảo nguồn lực của doanh nghiệp đang được đầu tư đúng chỗ, bám sát với mục tiêu kinh doanh, không mù mờ về cả kết quả lẫn chi phí.

    1.2. Nhược điểm
    Thứ nhất, để tối ưu được các chỉ số marketing, performance marketing đầu tiên đòi hỏi doanh nghiệp phải có một hệ thống tracking chính xác ở bất kỳ hoạt động nào.

    Yêu cầu này đi kèm yếu tố nhân sự, người chịu trách nhiệm phải có kinh nghiệm và hiểu cặn kẽ về các hình thức cũng như công cụ tracking trên nhiều nền tảng

    Ngoài ra, bạn cũng cần liên tục đầu tư thời gian, biết tìm các chỉ số không ổn trong chiến dịch để cải thiện.\

    Thứ hai, “Performance Marketing giúp doanh nghiệp tồn tại ở hiện tại nhưng không phải tương lai”

    Điều này được hiểu như thế nào?

    Hãy lấy Case Study của Adidas làm ví dụ.

    Với sự lầm tưởng rằng: chính nhờ các hoạt động quảng cáo Performance marketing là lý do chủ yếu dẫn đến sự tăng trưởng doanh thu trên các nền tảng eCommerce, CEO của Adidas lúc đó đã đẩy mạnh đầu tư vào các hình thức quảng cáo Digital trả phí cho các nền tảng thương mại điện tử với hy vọng có sự tăng trưởng doanh thu đột phá.

    Nhưng sự thật lại lại hoàn toàn trái ngược.

    Sau một thời gian đầu tư mạnh mẽ, doanh thu của Adidas không hề tăng như dự kiến.

    Khi đi tìm hiểu chi tiết nguyên nhân vấn đề, họ mới nhận ra rằng, chính các hoạt động Branding mới đang chịu trách nhiệm cho hơn 65% doanh thu toàn cầu của Adidas chứ không phải performance marketing.

    Lý giải một phần cho sự lầm tưởng ban đầu cũng đến từ việc Adidas quá tin tưởng vào mô hình theo dõi chuyển đổi Last click của Google, Adobe và 1 số nền tảng khác, dẫn đến quyết định đầu tư sai lầm như vậy.

    Hơn nữa, về lâu về dài, quá tập trung vào performance marketing sẽ không tốt cho doanh nghiệp khi sản phẩm không tạo ra được các giá trị (cảm xúc, tinh thần, phong cách, v.v) khác biệt so với đối thủ và khiến người dùng cảm nhận, kết nối được các giá trị đó để có hành vi có lợi cho doanh nghiệp. (mua hàng, theo dõi, ghi nhớ, v.v)

    Kết luận lại, Performance Marketing rất hiệu quả trong việc tạo ra doanh thu ngắn hạn, thúc đẩy hành vi mua hàng của người tiêu dùng khi họ đã có nhận biết, và tin tưởng vào thương hiệu thông qua các hoạt động branding.

    Nhưng nếu quá chú trọng vào Performance marketing mà bỏ qua các hoạt động xây dựng thương hiệu, doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong tương lai.

    II. Các hình thức quảng cáo phổ biến phù hợp để làm performance marketing
    Với định nghĩa như trên, tất cả các hình thức có khả năng theo dõi và đo đếm cũng như tối ưu được hiệu quả của chúng đều phù hợp để làm Performance Marketing.

    Thế nên, đa phần các hình thức quảng cáo Digital Marketing đều phù hợp, hãy cùng SEONGON điểm qua các hình thức phổ biến nhất.
     
    #1

Chia sẻ trang này