QC THẬN Ứ MỦ - BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM DO SỎI

Thảo luận trong 'Quảng cáo tổng hợp' bắt đầu bởi sirnakarang, 14/4/20.

  1. sirnakarang PageRank 0 Member

    Tham gia ngày:
    10/4/20
    Bệnh thận ứ mủ là tình trạng xảy ra khi một lý do nào đó (thường là do sỏi) làm tắc nghẽn đường tiết niệu kèm viêm đài bể thận gây ứ đọng các chất cặn, vi trùng, bạch cầu trong đường niệu lâu ngày dẫn đến ứ mủ trong thận.

    Thận ứ mủ do sỏi thận

    Trong trường hợp bệnh nhân phát hiện có sỏi trong thận hoặc đường niệu, sỏi to gây cản trở lưu thông dòng nước tiểu sẽ dẫn đến ứ nước ở thận. Nước tiểu chứa nhiều chất cặn, chất đôc và môi trường phát triển của các vi khuẩn, vi trùng dễ gây nên tình trạng ứ mủ trong trận.

    Triệu chứng của bệnh thận ứ mủ

    Khi bị bệnh thận ứ mủ, có khoảng 15% bệnh nhân không biểu hiện triệu chứng gì. Trong nhiều trường hợp, tiến triển của bệnh âm thầm và bệnh nhân chỉ tình cờ phát hiện khi đi nội soi, siêu âm hoặc đi khám khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn niệu. Một số triệu chứng thường gặp trên lâm sàng như: sốt cao, rét run, đau vùng lưng, hai bên hạ sườn và vùng bụng, xét nghiệm có vi trùng trong nước tiểu. Thăm khám có thể có bằng chứng của thận ứ nước, nhiễm trùng niệu.

    Nếu thấy xuất hiện bất kỳ một triệu chứng nào ở trên, đặc biệt khi đã phát hiện có sỏi, bệnh nhân cần báo với bác sĩ để được chỉ định điều trị sớm và phù hợp. Chẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời sẽ làm giảm các nguy cơ bệnh nặng thêm, phục hồi chức năng thận cho bệnh nhân.

    Thận ứ mủ điều trị như thế nào?


    Dùng thuốc: việc điều trị nhiễm trùng thận là một vấn đề cấp thiết, đặc biệt với những trường hợp có tắc nghẽn đường tiểu. Tùy vào tình trạng bệnh lý, thể trạng bệnh nhân mà bác sĩ chỉ định điều trị dùng thuốc điều trị. Kèm với việc điều trị các rối loạn do chức năng thận suy giảm (rối loạn điện giải, toan hóa máu).

    Can thiệp ngoại khoa: chọc hút mủ và loại bỏ tác nhân gây tắc đường tiểu gây ứ mủ ở thận được thực hiện khi bệnh không điều trị bằng thuốc không cải thiện, nhiều trường hợp thận ứ mủ nặng sẽ phải phẫu thuật cắt bỏ thận.


    Sau khi tình trạng nhiễm trùng thận cải thiện, bệnh nhân sẽ được điều trị để loại bỏ sỏi ra ngoài, để bệnh thận ứ mủ không tái phát. Điều trị bệnh sỏi thận có thể bằng nội khoa hay ngoại khoa tùy vào kích thước sỏi, vị trí sỏi, loại sỏi và thể trạng bệnh nhân.

    Cách kiểm soát bệnh thận ứ mủ

    - Để giảm đau, bạn có thể đặt một miếng đệm ấm lên vùng bị đau (lưng, bụng, hai bên hông)

    - Sử dụng các thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ

    - Chú ý uống bổ sung nhiều nước, kiêng cà phê, rư*u giúp bào mòn và loại bỏ sỏi, đẩy vi trùng ra

    - Chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh

    - Vận động nhẹ nhàng, tránh lao động nặng.

    Khi bị bệnh thận ứ mủ, bệnh nhân sẽ nhanh chóng bị nhiễm trùng niệu. Vì vậy, nhận biết sớm bệnh lý và điều trị kịp thời rất có ý nghĩa. Trong đó, loại bỏ các nguy cơ gây nên thận ứ mủ (như sỏi gây tắc nghẽn đường tiểu) là cực kỳ quan trọng
     
    #1

Chia sẻ trang này