QC Tạp chí gia đình: ly hôn đơn phương và những khó khăn

Thảo luận trong 'Quảng cáo tổng hợp' bắt đầu bởi kieudiepchi, 1/6/16.

  1. kieudiepchi PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    6/5/16
    Nhiều trường hợp một bên đơn phương xin ly hôn, bên kia không đồng ý, đã tìm mọi cách gây khó khăn, cản trở, khiến việc ly hôn kéo dài, phức tạp...

    Khi hôn nhân không thể cứu vãn được nữa, người trong cuộc thường buộc phải chọn giải pháp ly hôn để trả tự do cho nhau. Đó cũng là quyền của vợ, chồng được pháp luật quy định. Tuy nhiên, nhiều trường hợp một bên muốn nộp mau don ly hon don phuong, bên kia lại không đồng ý, hoặc vì lý do nào đó, đã tìm mọi cách gây khó khăn, cản trở, khiến việc ly hôn kéo dài, phức tạp. Giải quyết được những vụ việc như thế, phải mất nhiều thời gian, công sức của đương sự và tòa án.

    1001 kiểu gây khó

    Chị Lệ Hà (Q. 6) bức xúc kể: “Chồng tôi ngoại tình nên tôi chủ động sống ly thân từ năm 2007, để cả hai xem có thể hàn gắn lại được nữa hay không. Mặt khác, tôi cũng muốn chờ để con tôi thi vào đại học, không ảnh hưởng đến việc học hành của con. Sau ba năm sống ly thân, nhận thấy anh ta vẫn không sửa đổi, chỉ lấy cớ đã có con chung mà kéo dài thêm thời gian. Không chấp nhận và cũng không còn tin tưởng anh ta được nữa, tôi quyết định ly hôn.

    Tuy nhiên, từ trước đến nay, toàn bộ giấy tờ của gia đình anh ta đều cất giữ, nghe tôi chuẩn bị làm đơn ly hôn, anh ta liền giấu hết. Tôi hỏi, có lúc anh nói hồ sơ giấy tờ bị hư hỏng, lúc bảo đã thất lạc (?!). Có lần tôi thương lượng để hai bên cùng làm đơn thuận tình ly hôn, anh ta nói thẳng với tôi là không đồng ý. Tôi nói, anh muốn hàn gắn thì phải dứt khoát với người phụ nữ đó, anh ta lại nói là không thể được. Anh “kết luận”, anh không bỏ ai hết, với anh ai cũng quan trọng! Cuối cùng tôi cũng biết việc mất giấy tờ là do anh “bịa” ra, nhằm gây khó để tôi không có hồ sơ làm thủ tục xin ly hôn”.

    Chị Nguyệt (Q. 4) thì bị người chồng gây khó khăn bằng cách liên tục thay đổi nơi cư trú. Chị có cùng hộ khẩu với chồng con tại địa chỉ nhà cha mẹ chị tại Q. 4, nhưng hai năm qua, kể từ khi sống ly thân, chồng chị ra ngoài thuê nhà ở với tình nhân. Để tránh sự phát hiện của chị và gia đình, chồng chị thường xuyên chuyển chỗ. Đơn ly hôn của chị được toàn án thụ lý từ tháng 3/2010, trong đơn chị điền địa chỉ của chồng theo hộ khẩu, nhưng thực tế chồng chị không có mặt tại địa phương.

    Tòa án đã triệu tập nhiều lần, mỗi lần như vậy chị Nguyệt đều điện thoại báo cho chồng, nhưng anh ta cứ nói đi làm xa, bận việc…không thể về, nên tòa vẫn không thể giải quyết được. Tòa án đã tiến hành xác minh, kết quả là chồng chị Nguyệt còn hộ khẩu tại địa phương, nhưng thực tế đã đi khỏi nơi cư trú, nên yêu cầu chị Nguyệt cung cấp địa chỉ cư trú thực tế của chồng. Chị không cung cấp được, tòa án phải đình chỉ giải quyết vụ án ly hôn.

    Anh Tr. (ở Q. Bình Thạnh) thì cố tình gây “rắc rối” khi biết ý đồ của vợ mình ly hôn xong sẽ được gia đình lo xuất cảnh theo diện vợ chồng với một Việt kiều, nên anh ta tìm mọi cách kéo dài thời gian nhằm phá kế hoạch của vợ, theo kiểu “ăn không được phá cho hôi”.

    Tiếp xúc tại văn phòng luật sư, chị L, vợ của anh Tr., kể: “Tôi nộp đơn xin ly hôn từ tháng 1/2010. Tòa án đã thụ lý, mời các bên đến để viết lời khai và hòa giải. Tuy nhiên, các lần đầu tòa mời chỉ có tôi đến dự, dù anh Tr. vẫn nhận được giấy mời của tòa. Những lần sau đó anh lại tiếp tục làm đơn gởi cho tòa qua đường bưu điện, xin phép vắng mặt. Sau một thời gian, cảm thấy không thể vắng mặt mãi, chồng tôi lại đến tòa làm các thủ tục viết bản khai, dự phiên hòa giải. Tuy nhiên không biết đã được ai tư vấn, chồng tôi làm đơn yêu cầu chia tài sản chung là chiếc xe gắn máy tôi đang đi, tranh chấp với tôi việc xin nuôi đứa con chung bốn tuổi.

    [​IMG]
    Tham khảo thêm mẫu đơn xin ly hôn đơn phương (Ảnh minh họa)

    Anh cho rằng, tôi sẽ xuất cảnh đem con đi nước ngoài nên muốn xin nuôi con. Anh ấy còn khai ra các khoản nợ chung (do anh tự vay mượn của người thân, bạn bè) chỉ với năm triệu, mười triệu đồng dùng để chi xài sinh hoạt trong gia đình, để tòa án phải triệu tập các “chủ nợ” đến giải quyết với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, mà trong số đó, có người đang ở nước ngoài. Vụ việc từ đơn giản đã trở nên phức tạp, rối rắm nên kéo dài suốt hơn mười tháng, tòa vẫn chưa thể đưa vị án ra xét xử được!”.
    Nhiều người còn “diễn kịch” trước tòa. Chị B. công nhân may ở Q. Tân Bình là nạn nhân của bạo hành gia đình từ nhiều năm. Anh N. chồng chị, làm tài xế xe tải, suốt ngày ở ngoài đường, mỗi lần về nhà lại uống rượu, tìm cách bới móc chuyện tình cảm, quá khứ của chị để chì chiết, đay nghiến. Chị phản ứng thì anh đánh đập. Quá sức chịu đựng, chị đã làm đơn xin ly hôn. Tại phiên hòa giải ở tòa án, anh N. có mặt đúng giờ theo giấy mời, hợp tác tốt với tòa, ăn mặc lịch sự, nói lăng lễ phép.

    Anh ta tha thiết tòa cho thời gian để vợ chồng anh hàn gắn, vì anh còn yêu thương vợ, không muốn ly hôn. Tòa hỏi tại sao anh có hành vi ghen tuông, anh lý luận: “Tại tôi thương vợ quá”. Anh N. còn tỏ thái độ hối hận, khóc lóc van xin tòa, hứa sẽ khắc phục, sửa đổi khuyết điểm, xin thêm thời gia để chứng minh sự thay đổi của mình. Thấy vậy, tòa động viên chị B. rút đơn, cho chồng một cơ hội. Nhưng thực tế thì anh N. vẫn chứng nào tật ấy. Để được giải quyết ly hôn, chị B. lại phải làm hồ sơ lại từ đầu.
    Thoát khỏi
    Trong trường hợp của chị B., ở phiên xét xử lần sau, nếu xét thấy mâu thuẫn vợ chồng trầm trọng, mục đích hôn nhân không đạt được thì tòa Q. Tân Bình sẽ quyết định cho ly hôn. Chuyện chồng chị Lệ Hà (Q. 6) cố tình gây khó khăn bằng cách giấu hết giấy tờ, chị có quyền sao lục các giấy tờ cần thiết tại cơ quan có thẩm quyền; về việc không có sổ hộ khẩu, tạm trú, nguyên đơn cũng có thể làm đơn đề nghị công an địa phương nơi đương sự thường trú xác nhận địa chỉ cư trú hoặc tạm trú của các bên để bổ túc cho tòa án.
    Kể cả đối với trường hợp cư trú mà không đăng ký, nguyên đơn vẫn có thể đề nghị công an địa phương xác nhận tình trạng cư trú thực tế của đương sự, để tòa án có căn cứ thụ lý, giải quyết theo luận định.

    Pháp luật tố tụng dân sự quy định thẩm quyền giải quyết ly hôn là tòa án nơi bị đơn đang cư trú hoặc làm việc. Do vậy, nếu gặp trường hợp như chồng chị Nguyệt Q. 4, thay đổi liên tục địa chỉ cư trú, chị có thể nộp đơn ly hôn tại tòa án cấp huyện nơi bị đơn đang công tác hoặc làm việc. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, tòa án có quyền giải quyết, xét xử vắng mặt đương sự. Ở giai đoạn hòa giải, nếu bị đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt thì tòa án sẽ tiến hành đưa vụ án ra xét xử.

    Tại giai đoạn xét xử, luật quy định bị đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ. Như vậy, nếu một bên cố tình gây khó khăn bằng cách không đến tòa, không hợp tác với tòa thì sau năm lần triệu tập hợp lệ (một lần để tổng đạt thông báo thụ lý, ghi bản tự khai; hai lần để hòa giải và hai lần để xét xử) mà đương sự vắng mặt, tòa án vẫn đưa vụ án ra xét xử.

    Trong nhiều trường hợp nhận thấy bị đơn tỏ vẻ hối lỗi, tòa án động viên rút đơn, nguyên đơn chỉ nên xin tòa cho một thời gian suy nghĩ và cũng nhằm để “kiểm chứng” sự hồi tâm, và lòng thành của người kia. Nếu thấy vợ hoặc chồng thực sự có thay đổi, chuyển biến tốt thì rút đơn; còn thấy người kia vẫn chứng nào tật ấy, thì nguyên đơn có quyền yêu cầu tòa án tiếp tục giải quyết ly hôn theo quy định.

    Lúc này nguyên đơn không nên rút đơn, như vậy tòa án sẽ quyết định đình chỉ, muốn giải quyết ly hôn phải kiện lại từ đầu. Thực tế ly hôn còn có những vướng mắc, phúc tạp về tranh chấp, phân chia tài sản, nợ nần. Để việc giải quyết ly hôn được đơn giản, nhanh chóng, đương sự có thể tách ra, giải quyết việc ly hôn và con chung trước. Phần tài sản, nợ chung các bên sẽ tự thỏa thuận với nhau, nếu không thỏa thuận được, sẽ giải quyết bằng một vụ kiện khác, về sau.

    Nếu thấy tình cảm vợ chồng đã hết, không thể chung sống với nhau được nữa, các bên nên hợp tác với nhau cùng đồng thuận ly hôn, ngồi lại giải quyết tất cả những “hệ quả” của ly hôn để việc chia tay được êm thắm. Được như vậy, sau khi ly hôn các bên mới còn giữ được chút tình. Việc gây khó chẳng những không cứu vãn được cuộc hôn nhân mà tình cảm vợ chồng càng thêm sứt mẻ trầm trọng, mất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc cho các bên.
    Nguồn: mau don xin ly hon
     
    #1

Chia sẻ trang này