QC Tạo tài khoản chứng khoán cần dự trù 4 loại chi phí bắt buộc

Thảo luận trong 'Quảng cáo tổng hợp' bắt đầu bởi quynhphan34, 30/3/21.

  1. quynhphan34 PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    2/10/18
    Nơi ở:
    TP.HCM
    Khi mới tạo tài khoản chứng khoán, bạn hầu như chẳng mất tí chi phí nào, nhưng đừng vội “tưởng bở”. Trong quá trình đầu tư, một vài khoản phí có thể phát sinh bất ngờ khiến bạn khó chịu, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến nguồn tiền của bạn. Vì vậy, hãy hỏi trước về các khoản phí sau đây trước khi mở tài khoản.

    4 khoản phí tạo tài khoản chứng khoán mà bạn cần hỏi rõ để tránh mất tiền oan
    1. Phần trăm lợi nhuận khi tạo tài khoản chứng khoán (đối với quỹ tương hỗ)
    Nhiều quỹ tương hỗ sẽ kiếm lợi nhuận hoặc trả chi phí quản lý dựa trên phần trăm hoa hồng của số tiền đầu tư. Ví dụ, một quỹ có tỷ lệ chi phí là 0,90% có nghĩa là cứ mỗi 1000 đô la được đầu tư, khoảng 9 đô la mỗi năm sẽ được tính vào chi phí hoạt động. Mỗi loại quỹ sẽ có cách tính phí khác nhau. Quỹ quốc tế hoặc quỹ vốn hóa nhỏ sẽ có chi phí cao hơn quỹ vốn hóa lớn hoặc quỹ trái phiếu.


    1. Phí quản lý đầu tư hoặc Phí tư vấn đầu tư
    Trong trường hợp bạn chọn thuê dịch vụ tư vấn đầu tư thì phí quản lý đầu tư được tính theo tỷ lệ phần trăm trên tổng tài sản được quản lý. Một cố vấn đầu tư tính phí 1% có nghĩa là cứ 100.000 đô la đầu tư, bạn sẽ trả 1000 đô la mỗi năm tiền phí cố vấn. Thông thường, các tài khoản nhỏ phải trả phí cao hơn (lên tới 1,75%) nhưng nếu bạn có quy mô danh mục đầu tư lớn (từ 1.000.000 đô la trở lên) và đang trả phí tư vấn vượt quá 1% thì tốt hơn bạn nên yêu cầu các dịch vụ bổ sung như lập kế hoạch tài chính toàn diện, lập kế hoạch thuế, lập kế hoạch bất động sản, hỗ trợ ngân sách...
    [​IMG]

    1. Phí giao dịch
    Phần lớn các công ty hoặc sàn môi giới đều cho phép bạn tạo tài khoản chứng khoán miễn phí, nhưng họ thường sẽ tính phí giao dịch mỗi khi bạn đặt lệnh mua hoặc bán cổ phiếu. Với những ai giao dịch lướt sóng, số lần giao dịch mỗi ngày lớn thì nên xem xét thật kỹ khoản phí này.


    1. Phí tài khoản định kỳ mỗi năm hoặc phí giám sát
    Nhiều công ty chứng khoán có thể thu phí duy trì tài khoản hằng năm hoặc phí theo dõi tài khoản. Thậm chí, nhiều công ty còn thu một số tiền phí đóng tài khoản trong trường hợp bạn muốn khóa tài khoản của mình. Vì vậy, bạn cần hỏi trước về số tiền này, để tránh trường hợp bỗng dưng một ngày tài khoản bị trừ tiền mới hoảng hốt gọi lên văn phòng chứng khoán.


    Tóm lại, để quản lý tốt chi phí đầu tư, bạn cần tìm hiểu rõ về các khoản phí dự kiến trước khi quyết định tạo tài khoản chứng khoán. Bạn cũng có thể xem các chi phí này như một tiêu chí để đánh giá, lựa chọn công ty chứng khoán.
     
    #1

Chia sẻ trang này