QC Nữ Cao đẳng hộ sinh chia sẻ thông tin về dịch bệnh tay chân miệng

Thảo luận trong 'Quảng cáo tổng hợp' bắt đầu bởi quetdodo, 13/7/20.

  1. quetdodo PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    24/6/17
    ay chân miệng là một trong những bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ dễ bùng phát thành dịch bệnh. Nếu không được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.
    Bệnh tay chân miệng

    Bài viết được tư vấn, chia sẻ bởi chuyên gia Cao đẳng điều dưỡng tphcm - Trường Cao đẳng Y dược Pasteur. Thông tin không mang tính chất thay thế chỉ định bác sĩ, chỉ mang tính tham khảo!


    Tay chân miệng ở trẻ là bệnh gì?
    Tay chân miệng ở trẻ là một bệnh lý truyền nhiễm phổ biến ở trẻ nhỏ đặc biệt trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng do 2 type virus coxsackie virus A16 và enterovirus 71. Đây là những loại virus sống trong đường tiêu hóa của bạn và nó có thể lây nhiễm từ người nhiễm bệnh sang người khỏe mạnh thông qua tiếp xúc trực tiếp với virus.

    Các thể bệnh tay chân miệng trên lâm sàng
    Nữ Cao đẳng hộ sinh cho biết: Bệnh tay chân miệng có 2 thể bệnh chính bao gồm:


    – Thể bệnh do virus coxsackievirus A16 gây ra: Đây là thể nhẹ và có thể tự khỏi trong vòng 7 – 10 ngày mà không cần điều trị.
    [​IMG]
    – Thể bệnh do virus enterovirus 71: Đây là thể bệnh nặng. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ như sốc, viêm màng não, tử vong.

    6 dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ nhỏ
    Trong giai đoạn đầu của bệnh tay chân miệng ở trẻ có các triệu chứng tương tự như bệnh cúm rất dễ bị cha mẹ bỏ qua và chủ quan với bệnh. Giai đoạn đầu trẻ cảm thấy mệt mỏi, sốt nhẹ từ 38 – 38,5°C, đau họng. Sau khoảng 1 – 2 ngày trẻ xuất hiện các bọng nước trên da, quanh miệng, bên trong má, lòng bàn tay và bàn chân… Đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh tay chân miệng thể nhẹ.

    Ngoài những triệu chứng trên cha mẹ cần đặc biệt lưu ý đến 6 dấu hiệu nhận biết sau cho thấy trẻ mắc tay chân miệng thể nặng với những biến chứng nguy hiểm được chia sẻ tại mục tin y dược như sau:

    • Quấy khóc kéo dài: Trẻ có thể quấy khóc nhiều. Thông thường trẻ chỉ ngủ được khoảng 15 – 20 phút rồi lại thức dậy quấy khóc. Nhiều cha mẹ nghĩ rằng bé quấy khóc do đau vết loét bọng nước vỡ nhưng t đây có thể là dấu hiệu báo hiệu tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm do bệnh tay chân miệng gây ra.
    • Sốt cao liên tục: Trẻ sốt cao liên tục từ 38,5°C – 40°C kéo dài trên 48 giờ không hạ sau khi cho trẻ uống hạ sốt paracetamol theo đúng liều lượng quy định. Đây là dấu hiệu nguy hiểm, cha mẹ cần đưa trẻ đến các trung tâm y tế gần nhất để được khám và điều trị.
    • Đi tiểu ít: Đây là một trong những dấu hiệu sớm của bệnh tay chân miệng thể nặng. Tiểu ít là biểu hiện trên lâm sàng của tình trạng rối loạn huyết động, hạ huyết áp, suy thận. Cha mẹ nên quan sát và đánh giá số lượng nước tiểu hàng ngày của trẻ bằng cách thu thập nước tiểu vào các dụng cụ có thể đo lường như chai nhựa để có thể điều trị và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.


    Thuốc Đông y dùng cho trẻ uống

    Chuyên gia Cao đẳng vật lý trị liệu tphcm chia sẻ các bài thuốc yhct dùng trị tay chân miệng ở trẻ như sau:

    Bài 1: Lô căn 60g, dã cúc hoa 10g, sắc uống, dùng cho thể nhẹ.

    Bài 2: Kim ngân hoa 18g, cam thảo 3g, sắc uống, dùng cho thể nhẹ.

    Bài 3: Bản lam căn 30 – 50g, sắc uống thay trà.

    Bài 4: Cỏ chân vịt 50g bỏ rễ và hoa, rửa sạch, phơi hay sấy khô, lấy 30g sắc uống. Số còn lại đốt thành than, tán nhỏ rồi rắc và xoa vào chỗ bị bỏng rạ, mỗi ngày 1 lần. Trường hợp mụn nước bị vỡ thì dùng nước cốt nghệ bôi lên để tránh làm mủ, hàng ngày kết hợp tắm rửa bằng nước sắc lá kinh giới hoặc vỏ cây sung.

    Bài 5: Lá dâu tằm 12g, rễ cây sậy 12g, cam thảo đất 12g, lá tre 12g, kinh giới 12g, bạc hà 12g, sắc uống.

    Bài 6: Ma hoàng 1,5g, cam thảo 1,5g, hạnh nhân 3g, liên kiều 4,5g, tử thảo 4,5g, tang bạch bì 4,5g, xích thược 9g, kim ngân dây 10g, sắc uống.

    Bài 7: Kim ngân hoa 12g, quả dành dành 12g, rau diếp cá 12g, cam thảo đất 12g, lá chanh 12g, rau má 12g, sắc uống.
     
    #1

Chia sẻ trang này