Chia sẻ Những kiến thức cần có để kinh doanh cho người mới bắt đầu

Thảo luận trong 'Quảng cáo tổng hợp' bắt đầu bởi cuonghue, 15/4/21.

  1. cuonghue PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    1/6/19
    Nơi ở:
    Thừa Thiên Huế
    Lập kế hoạch kinh doanh là việc có vai trò quyết định sự thành công của doanh nghiệp bạn. Am hiểu kiến thức về kinh doanh là điều vô cùng cần thiết để bạn có thể lên ý tưởng thật hoàn hảo và chi tiết, hạn chế tối đa các rủi ro không đáng có trong quá trình kinh doanh. Nói đến đây chắc hẳn chúng ta đều hình dung ra được tầm quan trọng của việc nắm vững các kiến thức kinh doanh. Vậy những kiến thức mà người bắt đầu kinh doanh cần trang bị là gì?

    Xây dựng ý tưởng kinh doanh
    Khi bắt đầu kinh doanh thì vấn đề các bạn cần quan tâm là nên lựa chọn ý tưởng kinh doanh nào, làm sao để bán hàng thành công? Một ý tưởng kinh doanh tốt là ý tưởng có tính khả thi, phù hợp, có triển vọng và tạo được sự khác biệt với các doanh nghiệp khác . Hãy thử đặt câu hỏi:" Liệu sản phẩm của mình có đáp ứng được thị trường không, có được người tiêu dùng chấp nhận không và sản phẩm của mình giải quyết vấn đề gì, định hướng phát triển và sẽ có những khó khăn nào khi bắt đầu.

    Một ý tưởng kinh doanh khả thi là ý tưởng vừa hiện thực hóa về mặt thực tế và vừa hài hòa giữa phát triển lâu dài. Không những thế nó còn phải là sự kết hợp giữa độc đáo và khác biệt. Như Steve Jobs đã từng nói với các cộng sự của mình khi Apple ra mắt sản phẩm máy tính đầu tiên: “Đừng cố gắng làm tốt hơn IBM, hãy làm khác đi”. Đây cũng là 1 lời khuyên cho tất cả các doanh nghiệp khác, để có thể tồn tại trên thị trường, doanh nghiệp bạn phải có 1 ý tưởng hoàn toàn khác biệt với đối thủ.

    [​IMG]

    Mô hình kinh doanh cho doanh nghiệp
    Mô hình kinh doanh chính là nền móng của sự phát triển, bao gồm mục đích, mục tiêu của công ty và kế hoạch dự định để đạt được những điều này. Một mô hình kinh doanh được cho là để trả lời cho khách hàng biết doanh nghiệp bạn là ai? Bạn có thể mang lại lợi ích gì cho khách hàng?

    >>> Các bạn có thể tham khảo thêm những thông tin hữu ích về marketing online tại Học Viện NUU

    Cụ thể, các tiêu chí để hình thành mô hình kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:

    • Khách hàng của bạn thuộc tầng lớp nào? Độ tuổi nào? Là những ai?
    • Sản phẩm của bạn đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp
    • Bạn tiếp cận khách hàng để giới thiệu sản phẩm như thế nào?
    • Bạn sẽ triển khai hoạt động kinh doanh như thế nào?
    • Lợi nhuận mong muốn thu về? Bạn cần nguồn nhân viên như thế nào?
    • Số lượng vốn bạn sẽ sử dụng để đầu tư cho hoạt động kinh doanh?
    Các loại mô hình kinh doanh phổ biến thường gặp như bán hàng trực tiếp, nhượng quyền thương mại, mô hình kinh doanh trực tuyến. Cùng kinh doanh về 1 lĩnh vực nhưng mô hình kinh doanh chính là lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Ngày nay, rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn việc kết hợp các mô hình kinh doanh này lại với nhau để gia tăng hướng tiếp cận với khách hàng.

    [​IMG]



    Chiến lược tiếp thị cho doanh nghiệp
    Sản phẩm của doanh nghiệp có được khách hàng đón nhận không phụ thuộc rất lớn vào cách bạn tiếp cận họ và tiếp thị sản phẩm. Vì vậy, doanh nghiệp cần hoạch định cho mình 1 chiến lược tiếp thị phù hợp sau khi tìm hiểu kỹ lưỡng về thị trường và nhóm khách hàng mục tiêu. Đồng thời việc định hình chiến lược ngay từ khi bắt đầu sẽ giúp doanh nghiệp bạn xác định được hướng đi và mục tiêu phát triển, giúp doanh nghiệp bạn vừa phát triển nhanh, vừa đứng vững trên thị trường.

    Có rất nhiều kênh truyền thông để doanh nghiệp có thể tiếp thị với khách hàng như các phương tiện đại chúng như báo, đài, tivi cho tới các hình thức tiếp thị kỹ thuật số như SEO, Facebook Ads. Bạn hãy dựa vào nhóm khách hàng mục tiêu của mình để chọn phương thức tiếp cận phù hợp. Bạn cũng có thể linh hoạt giữa hoạt động tiếp thị truyền thống và hoạt động tiếp thị trực tuyến nhằm chọn ra cách thức truyền thông tối ưu, phù hợp với mô hình kinh doanh và mô hình mà doanh nghiệp bạn đang cung cấp. Đừng quên giám sát và đo lường kết quả để đánh giá chiến lược tiếp thị đã thực thi để rút ra những điểm mạnh, điểm yếu và cải thiện chiến lược tiếp thị tốt hơn trong tương lai.
     
    #1

Chia sẻ trang này