Chia sẻ Những điều cần biết để ngăn ngừa hại khuẩn phát triển ở đường ruột

Thảo luận trong 'Quảng cáo tổng hợp' bắt đầu bởi debehettaoboninfabiotix, 18/11/21.

  1. debehettaoboninfabiotix PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    22/3/21
    Vệ sinh sạch sẽ thân thể và môi trường xung quanh

    Việc vệ sinh môi trường xung quanh sẽ đảm bảo không gian sống sạch sẽ cho trẻ, giúp ba mẹ yên tâm hơn về sức khỏe của con khi trẻ hạn chế tiếp xúc với những mầm bệnh đến từ đồ vật sử dụng hàng ngày.

    Ba mẹ nên thường xuyên giặt giũ chăn gối định kỳ mỗi tuần, phơi ra nắng để tiêu diệt nguồn vi khuẩn gây bệnh. Đồ chơi, gấu bông của bé hoặc những vật dụng dùng thường xuyên cũng nên được vệ sinh để ngăn ngừa hại khuẩn phát triển, đảm bảo sức khỏe cho trẻ, nhất là khi bé có sức đề kháng yếu hơn và là đối tượng dễ nhiễm bệnh hơn.

    Bên cạnh đó, biện pháp ngăn ngừa và tiêu diệt hại khuẩn tối ưu nhất chính là vệ sinh cơ thể hàng ngày, luôn rửa tay bằng xà phòng để loại bỏ các bụi bẩn, vi khuẩn cùng mầm bệnh không thể thấy bằng mắt thường.

    Cho trẻ dùng men vi sinh để nâng cao sức đề kháng

    Một trong những biện pháp giúp trẻ nâng cao sức khỏe nhanh chóng, tăng cường miễn dịch chính là cho trẻ uống lợi khuẩn probiotic. Nguồn lợi khuẩn được bổ sung nhanh chóng làm nhiệm vụ áp chế số lượng hại khuẩn sinh sôi và làm cân bằng hệ vi sinh trở lại, giải quyết nhanh những vấn đề hệ tiêu hóa bé đang gặp phải.

    Mẹ hãy duy trì cho trẻ uống men vi sinh liên tục trong vòng 3 tháng, lựa chọn những sản phẩm dành riêng cho trẻ với chủng men phù hợp để dễ dàng tăng cường cho con. Sử dụng men vi sinh, bào tử lợi khuẩn dạng nước sẽ là biện pháp bảo vệ sức khỏe lâu dài của trẻ, hỗ trợ cải thiện các bệnh lý như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, chướng bụng.. trong thời gian ngắn và phòng tránh mắc lại.

    Sắp xếp thực đơn dinh dưỡng khoa học cho trẻ

    Chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng là điều cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đối với những bé ở lứa tuổi sơ sinh, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá chứa đầy đủ các kháng thể cũng như dưỡng chất cần thiết giúp con khỏe mạnh và khôn lớn.

    Khi bé đã đến tuổi ăn dặm, mẹ có thể bổ sung thêm thực phẩm bên ngoài để đa dạng nguồn dinh dưỡng cho con. Bắt đầu tăng dần độ thô của thức ăn để trẻ làm quen với thực phẩm. Tuy nhiên, những món ăn cần được nấu chín hoàn toàn trước khi cho trẻ ăn để ngăn ngừa hại khuẩn phát triển, không tạo cơ hội cho hại khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

    Thực đơn dinh dưỡng của trẻ cần chứa đầy đủ các nhóm chất, bao gồm các loại thịt đỏ, hải sản như tôm, cua, cá, các loại rau xanh, hoa quả tươi cung cấp các vitamin và khoáng chất đa dạng cùng các loại chất béo tốt..



     
    #1

Chia sẻ trang này