QC Một số thuốc và nhóm thuốc điều trị mỡ máu

Thảo luận trong 'Quảng cáo tổng hợp' bắt đầu bởi quetdodo, 27/6/20.

  1. quetdodo PageRank 1 Member

    Tham gia ngày:
    24/6/17
    Trên thị trường hiện nay có vô số các loại thuốc trị mỡ máu. Để sử dụng thuốc mỡ máu hiệu quả, người bệnh nên chuẩn bị cho bản thân kiến thức về cơ chế hoạt động của thuốc hạ mỡ máu.

    Cơ chế hoạt động của thuốc hạ mỡ máu
    Một số statin ức chế men khử HMG-CoA, không tạo ra cholesterol ở gan, làm giảm cholesterol trong máu. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng làm tăng số lượng thụ thể của LDL-cholesterol, tăng sự thoái hóa và làm giảm loại cholesterol gây hại này xdùng mức thấp nhất. Đồng thời, một số statin cũng làm tăng HDL-cholesterol (loại cholesterol có lợi cho cơ thể).

    Theo đó Dược sĩ Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur phân định một số nhóm thuốc statin (gồm simvastatin, lovastatin, pravastatin, fluvastatin, atorvastatin, rosuvastatin) được dùng phổ biến nhất. Trên thực tế, có khoảng 28% người trên 40 tuổi đang phải dùng loại thuốc này.

    Thuốc trị rối loạn lipid máu có tác dụng giúp một số chất béo có trong máu như cholesterol toàn phần,triglyceride, LDL-cholesterol và HDL-cholesterol trở lại mức giới hạn bình thường.

    Dược sĩ Cao đẳng dược tphcm tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Thuốc hạ lipid máu có tác dụng giảm cholesterol máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay đột quỵ. Có nhiều nhóm thuốc hạ mỡ máu được dùng như nhóm resin gắn acid mật (cholestyramin), nhóm fibrat (fenofibrat, clofibrat, gemfibrozil), niacin (vitamin PP), nhóm statin và thuốc mới là ezetimibe. Mời bạn đọc xem phần 2 bên dưới “Một số thuốc và nhóm thuốc điều trị mỡ máu”.


    Một số thuốc và nhóm thuốc điều trị mỡ máu
    Một số loại renins gắn acid mật
    Một số thuốc questran, colestid... không hấp thu qua ruột mà gắn với acid mật làm giảm hấp thu của chúng. Bởi thế, thuốc sẽ làm tăng chuyển hóa từ cholesterol sang acid mật trong gan,giảm lượng dự trữ cholesterol trong gan và làm tăng hoạt tính của thụ thể lipopotein tỷ trọng thấp (LDL) của gan. Thuốc làm giảm LDL-C tới 30%, làm tăng lipoprotein tỷ trọng cao (HDL-C) khoảng 5% nhưng làm tăng nhẹ triglycerid. Bởi thế, các Dược sĩ Cao đẳng Dược thầy thuốc thường dùng kết hợp với thuốc khác và không dùng khi triglycerid tăng cao. Tác dụng phụ (ADR) của một số loại renins gắn acid mật có thể gặp bao gồm táo bón, đau bụng, buồn nôn, nôn, nóng ruột...


    [​IMG]

    Nicotinic acid (niacin)
    Nicotinic là một loại vitamin tan trong nước, ức chế gan sản xuất ra một số lipoprotein. Mộ số thuốc Nicotinic (niacin) làm giảm LDL-C tới 25% và tăng HDL-C từ 15 - 35%. Liều dùng thuốc Nicotinic (niacin) bắt đầu nên thấp, sau đó có thể tăng liều Nicotinic (niacin). ADR: cảm giác đỏ bừng da rất hay gặp. Có thể tránh bằng dùng thuốc trong bữa ăn hay dùng 100mg aspirin trước mỗi lần dùng thuốc 30 phút. Một số ADR khác bao gồm mẩn ngứa, buồn nôn, nôn... Không được dùng thuốc nhóm Nicotinic (niacin) cho người bệnh mắc gút, loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng mạn. Với người bệnh đái tháo đường dùng cần thận trọng.

    Thuốc ức chế men HMG-CoA reductase (nhóm statin)
    Bao gồm các thuốc tây y như : zocor, lovastatin, pravastatin, fluvastatin, atorvastatin (lipitor). Một số thuốc ức chế men HMG-CoA reductase ức chế hoạt hóa men HMG-CoA Reductase làm giảm hoạt động tổng hợp cholesterol trong tế bào gan và tăng hoạt hóa thụ thể LDL, do đó làm giảm LDL-C trong máu. Tuy nhiên khi dùng thuốc người bệnh có thể gặp: khó tiêu, ỉa chảy, táo bón, buồn nôn, đau bụng, đau đầu, mất ngủ. Không nên dùng statin cho người bệnh mắc bệnh gan đang tiến triển, đau cơ, viêm đa cơ...

    Một số dẫn xuất fibrat (acid fibric)
    Bao gồm lopid, lipavlon, lipanthyl, tricor, benzalip. ADR có thể gặp là sưng phù mặt, đau bụng, buồn nôn, đau đầu, mẩn ngứa...
    nguồn: theo ban tuyển sinh cao đẳng dược hà nội - Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
     
    #1

Chia sẻ trang này